Trung quốc và Việt nam là hai quốc
gia nổi tiếng nhất thế giới về việc mua bán và sử dụng sừng tê giác.
Thế giới còn
bao nhiêu tê giác?
http://teamrhino.co.uk/?page_id=10
Tê giác Phi châu
* Năm 2001: 3,100
tê giác đen Phi châu
* Năm 2010 còn
18,796 tê giác trắng tập trung tại Phi châu
-Tê giác đen(black rhinoceros hay hook lipped rhinoceros (Diceros bicornis) là một loài tê giác gốc
vùng Đông và Trung Phi châu. (mõm cong)
-Tê giác trắng (white rhinoceros hay square lipped rhinoceros (Ceratotherium simum). (mõm vuông)
Trong
thực tế hai loại tê giác trên không phải khác nhau về màu sắc
Thật ra tỉnh từ
“trắng white” là một sự diễn giải sai
của chữ wyd (tiếng Afrikaans, một
loại ngôn ngữ pha tạp của di dân Hòa Lan tại Nam Phi sử dụng từ xưa ) và chữ nầy xuất phát từ tiếng Hòa Lan
chính gốc(Dutch) wijd có nghĩa là rộng lớn (wide) để chỉ cái mõm của tê giác trắng có dạng vuông (square lipped rhinoceros), trong khi ở loài tê giác đen thì
lại có mõm hình cong như cái móc (hook
lipped rhinoceros). (theo Wikipedia).
Square lipped
rhinoceros (tê giác trắng)-mõm vuông (hình trên)
Hook lipped rhinoceros (tê giác
đen)-mõm nhọn
Tê giác Á châu
* lối 2,800 tê
giác Á châu Asian rhinos gọp chung cả
3 loài
http://wwf.panda.org/what_we_do/endangered_species/rhinoceros/asian_rhinos/
1)
Greater one-horned rhino (Rhinoceros unicornis), tê giác lớn nhất loại một sừng, còn được gọi là tê
giác Ấn Độ. Chương trình bảo tồn rất thành công. Năm 1975 chỉ còn có 600
con. Đến 2007 tăng lên được 2,575 con.
Thấy nhiều tại vùng bảo tồn Terai Arc
Landscape Ấn Độ, Nepal, các đồng cỏ Assam, Bắc Bengal và Đông Bắc Ấn Độ.
2)
Javan rhino (Rhinoceros sondaicus),
loài hiếm nhất. Một sừng. Nguy cơ tuyệt chủng cao. Chỉ còn có lối 50 con sống
trong rừng hoang (Myanmar, Thaí Lan, Campuchia, Lào, Sumatra và Java thuộc
Indonesia). Riêng Viêt Nam thì không còn con nào hết!
3)
Sumatran rhino (Dicerorhinus sumatrensis) . Có hai sừng. Nhỏ nhất trong
các loài tê giác.Nguy cơ tuyệt chủng cao. Ngày nay còn lối 200 con sống tại các
vùng Sumatrea, Malaysia và Borneo.
Nếu tình hình buôn
lậu còn vẫn tiếp tục như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa, loài tê giác sẽ biến mất
hết trên quả địa cầu nầy.
Sắp bị tuyệt chủng cũng
chỉ vì cái sừng
Tất
cả năm loài tê giác trên thế giới đang đứng trên bờ nguy cơ bị tuyệt chủng vì lòng
tham và sự tàn ác của con người.
Từ
cả ngàn năm nay, sừng tê giác được xem như một bảo vật vô cùng hiếm quý dành
cho vua chúa và những kẽ giàu sang quyền thế.
Tại
Yemen, Trung Đông, sừng tê giác được sử dụng làm cán dao găm cong cổ truyền (Jambiya).
Theo truyền thống hồi giáo, jambiya được trao cho con trai khi cậu ta được 14 tuổi.
Đây là biểu tượng cho quy quyền của người đàn ông.
Dao găm cán cong jambiya của Yemen
Được
chạm trổ kỹ lưỡng, cán dao tỏa ra một ánh bóng trong
rất đẹp mắt… Đôi khi, cán dao còn được gắn nhiều kim cương đá quý để làm tăng
thêm nét giàu sang của người chủ.
Sừng
tê giác còn được biến chế ra thành nhiều đồ mỹ thuật hay dồ kỷ niệm quý giá.
Nhưng
đáng đáng ngại nhất là sừng tê giác bị khai thác bừa bãi để dùng làm thuốc trị
bệnh tại nhiều quốc gia Á châu. Giá sừng tê giác đắt bằng gấp ba lần giá vàng!
Tê giác bị cắt lấy sừng đem
bán 1kg giá 65,000$
Growing
demand for quack cures derived from rhinoceros horn have driven horn street
value to around $US65,000 per kilo, leading to a one-third increase in poaching
from 2010 to 2011.
Tê
giác Javan cuối cùng tại Việt Nam cũng bị giết tuốt.
Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus, con đực khi trưởng thành chỉ có một
sừng dài 25 cm)
Tổ chức World
Widlife Fund WWF (Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên) cho biết năm 2004 Vườn Quốc
gia Cát Tiên (Đồng Nai Thượng) còn ít nhất hai con tê giác, nhưng từ năm 2008
chỉ thấy còn có một con mà thôi.(Phương pháp xét nghiệm AND trong phân cho biết
chỉ có một con)
(Hình Bộ tài Nguyên và Môi
Trường- Tổng Cục Môi Trường Việt Nam)
Tháng 4, 2011 con tê giác Java cuối cùng nói trên
cũng bị kẻ gian giết chết để lấy sừng.
Tổ chức bảo
vệ động vật ước lượng hiện nay trên thế giới chỉ còn có lối 50 tê giác Java sống
trong hoang giả mà thôi.
Theo người trách nhiệm Vườn Quốc gia Cát Tiên thì
không có cách gì có thể ngăn chặn được việc
săn lén của cả trăm ngàn người dân sống cạnh khu vườn quốc gia. Giá trị thương
mãi của sừng tê giác quá hấp dẫn mà.
Được biết, thu nhập trung bình của một người nông
dân Việt Nam là $7.50 một ngày trong khi sừng tê giác bán ra cả chục ngàn đollar
một cái .
Javan rhino now extinct in Viet Nam
http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-15430787
The last Javan
rhino in Vietnam has gone," said Tran Thi Minh Hien, WWF Vietnam country
director. "Vietnam has lost part of its natural heritage."
In a new report,
WWF suggests poaching was the likely cause of death for the rhino, which was
found in April 2010 with a bullet in its leg and its horn removed in the
national park in southern Vietnam, around 160 kilometres (100 miles) from Ho
Chi Minh City.
The group said
"ineffective protection by the park was ultimately the cause of theextinction" and warned that illegal hunting to
supply the wildlife trade threatened the futures of other rare animals in the
country.
Đọc
báo ngoại quốc:
Người Việt buôn lậu hàng độc tại Nam Phi
The
Issues-Illegal Trade in Rhino Horn.
http://www.savingrhinos.org/vietnamese_rhino_horn_trade.html
Tháng 12/2011, hai người Việt Nam (một ông và
một bà) bị tóm tại một phi trường Nam Phi về tội buôn lậu hàng hóa cấm, gồm có:
2 sừng tê giác, 5 cái ngà voi, 20 đôi đủa bằng ngà voi, 18 khối ngà, và ba đôi
bông tai bằng ngà voi.
1) Nhân
viên Đại Sứ Quán VN tại Pretoria Nam Phi
dính liếu vào việc buôn lậu.
Bà Vũ Mộc Anh, đệ nhất bí thư Đai sứ quán VN tại Nam Phi bị quay
phim tại trận lúc mua bán sừng tê giác.
Video:Vietnam Embassy was Caught Red-Handed in illegal Rhino Horn
Transaction
http://www.youtube.com/watch?v=I4a_UhWlMu8
Tác giả Pateheo của Trang mạng Vietphd.org, bàn
về đoạn phim trên
Nhân viên ngoại
giao VN trát trấu lên mặt đất nước
http://vietphd.org/forum/showthread.php?t=2091
“Bộ phim chiếu cảnh quay lén vụ trao đổi trước sứ
quán Việt Nam
Nghi ngờ về một đơn nộp tại Eastern Cape,
xin bán sừng tê giác cho một công dân Việt Nam tại Pretoria, nhóm làm
phim đã lần theo dấu vết một người đàn ông Nam Phi, người bị tình
nghi là kẻ môi giới.
Họ có mặt bên ngoài tòa sứ quán Việt Nam ở
Pretoria và chứng kiến vụ trao đổi.
Trong phim, sau khi trao đổi chút ít,
người phụ nữ kéo một người đàn ông từ trong sứ quán ra. Hai người
kiểm tra những chiếc sừng tê giác.
Sau khi đàm phán thêm, người phụ nữ quay
vào sứ quán và trở ra với một thứ trông giống như túi đựng quà,
nhưng nhóm điều tra cho rằng đó là tiền thanh toán cho vụ mua bán.
Phóng viên điều tra Johann Botha sau đó đi tới
sứ quán và gặp người phụ nữ ở quầy lễ tân, tự xưng tên là Dung.
Đoàn phim nhận xét bà Dung trông rất giống với
người phụ nữ đã mua sừng tê giác.
Bà được cho xem đoạn phim, nhưng bác bỏ, nói rằng
đó không phải là bà trong đoạn phim.
Đoàn phim yêu cầu được gặp cấp trên, nhưng bà
Dung nói ông đại sứ đi vắng và yêu cầu họ ra về.
Im lặng
Phóng viên Johann Botha nói trong vài tuần tiếp
theo, họ viết nhiều lá thư, gọi nhiều cuộc điện thoại tới cả Bộ
Ngoại giao Nam Phi lẫn Toà đại sứ Việt Nam để lấy phản ứng.
