Ngoại trừ chư vị A la hán mọi người có những giấc mơ.
Đôi khi những giấc mơ là tốt, nhưng đôi khi những giấc mơ là xấu.
Khi chúng ta gặp mộng lành chúng ta cảm thấy hài lòng và vui vẻ
nghĩ rằng sẽ có những lợi lạc. Tuy nhiên, khi chúng ta gặp ác
mộng chúng ta cảm thấy không hài lòng và không vui vẻ nghĩ rằng
tai họa sẽ xảy ra. Chúng ta hỏi những người lớn tuổi học rộng,
cho chúng ta biết càng nhiều càng tốt những gì họ hiểu qua những giấc mơ
này.
Vào những thời xa xưa, mẹ của bồ tát, vua Kosala v.v... có những
giấc mơ. Các Bà la môn thông thái phải giải thích giấc mơ đó đem lại
những ảnh hưởng tốt hoặc xấu. Ngày nay, có nhiều người rất sáng
suốt chỉ bảo cho chúng ta những ảnh hưởng chính xác của những
giấc mơ. Chỉ bằng cách đọc sách chúng ta có thể biết giấc mơ là
lành hoặc dữ.
Theo Aṭṭhakathā những bậc thầy đã giải thích trong Aṅguttara Pāli
Mahā Supina Sutta, có bốn nguyên nhân xảy ra những giấc mơ:
1. Dhātukkhobhato: giấc mơ do các nguyên tố (dhātu) gây ra
2. Anubūtapubbato: giấc mơ do kinh nghiệm quá khứ gây ra
3. Devatopasamhārato: giấc mơ do chư thiên gây ra
4. Pubbanimittato: giấc mơ do biết trước những sự kiện tương lai.
1. Những giấc mơ do các nguyên tố gây ra nghĩa là vì
các cơ quan trong cơ thể rối loạn ta có những giấc mơ xấu và
đáng sợ như là rơi từ trên cao, bay trong không gian, bị đuổi bởi
các con voi, ngựa, sư tử, báo, cọp và dã thú đáng sợ hoặc những
kẻ cướp.
Loại giấc mơ do các nguyên tố rối loạn không thể là thật cũng không
thể là những sự kiện nằm mơ sẽ xảy ra trong tương lai.
2. Những giấc mơ do kinh nghiệm quá khứ gây ra nghĩa
là ta mơ thấy những điều tốt lành hoặc những điều không dễ chịu
và đáng sợ. Cũng mơ nghe những âm thanh dịu dàng và du dương hoặc
những âm thanh đáng sợ và mơ thấy ăn và uống những thức hấp dẫn.
Những loại giấc mơ này chỉ là sự nhớ lại những kinh nghiệm quá khứ và
sẽ không xảy ra nữa. Do đó, chúng không thể trở thành hiện thực.
3. Những giấc mơ do các chư thiên gây ra nghĩa là vì
được yêu mến bởi các chư thiên họ khiến ta mơ những giấc mộng
đẹp hoặc bởi vì họ giận ghét ta họ cố gắng làm cho ta mơ thấy
những điều không khả ái. Như vậy loại giấc mơ do các chư thiên
gây ra mang lại cho ta những kết quả lành và dữ.
Những giấc mơ do sự yêu ghét của chư thiên gây ra đôi khi là thật và
đôi khi là giả. Nếu ta mơ vì chư thiên yêu mến, nó là thật nhưng
nếu ta mơ vì sự thù ghét của họ nó là giả.
Những ai mà không muốn có những giấc mơ này trước khi đi ngủ phải rải
tâm từ về phía những chư thiên hộ trì, hoặc những chư thiên
trong nhà, trong vườn tược, trong thị tứ, trong rừng và tất cả
chúng sanh trong mười phương.
Cách thức chư thiên gây ra những ảnh hưởng xấu vì sự thù ghét .
Vào thời xưa ở Celon ( Srilanka), một thượng tọa già trú trong tu
viện Nāga ở Rohana đã ra lệnh hạ một cội cây tên là Thiết mộc
thuộc giống Ấn độ không có xin phép chư Tăng trước. Vị chư thiên
hộ trì cội cây đó nổi giận với vị thượng tọa già và cho một giấc
mơ có thực lần đầu để khiến cho vị thượng tọa tin tưởng những
giấc mơ.
Lần thứ hai vị chư thiên cho một giấc mơ khiến cho vị tỳ khưu già này
bất an, "Bảy ngày từ hôm nay, thí chủ ủng hộ của ngài là đức vua
sẽ chết". Vị thượng tọa già được báo trong giấc mơ, nghĩ rằng
việc ấy sẽ xảy ra nên kể tin này cho những cận thần, tất cả đều
rất lo lắng cho vua và than khóc.
Khi vua yêu cầu họ cho biết lý do ưu bi, họ trả lời rằng theo vị
thượng tọa già, vua sẽ qua đời vào ngày thứ bảy từ đây. Và đó là
lý do họ than khóc. Vua tính các ngày trôi qua cho đến ngày thứ
bảy không có qua đời, vua nói rằng vị thượng tọa đã tiên đoán sai
và làm mọi người kinh sợ. Nhà vua liền truyền lệnh chặt tay chân
của vị thượng tọa. Do vậy, vì giấc mơ vị chư thiên cho thấy là
giả nên vị tỳ khưu phải chuốc lấy họa.
4. Giấc mơ do biết trước những sự kiện tương lai
nghĩa là do năng lực của các phước thuộc thiện nghiệp, ta có
những giấc mơ về những sự kiện tốt lành sắp đến và do năng lực
của những tội thuộc bất thiện nghiệp ta có những giấc mơ về những
điềm báo bất tường. Do vậy giấc mơ do những sự kiện tốt xấu sẽ
xảy ra trong tương lai.
Loại giấc mơ này chắc chắn sẽ cho những quả lành do những phước thuộc
thiện nghiệp. Và nhất định sẽ có những ảnh hưởng xấu do những
tội thuộc bất thiện nghiệp. Do đó, những giấc mơ do những điềm
báo trước sẽ là thật và xảy ra trong tương lai.
Vào giữa đêm 14 tháng tư (Vesākha) và bình minh Đức Bồ Tát mơ thấy
ngài nằm ngủ trên cái gối là núi Meru, đặt tay trái trên biển
Đông và tay phải trên biển Tây và đặt hai chân ở biển Nam. Bởi vì
ngài đã mơ lúc giữa đêm và bình minh nên ngài chứng nhất thiết
chủng trí (sabbaññuta ñāna), được thực sự giác ngộ thành Phật. Đó
là một điềm báo trước. Giấc mơ trở thành hiện thực khi được mơ.
*
Chúng ta biết bốn loại giấc mơ này là thật hoặc giả theo thời gian ta
đã mơ. Những giấc mơ ban ngày, phần đầu của đêm, nữa đêm, khoảng
3 giờ sáng phần lớn là không chính xác. Trong khi đó, những giấc
mơ lúc bình minh phần lớn là chính xác.
Bốn loại giấc mơ này được mơ bởi các phàm phu (puthujjana), dự lưu
(sotāpanna), nhất lai (sakadāgāmi) và a na hàm (anāgāmi). Chư vị a
la hán không còn mơ nữa. Những ai mà thực hành thiền hiếm khi có
ba loại giấc mơ trước.
Đó là lý do tại sao những con trai và con gái thuộc dòng dõi ưu tú
không muốn có những giấc mơ xấu phải thực hành đề mục hơi thở vào
và ra (anāpāna). Khi chuẩn bị đi ngủ họ phải quán xét sự sanh
diệt của bụng bằng cách chánh niệm vào sự "sinh" và "diệt".