Chú Nhái Quy Y


Đại Sư Pháp Vân
13/05/2011 20:29 (GMT+7)
Số lượt xem: 2253
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Từ xưa đến nay thường nghe trong nhà Phật kể nhiều loại thú vật quy y tam bảo, nhưng chưa bao giờ bần tăng nghe nói đến loài ếch nhái quy y Phật pháp tăng.


 Năm 1992, thiền viện tổ chức tu thiền định bên bờ hồ Cuyamaca thuộc địa hạt phương đôngSan Diego, bấy giờ nhằm mùa mưa nên bên cạnh bờ hồ có những lỗ trũng nước từ những tuần trước còn đọng lại.  Các loài ếch nhái thi nhau đẽ trứng, có số đã trở thành nòng nọc với đuôi dài thật là đẹp, một số phật tữ chưa bao giờ sống miền quê nên họ rất thích thú với loài nòng nọc nầy đang lội tung tăng trong vủng nước đọng lại. 

Sau những giờ thiền định và hành thiền xong số phật tữ nầy tranh nhau lội nô đùa với các chú nòng nọc và các loài cá nhỏ dễ thương.

Buổi chiều hôm đó trước khi về, Thầy tôi có nói:  Thầy thấy các con rất ưa thích loài ếch nhái bé nhỏ nầy, nếu chúng có duyên với Phật pháp thế nào cũng theo mình về chùa tu, các chúng phật tữ đều cười vui và nói:  nếu thật sự loài vật này biết phát tâm tu, chúng con nguyện sẽ suốt đời tu hành cho đến khi thành chánh quả.

Không biết chú nhái nào có duyên với tam bảo, nên đã nhảy bám vào vạt áo quý Tăng Ni và Phật tử đễ theo về chùa không một ai hay biết.  Một buỗi chiều kia độ một tuần sau trong khi quý Tăng Ni chúng và Phật tữ trong chùa đang tụng kinh, chợt phát hiện một âm thanh rền vang cua chú phật tữ dễ thương đang hòa âm tụng kinh niệm phật, chú phật tữ dễ thương đó không ai khác lạ đó là chú nhái bên bờ hồ Cuyamaca theo gót chân người hành thiền về tu viện.

Chúng tôi rất thích thú với tiếng tụng kinh thanh thoát của chú nhái kia, một điều kỳ lạ là chú nhái biết tụng kinh theo tiếng chuông mỏ, buổi lễ thường cữ hành lúc 7 giờ chiều, khi nào tiếng chuông mỏ đánh lên là âm thanh chú nhái hòa âm theo lập tức khi nào tiếng mỏ im bặt đễ vi chũ Lễ xướng hồng danh chư Phật thì chú nhái kia cũng im bặt và lắng nghe khi chủ lễ xướng xong và tiếng mỏ bắt đầu gỏ thì âm thanh vang rền của chú củng hòa âm theo.

Có một phật tữ tinh nghịch ra chợ mua một con nhái bầu bằng ngón tay và đem đễ dưới bực Ngài Quan Âm nơi chú nhái đang sinh sống, hình như chú nhái kia giận, trọn 3 ngày liền không hòa âm tụng kink theo chúng tôi.

Có lẻ ý của chú nhái muốn chúng tôi biết:  “chú tu hành rồi không còn mê bóng sắc nữa.”

Ba ngày trời qua bần tăng không nghe tiếng tụng kinh của chú nên ra bực Quan Âm xem, thì thấy chú còn đó và bên cạnh có cô nhái bậu mà phật tử tinh nghịch mua đễ cạnh chú, khi chú nhái nhìn thấy bần tăng, chú mỡ miệng kêu “huệch, huệch, huệch”, bần tăng hiễu ý chú không bằng lòng, nên lấy cô nhái bậu bằng plastic ra khỏi bực Quan Âm.  Đêm sau co’ lẽ bằng lòng và vui vẻ trở lại chú cất tiếng to tụng kinh và âm thanh rất phấn khỡi.

Thời gian thắm thoát trôi qua chú nhái đã sống dưới chân tượng Quan Âm hơn một năm, chú chưa bao giờ bõ dỡ một thời kinh nào, ( ngoại trừ 3 ngày có cô nhái bầu bên cạnh, chú giận không thèm tụng kinh )  Chú nhái xứng danh một phật tử với tín tâm kiên cố và tin tấn bất khả tư nghì.

Với thời gian số phật tử thêm đông thiền đường nhỏ không đủ sức chứa, Thầy tôi dời chánh điện ra phía sau rộng ra hơn, chúng tôi tự nghỉ bây giờ chắc chú nhái thua cuộc vì khoảng đường quá dài từ chân tượng Quan Âm nơi chú sanh sống đến chánh điện chú sẽ sanh tâm  lười biếng mà không chịu rời khỏi tượng Quan Âm đễ ra chánh điện phía sau cùng chúng tôi tụng kinh.

Chúng tôi đã lầm, ngày khai kinh đầu tiên khi vị Chủ Lễ sướng hồng danh chư Phật xong, tiếng mỏ vang lên, chúng tôi đều ồ và ngạc nhiên vô cùng khi nghe trong tiếng mỏ co’ âm thanh vang động của chú nhái thánh thoát vang rền gần bên cữa chánh điện, thì ra chú nhái là một phật tử tín lực phi thường với thân bằng ngón chân cái nhưng lòng tha thiết vì đạo vượt trội phàm tình thế nhân.

Thầy tôi thường nói: phải chi mọi chúng sanh đều có tín tâm và tín lực như chú nhái kia thì thế gian này không còn đau khổ và thế gian này sẻ là cực lạc thứ hai nơi cỏi ta bà.

Một hôm trong giờ pháp đàm Thầy tôi bùi ngùi nói “bỡi tín tâm các con còn yếu nên được gặp chú nhái này làm cơ duyên giúp cho các con tin tấn hôm nay các con tín tâm kiên cố và dạo lực đầy đủ, thầy biết chắc rằng không bao lâu nữa chú nhái này sẻ bỏ thân bé nhỏ kia mà sanh lại nhân gian.”

Thầy tôi nói xong trên gương mặt ai củng thoáng buồn, vì tình bạn đạo làm chúng tôi ưa thích chú nhái như một người phật tử yêu thương, nếu mất người bạn đạo này lòng chúng tôi buồn biết bao nhiêu.

Nhưng rồi ngày chia tay vẩn đến, như mọi ngày chúng tôi tụng kinh và lòng vẩn mong chờ âm thanh quen thuộc của chú nhái, nhưng âm thanh vang rền kia im bặt, tim chúng tôi đau nhói, trên gương mặt vài vị phật tử còn có những giọt nước mắt chan hoà trên đôi má, họ đang khóc trong sự vắng bóng của một người bạn và đây củng là giọt nước mắt sung sướng vì biết rằng chú nhái kia đả rời khỏi thân bé nhỏ đễ vào thế gian làm một bật trượng phu.

Từ đây chúng tôi vỉnh viễn mất một người bạn đạo dễ thương, lòng chúng tôi luôn hy vọng được nghe lại âm thanh quen thuộc kia, nhưng thời gian vô tình cứ mãi trôi qua, đến nay đả hơn 12 năm người bạn chúng tôi đả ra đi biền biệt, chú đả tái sanh vào một cỏi nhân gian nào đó để lại trong tâm chúng tôi lòng luyến tiếc nhớ.

Mười hai năm chuỗi thời gian vô thường trôi qua, một số phật tử đả chết, một số vì cuộc sống trôi giạt tứ phương, còn một số nhỏ bất thoái trên đường đạo.

Bần tăng hôm nay ghi lại vài hàng, tưỡng niệm người phật tử tín tâm kiên cố dỏng mảnh.  Một năm hai tháng chưa bao giờ vắng mặt trong những buỗi tụng kinh, có lẻ ngày hôm nay chú phật tử nhỏ be’ đó đang là chú bé 12 tuỗi đang chơi thả diều và một ngày đẹp trời nào đó sẻ trỡ về sum hợp dưới tổ Đường Quán Thế Âm Thiền Viện.  Bần tăng trông con lắm thay ...

Quý thay loài nhái kiển tiên
Tín tâm bất thoái cữa thiền tu tâm
Tái sanh hiền đức cao thâm
Từ bi cứu độ cỏi trần trầm luân


Âm lịch

Ảnh đẹp