Toà đại sứ Việt Nam nói họ ủng hộ luật
chống buôn bán tê giác, nhưng đề nghị có cuộc phỏng vấn không ghi
hình.
Khi chương trình nói họ cần có phản ứng
chính thức, phía Việt Nam im lặng.
Ngay cả giới chức ngoại giao Nam Phi, theo
chương trình 50/50, cũng lấy đủ lý do từ chối và rồi thôi không trả lời điện
thoại.
Hai năm trước, từng có trường hợp tùy viên thương mại Khánh Toàn ở
đại sứ quán bị phát hiện có liên quan tới việc buôn lậu sừng tê giác trái phép
và cũng đã bị xử lý. Đại sứ Thi cho biết sứ quán sẽ báo cáo và đề xuất hình
thức xử lý. Ông khẳng định quan điểm của VN là “nghiêm cấm và sẽ trừng trị
những người có sai phạm”.
Trước đó, tuần báo Mail & Guardian từng viết: “Các băng nhóm người Việt
hiện đang tìm cách độc chiếm thị trường buôn bán sừng tê giác ở Nam Phi trong
những năm gần đây”.
Tờ báo nói nhân viên sứ quán có liên quan đến đường dây vận chuyển
sừng tê giác và thường sử dụng túi hàng ngoại giao để vận chuyển sừng tê giác
tới khu vực Viễn Đông để bán lại.
Hiện giá sừng tê giác giao dịch tại Nam Phi khoảng 1.200-2.000
USD/kg, nhưng khi xuất ngoại giá lên đến 10.000 USD/kg do giá sừng tê giác đã
tăng mạnh trong những năm gần đây.
(Ngưng
trích Trang mạng Vietphd.org- Nhân viên ngoại giao VN trát trấu lên
mặt đất nước).
Theo trang mạng vnexpress 20/11/2008: Cán bộ sứ quán Việt Nam bị nghi buôn sừng tê
giác
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2008/11/3ba089bc/
“
Bộ Ngoại giao hôm qua cho
triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, về nước làm tường
trình, sau khi bà xuất hiện trong đoạn băng của truyền hình nước này ghi lại cảnh
mua bán sừng tê giác ngay trước cửa cơ quan đại diện của Việt Nam”.(vnexpress)
A Vietnamese embassy senior diplomat,
Vu Moc Anh (the first secretary) has allegedly been caught red-handed on film
in an illegal rhinoceros horn transaction in front of the embassy building in
Pretoria. The footage was captured by the SABC's nature investigations
programme, 50/50, two months ago at a time when conservationists fear that the
rhino wars of the Eighties are flaring up again.
This year alone more than 40 rhinos have been
killed in South Africa, with about 30 of them thought to have been poached in
the Kruger Park and 12 in KwaZulu-Natal parks…
Phúc
trình của Ủy ban bảo vệ quyền thú vật ARA (Animal Rights
Africa) có nêu tên vài nhân viên Sứ quán VN:
Năm
2008- 2009 có Vũ Mộc Anh (Đệ nhất bí thư, First
secretary), Phạm công Dũng và Khánh Toàn (Tùy viên thương mại,Commercial attache).
Bà Vũ Mộc Anh bị bắt quả tang (bị quay film) lúc
đang thương lượng mua sừng tê giác. Bị triệu hồi về xứ nhưng sau đó thì không
nghe nhà nước VN có xử phạt theo đúng luật quốc tế hay không?
Tổ
chức Traffic (Trade Records Analysis of Flora and Fauna in
Commerce) nghi ngờ có thể có nhiều viên chức Đại Sứ quán VN tại Nam Phi đã
dính vào đường dây sừng tê giác. Họ đã sử dụng các túi ngoại giao (diplomatic pouches) để chuyển vận sừng tê
giác về Việt Nam.
Vietnamese officials were also named in ARA's
comprehensive report:
- 2008:
Vu Moc Anh, an official at the Vietnamese Embassy in Pretoria, was caught
by undercover cameras accepting rhino horn from a known trader
- 2008
and 2009: Members of the Vietnamese Embassy in South Africa involved in
illegal rhino horn trade have been named by ARA as Moc Anh, the First
Secretary; Pham Cong Dung and the Commercial Attache Khanh Toan
After being caught on
film dealing in illegal rhino horn, embassy official Vu Moc Anh was repatriated
and reprimanded, but there were no further reports indicating that she had been
fined or sentenced in accordance with the law.
In addition to ARA's report, recent research into the illegal rhino
trade in Vietnam by TRAFFIC indicates that high-ranking political officials are
linked to the movement of rhino horn from South Africa to Vietnam. Embassy staff are suspected of transporting
rhino horn in diplomatic pouches.
Yolandi Groenewald.Vietnamese Embassy in Rhino Row.Mail & Guardian online. Nov/14/2008
http://mg.co.za/article/2008-11-14-vietnam-embassy-in-rhino-row
2)Thị trường sừng tê giác tại Việt nam
Illegal Rhino Horn Trade: The Vietnamese Connection
http://www.savingrhinos.org/vietnamese_rhino_horn_trade.html
Vietnam
has been identified as one of the major recipients of rhino horn from South
Africa.
Hàng
đến từ Nam Phi
Phần lớn sừng tê giác được đưa vào Việt Nam từ
Nam Phi. Nhu cầu về sừng tê giác trong trị liệu rất phổ biến tại Việt Nam. Dụng
cụ nghiền, mài sừng tê giác ra thành bột cũng có thể mua tại một số cửa tiệm và
qua ngõ Internet.
Có
nhiều cán bộ cao cấp
Theo tổ chức Traffic, có nhiều cán bộ cao cấp
Việt Nam có liên hệ trong việc thu mua và tiêu thụ sừng tê giác.
And
according to the wildlife trade monitoring network TRAFFIC, senior political
figures in Vietnam are likely involved in the acquisition - and consumption -
of rhino horn.
Thuốc Đông Y tại VN: U Não Hoàn ( sừng tê giác, mật gấu,đản
sâm, kỷ tử, cúc)(hình Internet)
Họ
tung tin sừng tê giác cũng trị được cancer nữa
Bên cạnh huyền thoại có từ xưa cho rằng sừng tê
giác có tính trị liệu, gần đây tại Việt Nam người ta còn tung tin là sừng tê giác
cũng trị được luôn cả bệnh ung thư nữa.
Chuyện đáng buồn là có vài giới chức của một bệnh
viện nọ ở Hà Nội đã gợi ý bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối nên dùng thêm sừng
tê giác bên cạnh hóa trị và xạ trị. Có bệnh thì vái tứ phương mà. Họ sẽ giới
thiệu những đến những người đáng tin cậy chuyên bán sừng tê giác thứ thiệt.
Staff at a particular hospital in Ha Noi are
said to have approached patients with terminal cancer, and offered to put them
in touch with traders who have authentic horns for sale.
Mua dễ dàng
Tại Tp Hồ chí Minh, sừng
tê giác có thể mua dễ dàng... Có điều lạ là họ cũng có bán luôn da và huyết tê
giác để trị bệnh, nhưng phải đặt hàng
trước một tháng.
In Ho Chi Minh City, several of these sellers
also claim to be able to supply the skin and blood of rhinoceros, though these
orders must be placed one month in advance.
Sừng tê giác được bán nguyên cái hoặc cắt nhỏ
ra thành miếng 90gr tới 500gr.Sau khi được mài, xay nghiền ra thành bột sừng được
pha vào nước để uống.
CTV News-Vietnam's rhino horn obsession threatens the
species
http://www.ctv.ca/CTVNews/SciTech/20120404/vietnamrising-demand-for-rhino-horn-threatens-world-populations-120404/
Người đẹp Hà Nội mài sừng
tê giác uống cho giã rượu qua đêm(
March 13, 2012. (AP / Na
Son Nguyen)
Hàng
dỏm nhiều hơn hàng thật
Nhu cầu sừng tê giác quá cao nên hàng dỏm làm từ
sưng trâu bò cũng đang tràn ngập thị trường. Sừng giả được sản xuất tại một số làng
ngoài Bắc, như Ninh Hiệp, tỉnh Bắc Ninh , vùng ngoại ô Hà Nội.
[The
imitation horns] are reportedly produced in several villages in Viet Nam,
though a well known production center sited by several sources is Ning Hiep in
Bac Ninh province on the outskirts of Ha Noi.
Tại
Việt Nam, sừng tê giác mới cắt được kê giá từ USD $25, 000 -$40, 000 cho 1kg.
Hàng
dỏm giá USD$ 15,000/kg
Tổ chức CITES cho phép xuất cảng sừng
tê giác như một sản phẩm kỷ niệm trophy
Năm
2003, tổ chức CITES
cho phép sừng tê giác có thể được xuất cảng từ Nam Phi như một sản phẩm kỷ niệm
(trophy) săn bắn. Từ đó đã phát sinh
ra phong trào săn tê giác để lấy sừng làm vật kỷ niệm.
CITES là Tổ Chức Quốc Tế (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna
and Flora hay CITES). Tổ chức nầy có nhiệm vụ kiểm soát sự mua bán và đổi
chác những loài động vật và thực vật hiếm quý có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Người Việt trong xứ ào ào đi Nam Phi săn tê
giác
Sự
mở ngõ của CITES đã làm nở rộ lên phong trào người VN trong nước đi du lịch Nam
Phi để săn bắn. Với giá bán năm sáu chục ngàn đô một cái sừng tê giác, ai mà lại
không ham đi săn.
The
frequent involvement of a small number of Vietnamese nationals, often on the
same game ranches repeatedly; numerous cases whereby Vietnamese "trophy
hunters" paid above market price for rhino hunts, but then had to be
instructed how to shoot and would completely forego any proper trophy
preparation; the issuance of export permits for rhino trophies to Vietnamese
nationals who had previously been identified in ongoing rhino crime
investigations ...
Năm 2003, Cites cấp
giấy phép xuất cảng sang VN 9 vật kỷ niệm và hai sừng tê giác để dùng vào việc
trưng bày và kỷ niệm. Được biết là từ trước tới giờ VN không có truyền thống
qua Nam Phi săn bắn. Nhưng nay thì khác…
Một số liệu đáng ngại
Những số liệu sau đây
thật đáng ngại:
Số sừng tê giác xuất cảng từ Nam Phi dến VN
gia tăng từ 58 cái năm 2006 đến 73 cài năm 2007. Trong thời điểm 2006-2009 có tất
cả 268 sừng tê giác đã được xuất cảng sang Việt Nam.
Buôn sừng tê giác Phi châu trái phép từ
2000 đến 2009
Lần theo dấu vết mafia tê giác- (Trang mạng VietInfo tại Praha,Cộng hòa Séc .
08-04-2012)
http://www.vietinfo.eu/tu-lieu/lan-theo-d%E1%BA%A5u-vet-mafia-te-giac.html
“…Báo chí Nam Phi
cho biết các tay săn trộm thường bắn chết tê giác rồi dùng cưa máy để cắt sừng
chúng. Để bảo vệ tê giác, nhà chức trách Nam Phi đã dùng biện pháp cưa sừng
chúng rồi thả lại môi trường. Song bọn săn trộm vẫn giết cả tê giác đã bị cắt
sừng để tận thu phần sừng còn lại.
Theo Bloomberg, từ đầu năm 2012 đến nay Chính phủ Nam Phi
đã bác bỏ toàn bộ 23 đơn xin săn tê giác của người Việt Nam. Bộ trưởng nước và
môi trường Nam Phi Edna Molewa cho biết nguyên nhân bác đơn là vì Nam Phi nghi
ngờ những người xin phép săn tê giác từ Việt Nam sẽ buôn lậu sừng ra nước
ngoài.
Bà Molewa nhấn mạnh các thợ săn tê giác từ Việt Nam không
thuyết phục được Chính phủ Nam Phi rằng họ sẽ tuân thủ các quy định của nước sở
tại. Nam Phi quy định không được mua bán các chiến lợi phẩm trong các chuyến
săn tê giác. Theo bà Molewa, từ năm 2010 gần 60% đơn xin săn tê giác là của
người Việt Nam.
Theo trang Africahunting.com, khoảng 90% tê giác trên thế
giới, tương đương với 20.000 con, đang sống ở Nam Phi. Chính phủ Nam Phi đang
siết chặt các quy định về săn bắt loài thú quý hiếm này. Mới đây Nam Phi cũng
yêu cầu Trung Quốc và Việt Nam hỗ trợ chống buôn lậu sừng tê giác và lập cơ sở
dữ liệu ADN để giám định những chiếc sừng bị tịch thu…” (Ngưng trích- Lần theo
dấu vết “mafia tê giác” Nguồn Mỹ Loan/TT)
Hiện tượng mới: Sừng tê giác bị đánh cấp bên Pháp
Le vol de cornes de rhinocéros touche aussi la France
http://www.france24.com/fr/20111207-trafic-animaux-zoo-poudre-vol-corne-rhinoceros-thoiry
Càng ngày càng có nhiều
vụ đánh cắp sừng tê giác hay vật kỷ niệm làm từ sừng tê giác được trưng bày
trong các bảo tàng viện Liên Âu.
Các sở thú cho tăng cường thêm nhân viên võ
trang để bảo vệ tê giác.
Bình nghệ thuật làm bằng sừng tê giác bị
dánh cấp tại nơi phòng trưng bày tại Toulouse (Pháp)
Sừng tê giác qua cái nhìn của các
nhà chuyên môn bên nhà
“Dược
sĩ Nguyễn Thị Nhung (Đại học Y dược Thái Nguyên) cho biết, sừng tê
giác có vị chua mặn, tính lạnh, vào được hai đường kinh tâm và can, có công dụng
thanh nhiệt lương huyết, trấn kinh giải độc, giảm đau và cầm máu, được xếp vào
nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết.
Sừng tê giác thường được dùng để chữa các chứng
bệnh sốt quá hóa điên cuồng, co giật, sốt vàng da, ban chẩn, thổ huyết, chảy
máu cam, ung độc, hậu bối nhưng không được dùng cho phụ nữ có thai…
Việc uống
nước mài từ sừng tê giác giúp hưng phấn cơ tim.
Lương y
Trần Văn Quảng (Hội Đông y Việt Nam) cho hay, sừng tê giác có công dụng
thanh nhiệt lương huyết, trấn kinh giải độc, giảm đau và cầm máu, được xếp vào
nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết, hỏa nhập vào huyết.
Tuy có một số tác dụng bổ trợ sức khỏe nhất định
nhưng thực chất sừng tê giác không phải là thần dược chữa bách bệnh như nhiều
người vẫn nghĩ.
Đặc biệt, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng
minh uống nước bột mài từ sừng tê giác trị được ung thư.
Thậm chí, theo lương y Trần Văn Quảng thì tê
giác tính lạnh, nam giới lại thuộc nhiệt tính (tính nóng), khi uống tê giác
cùng rượu, nóng lạnh xung khắc nhau có thể dẫn đến tắc tử.
Trường hợp nhẹ, dùng nhiều tê giác lạnh có thể
gây mất năng lượng tự nhiên, mất hỏa tự nhiên trong người, thậm chí gây liệt
dương.” (ngưng trích-Nguyễn Hoài. Thực ảo-sừng tê)
http://www.petrotimes.vn/phong-su-dieu-tra/2012/04/thuc-ao-sung-te
Ds
Nguyễn văn Toanh
http://bmvpharma.com/archives/2078
“…Theo
y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào 3 kinh
tâm, can, vị thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, an thần giảm đau, được sử dụng
trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt, các trường hợp sốt
cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương…
Sừng tê giác là thành phần của các bài thuốc nổi
tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn,
tê giác địa hoàng giải độc… mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến.
Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số
trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có
công hiệu.
Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như:
viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm
khác.
Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước đun sôi để nguội bằng dụng
cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống
hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam, hoặc làm thành viên kèm theo
thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh.
Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người
mang thai, những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện
phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều…) mà không có sốt, đặc biệt
khi uống nước mài sừng tê giác xong không được uống nước chè đặc trước và sau 3
giờ.
Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc
này giải quyết bệnh nan y.
Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu,
viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. dùng trong việc hạnh chế
tác dụng phụ sau các đợt hóa trị liệu, chiếu tia xạ trong điều trị ung thư …
Tuy
nhiên, cũng cần phải nêu ra là: Chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu
khoa học nào được công bố về vấn đề này, hoặc có cũng chưa được công bố vì tê
giác thuộc nhóm động vật bảo vệ đặc biệt có nguy cơ tuyệt chủng.
Khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một
số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin.
Nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng…”(Ngưng
trích- Công dụng của sừng tê giác-Ds Nguyễn Văn Toanh)
Theo
Ths Hoàng Khánh Toàn
Tử
vong vì dùng sừng tê giác trị ung thư
http://www.linhchi.net/suc-khoe/172-tu-vong-vi-dung-sung-te-giac-tri-ung-thu.htm
ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y Bệnh
viện TW Quân đội 108 khẳng định, cả trong và ngoài nước chưa có một công trình
nghiên cứu khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể điều trị ung thư hay làm
tăng khả năng cương dương.
Nghiên cứu thành phần hoá học của tê giác người
ta thấy chủ yếu là keratin, ngoài ra còn có canxi cacbonat, canxi photphat. Khi
thuỷ phân, tê giác sẽ cho các axit amin như tyrosin, axit tiolactic, xystein.
Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy,
trên động vật thực nghiệm, tê giác có tác dụng: Trực tiếp hưng phấn cơ tim làm
tăng sức co bóp, tăng nhịp và tăng cung lượng tim; Giải nhiệt; Trấn tĩnh, chống
co giật; Làm tăng số lượng tiểu cầu và rút ngắn thời gian đông máu; Giảm thấp tỷ
lệ tử vong trên chuột do nội độc tố của trực khuẩn coli gây nên.
Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã nghiên cứu dùng tê giác điều
trị viêm não do virus, dị ứng, cấp cứu
ngộ độc cà độc dược.
Việc dùng sừng tê giác để điều trị ung thư, xơ gan... chỉ là
do dân gian lưu truyền. Sừng tê giác có tác dụng với thể ung thư huyết nhiệt,
còn loại khác nhiều khi lợi bất cập hại. Vì vậy, khi dùng nhất thiết phải
có ý kiến của chuyên gia Đông y…” (Ngưng trích. Nguồn BACSI.com (Theo Bee) .
Bác sĩ Hà Nội nghĩ gì ?
(dịch từ Examiner
4/4/2012-Vietnam craves for rhino horn; cost more than cocaine)
http://washingtonexaminer.com/entertainment/health/2012/04/vietnam-craves-rhino-horn-costs-more-cocaine/442901
Các bác sĩ Hà Nội cho biết có nhiều bệnh nhân uống thêm bột
sừng tê giác để hổ trợ thêm thuốc Tây. Có nhiều người dùng đến sừng tê giác như
là hy vọng cuối cùng để trị bệnh ung thư
Theo Bs Nguyễn Hữu
Tường, Trung tâm Dị Ứng Miễn Dịch Lâm
Sàng Hà Nội,mỗi năm ông có chữa trị một số bệnh nhân bị ngứa ngáy vì đã sử
dụng bột sừng tê giác.
Tâm lý của nhiều người Việt Nam là một sản phẩm càng đắt giá
là càng hay. Bởi vậy bỏ ra năm mười ngàn đô để mua sừng tê giác cũng nằm trong
cái tâm lý trên.
Bột sừng tê giác không là gì cả, không phải là thuốc để chữa
bệnh. Nó chỉ là protein, keratin thường thấy trong tóc và móng tay của chúng ta
mà thôi.
Người
Mỹ gốcViệt buôn sừng tê giác
Video: Bắt 3 người gốc Việt buôn lậu sừng tê giác
(Bản Tin Ngày 23-02-2012)
http://www.youtube.com/watch?v=9HuNCmdzNwk
Ba
cư dân gốc Việt ở hai thành phố Westminster và Highland của tiểu bang
California, vừa bị bắt về tội buôn lậu sừng tê giác. Các nghi can sẽ phải đối
diện với bốn tội danh về vi phạm luật liên bang về bảo vệ động vật quí hiếm.
Nam Cali: Bắt 3 Người Việt 20 Sừng tê Giác, Cả Triệu Đô
http://www.thamtunamviet.com/nam-cali-bat-3-nguoi-viet-20-sung-te-giac-ca-trieu-do/
LOS ANGELES, Calif. — Cảnh sát và thám tử Sở Ngư Nghiệp
và Đời Sống Hoang dã Hoa Kỳ (USFWS) đã bắt 7 người, trong đó có 3 người gốc
Việt tại Nam Calif. vì buôn lậu sừng tê giác
Chiến dịch theo dõi kéo dài 18 tháng,
trong đó sử dụng cả máy camera quan sát và thám tử chìm để phá vỡ mạng lưới
buôn sừng tê giác này.
Ông Vinh ‘Jimmy’ Chuong Kha, 49 tuổi,
chủ công ty Win Lee Corp.; bạn gái của ông là cô Mai Nguyen, 41 tuổi; và con trai ông Jimmy là Felix, 26 tuổi, đã bị bắt.
Ông Jimmy Kha điều hành công ty chuyên
xuất nhập cảng tại Westminster, đối diện với truy tố 4 tội vận chuyển sừng tê
giác. Cả bạn gái và con trai của ông cũng bị truy tố tương tự
Những người khác trong
nhóm 7 người bị bắt là ở Los Angeles, New Jersey và New York.
Edward
Grace, Phó Giám Đốc Thực Hiện Luật của Sở USFWS, nói rằng cuộc điều tra đang
tiếp diễn và sẽ bắt thêm nhiều người khác nữa.
Bản
tin NBC cho biết các thám tử đã tịch thu tổng cộng 20 sừng tê giác, hơn 1 triệu
đôla tiền mặt, khoảng 1 triệu đôla trị giá các thỏi vàng, kim cương và đồng hồ
Rolex.
Tại
các nước Châu Á, sừng tê giác đươc tin tưởng là thần dược y khoa, có thể chữa
bệnh ung thư.(Ngưng trích.Trang mạng
thamtunamviet.com)
Các
nhà khoa học Tây phương nghiên cứu sừng tê giác
Sừng tê giác: Tất cả đều là huyền
thoại chớ không phải là thuốc
Rhishja
Larson. Rhino horn: all myth no medicine
http://newswatch.nationalgeographic.com/2010/07/07/rhino_horn_and_traditional_chinese_medicine_facts/
Sừng tê giác được cấu tạo bởi chất keratin là môt loại
protein của móng tay, móng chân và tóc.
Khác với sừng của các loài thú khác có lớp keratin rất mỏng bên ngoài và bao bọc
cái lõi xương bên trong, sừng tê giác được cấu tạo bởi keratin từ ngoài vào
trong.
Tuy nhiên thành phần
hóa học của keratin có thể được thay đổi tùy theo chế độ dinh dưỡng của tê giác
và nơi nó sống. Qua phương pháp nầy, nhà môi sinh Raj Amin thuộc Zoological Society of London đã lấy “dấu tay”(fingerprints) các mẩu sừng tịch thu để xác
định nguồn gốc, nó thuộc về nhóm tê giác nào và từ đâu đến, nhờ đó đã giúp rất
nhiều trong chiến dịch bài trừ việc săn bắn tê giác.
Gần đây Đại học Ohio
đã sử dụng phương pháp CT (computerized
scan) và nhận thấy sừng tê giác về cấu trúc rất giống móng ngựa, mỏ rùa, mỏ
két.
Lõi sừng chứa nhiều calcium và melanin. Calcium giúp làm cứng
cái sừng trong khi melanin bảo vệ cái lõi khỏi bị phân hóa bởi tia cực tím từ mặt
trời. Khi phần ngoài của sừng, rất mềm, bì mòn đi theo thời gian (do mặt trời,
do cụng nhau, hay do tê giác cọ sừng xuống đất) phần lõi bên trong trở nên nhọn
ra như đầu bút chì.
Năm 1990, khảo
cứu tại đại học Hong Kong cho thấy dùng sừng
tê giác ở liều lượng thật cao có thể
làm hạ nhiệt đôi chút ở chuột thí nghiệm, cũng giống như trường hợp sử dụng sừng
dê núi Saga antelope và sừng trâu nước.
The conclusion?
“Apparently, based on the results of this study, rhinoceros horn can reduce
fever, but only at rather high dosage levels when prescribed as a single drug
Ethnopharmacology of Rhinoceros Horn. I: Antipyretic Effects of
Rhinoceros Horn and Other Animal Horns.
http://rachelnuwer.com/wp-content/uploads/2011/08/Ethnopharmacology-of-rhinoceros-horn.pdf
Lixin Huang Chủ
tịch hiệp hội y học cổ truyền Trung Quốc tại Hoa Kỳ (ACTM) chống đôi việc dùng sừng tê giác để trị bệnh và ông
cũng không thấy có bằng chứng nào nói rằng sừng tê giác có thể trị được ung thư
hết.
Unproven
use’ of rhino horn as cancer treatment
The
President of the American College of Traditional Chinese Medicine (ACTCM) and
Council of Colleges of Acupuncture and Oriental Medicine (CCAOM) has released a
statement opposing the use of rhino horn in medicines.
Prepared
for this week’s CITES Standing Committee meeting in Geneva, ACTCM/CCAOM
President Lixin Huang’s written statement emphasized that rhino horn is no
longer approved for use, and there is no evidence to support wild claims of
rhino horn’s effectiveness as a cancer treatment.
There is
no evidence that rhino horn is an effective cure for cancer and this is not
documented in TCM nor is it approved by the clinical research in traditional
Chinese medicine.
Huang
suggested that the recent escalation of rhino killings in South Africa, along
with the involvement of organized crime, is driven by the “non-traditional and
unproven use” of rhino horn as a cancer treatment.
Source: http://www.rhinoconservation.org (http://s.tt/1aKL1)
Họ
dùng sừng tê giác để chữa bệnh gì?
Tại Á châu, Đông y dùng sừng tê giác dược mài hay nghiền
ra thành bột và pha vô nước để uống nhằm hạ sốt nóng và
giã rượu (hangover). Theo lương y Trung quốc Li Shi Chen , thế
kỷ thứ 16, sừng tê giác dùng để hạ sốt, trị phong thấp, gout, ảo giác hallucination, lo âu, nhọt carbuncles,
ói mửa, ngộ độc thực phẩm, thương hàn typhoid,
nhức đầu,bị rắn cắn, và thậm chí kể luôn cả bệnh bị “ma
quỷ ám”.
Gần đây hơn người ta thêm vô hai bệnh mới: sừng tê giác trị được
ung thư và bệnh liệt dương ở đàn ông.
Far more pervasive, however, is their use in
the traditional medicine systems of many Asian countries, from Malaysia and
South Korea to India and China, to cure a variety of ailments. In Traditional
Chinese Medicine, the horn, which is shaved or ground into a powder and
dissolved in boiling water, is used to treat fever, rheumatism, gout, and other
disorders. According to the 16th century Chinese pharmacist Li Shi Chen, the
horn could also cure snakebites, hallucinations, typhoid, headaches,
carbuncles, vomiting, food poisoning, and “devil possession.” (However, it is
not, as commonly believed, prescribed as an aphrodisiac). (Rhino horn: facts vs
fiction)
Không
cò bằng chứng khoa học về trị liệu.
Không có bằng chứng khoa học nào nói lên tính trị liệu của sừng tê giác hết. Uống bột sừng
tê giác chẳng khác gì uống bột móng tay.
Overall there isn’t much evidence to support the
plethora of claims about the healing properties of the horns. In 1990,
researchers at Chinese University in Hong Kong found that large doses of rhino horn extract could slightly lower fever in rats
(as could extracts from Saiga antelope and water buffalo horn), but the
concentration of horn given by a traditional Chinese medicine specialist are
many many times lower than used in those experiments. In short, says Amin,
you’d do just as well chewing on your fingernails.
Video; Rhino Horn Lab
http://www.pbs.org/wnet/nature/episodes/rhinoceros/video-rhino-horn-lab/1206/
Mặc dù chứng cớ khoa học rõ ràng là sừng tê giác không có tính
năng trị liệu một bệnh nào hết nhưng sự đe dọa lớn nhất cho loài tê giác là
Trung quốc và Việt Nam.
Một chút suy
nghĩ thay lời kết
Xin lương tâm nhân
loại hãy xót thương loài tê giác.
“…Giết hại chúng
sanh, một trong bốn trọng tội trong Phật giáo. Sát sanh là cố ý giết hại mạng
sống của chúng sanh, kể cả thú vật. Lời khuyên không sát sanh thách thức chúng
ta phải sáng tạo ra những phương cách khác hơn bạo động nhằm giải quyết những
xung đột. Không sát sanh hay tàn hại sinh mạng của loài hữu tình. