Những Điều Chưa Biết Khi Đối Diện Với CửaTử


Đức Minh (Biên dịch từ website Phật Học 佛光音)
03/06/2011 15:03 (GMT+7)
Số lượt xem: 1994
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của y học, rất nhiều trường hợp được cứu sống lại từ cõi chết. Họ là những người đã từng tắt thở, tim ngừng đập. Và, trong khoảng thời gian ấy họ đã trải qua như thế nào. Các chuyên gia y học tây phương đã tiến hành một cuộc nghiên cứu qui mô về hiện tượng 'Cận tử' đối với những chứng nhân được cho là đã từng chết đi sống lại. Đa số họ

đều kể lạị một số trải nghiệm mà họ đã đi qua, cho dù họ là người có tín ngưỡng tôn giáo hay không.

Hãy nghe họ kể lại 13 trường hợp ngoài sự tưởng tượng sau đây, mà họ từng gặp phải khi đối diện với cái chết.

Có người đến đưa đường chỉ lối.

Trong giây phút ấy, bên cạnh họ sẽ xuất hiện một người (vô danh). "Người ấy", hoặc là sẽ giúp họ an nhiên thuận lợi đi qua bên kia cõi chết, hoặc là sẽ bảo cho họ biết rằng giờ chết chưa đến, phải trở lại trần gian chờ thêm một thời gian nữa.

Biết rõ tin báo tử.

Chính tai họ nghe thấy tiếng bác sĩ hoặc những người xung quanh nói rằng mình đã chết.

Một cảm giác đớn đau vô vọng lên đến đỉnh điểm

Thể nghiệm sự vui sướng

Sự thể nghiệm của "cái chết" ở lúc mới bắt đầu thường có một cảm giác an vui, khiến cho người ta cảm thấy thích thú. Ban đầu sẽ cảm thấy đau đớn nhưng cảm giác ấy nhanh chóng vụt qua, theo đó sẽ thấy mình bay bổng trong một khoảng không gian ba chiều đen tối. Một cảm giác thoải mái chưa từng thấy sẽ chiếm hết mọi cảm xúc của họ lúc này.

Đi vào lỗ đen

Có người bảo, bỗng nhiên như bị hút vào một lỗ đen. Lúc này bạn sẽ có thể cảm giác được, có vẻ như đang ở trong một khoảng không hình trụ không có không khí, cảm giác như đó là cửa ải của hai miền sống chết, môt bên là trần gian, một bên là thế giới hoàn toàn xa lạ.

Hồn lìa khỏi xác.

Họ phát hiện ra rằng, lúc ấy họ đang đứng ngoài cơ thể và đang quan sát cái xác vô hồn của chính mình. Một người đàn ông chết nước nhớ lại, ông ta thấy mình đã rời cơ thể đang đứng ngoài khoảng không, cảm giác ông ta bây giờ nhẹ như tơ.

Giới hạn ngôn ngữ

Họ cố gắng để nói cho mọi người biết hiện tại họ đang gặp phải những khó khăn như thế nào, nhưng chẳng ai nghe thấy tiếng nói của họ. Một phụ nữ kể lại, tôi nghe họ nói chuyện nhưng chẳng ai nghe được tiếng tôi.

Khái niệm thời gian biến mất

Trong trạng thái hồn lìa khỏi xác, cảm giác thời gian không còn nữa. Có người kể lại, trong khoảng thời gian đó, không biết bao nhiêu lần đi ra đi vào cơ thể của mình

Cảm quan nhạy bén.

Thị giác, thính giác rất nhạy bén so với lúc trước. Một ngời đàn ông kể, ông ta chưa từng nhìn được rõ ràng như lúc ấy, khả năng của thị giác lúc ấy tăng cao một cách không thể tin được

Cô độc không nơi nương tựa.

Và rồi, sau đó sẽ xuất hiện một cảm giác đơn độc, cô đơn chưa từng thấy. Một thanh niên kể lại, anh ta tìm mọi cách để liên hệ với mọi người nhưng hoàn toàn vô vọng, thế nên tôi cảm thấy mình vô cùng đơn độc

Ánh sáng xuất hiện

Thời gian cuối của quá trình "cận tử" sẽ xuất hiện ánh sáng

Hồi tưởng lại cuộc đời

Lúc này, đương sự sẽ một lần cuối hồi tưởng lại toàn cuộc đời mình đã đi qua. Khi họ kể lại điều đó, hầu như đều "từng cảnh từng cảnh, theo từng thời gian phát sinh mà thứ tự hiện lại. Thậm chí có cả cảnh tượng minh họa theo, bấy giờ mọi cảm giác như đang được sống lại một lần nữa".

Biên giới cách trở

Lúc này, người ta sẽ gặp một cái gì đó được gọi là "ranh giới" hay "giới hạn", ngăn trở không cho đi đến một nơi nào đó (Cõi chết, thế giới khác?). Hình thể của chúng cũng có nhiều loại khác nhau theo lời kể: một hồ nước, một đám khói mù, một cánh cửa, một hàng rào tre trong rừng hoang hoặc là một sợi giây...

Sinh mạng trở về.

Nếu may mắn được cứu sống, trong quá trình trải nghiệm cảnh cận tử đến một thời điểm nhất định, người ta nhất định quay lại. Ở thời điểm đầu tiên lúc cận tử, nhiều người đều muốn nhanh chóng trở lại cơ thể của mình, thế nhưng cảnh cận tử từ từ quen dần, họ bắt đầu bỏ ý định trở về, nếu như được nhìn thấy ánh sáng thì ý định trở về sẽ được mạnh mẽ hơn. Tiếp theo sau đó, họ thực sự đã trở về.

Xem qua những cảnh tượng trên, nếu bạn chỉ lấy đó để cho rằng cái chết nhẹ như bông, chẳng có gì đáng sợ, thì quả thật bạn đã quá sai lầm. Nên hiểu rằng, đó chỉ là những hiện tượng ban đầu của 'cõi chết', và quan trọng là những người được trở về đa số theo quan điểm Phật giáo thì nghiệp tử còn nhẹ nên họ chưa nhận được cái chết thực sự. Nếu muốn biết rõ hơn cảnh giới sau khi chết như thế nào thì có lẽ tập sách "Tử Thư Tây Tạng" sẽ giải thích chi li hơn.

Quan điểm Phật giáo đối với sự chết giải thích, từ khi chết cho đến khi chuyển kiếp đầu thai sẽ trãi qua một thời gian 'quá độ' gọi là "Thân Trung Ấm". Toàn bộ thời gian tồn tại của thân trung ấm thường là 49 ngày sau khi chết, nhanh nhất là 7 ngày, tùy theo nghiệp duyên mà có sự bất đồng. Lạt ma Nhân Ba Thiết thường giảng: Trong thời gian làm thân trung ấm, 21 ngày đầu thường sống với những ấn tượng còn lại của nghiệp thức tiền kiếp (đời sống người chết vừa chấm dứt). Do đó trong thời gian này việc tạo phước, cầu nguyện cho người chết rất quan trọng. Qua hết thời gian này, là bắt đầu quá trình hình thành chuẩn bị cho kiếp tiếp theo. Người chết phải chờ đợi trong thời gian làm thân trung ấm, cho đến khi kết được nghiệp duyên với cha mẹ mới của mình. Có lúc phải đợi lâu đến ngày thứ 49 mới đầu thai được.

Lưu ý rằng: Sẽ có hai trường hợp không cần qua trung gian thân trung ấm.

Trường hợp thứ nhất, tội nghiệp quá nặng như phạm năm trọng tội (ngũ nghịch tội). Trường hợp này ngay sau khi chết, tội nghiệp đã quá rõ ràng, không cần phải chờ đợi, nhanh như tên bắn người này sẽ rơi vào cảnh giới địa ngục, hoặc một cảnh giới hạ liệt để chịu tội

Trường hợp thứ hai, phước duyên quá lớn, những người lúc sống biết tu tạo nhiều phước thiện, ngay khi sống họ đã có phước phần ở cõi cực lạc, nên khi chết cũng như xã bỏ chiếc áo cũ, phước lực và trí tuệ lực nhờ sự tu tập của họ sẽ nhanh chóng đưa họ đến nơi an lạc hạnh phúc hơn.

Đức Minh (Biên dịch từ website Phật Học 佛光音)

http://tuvienhuequang.com/chuyen-muc/khoa-hoc/1606-2011-06-02-08-53-13.html


Âm lịch

Ảnh đẹp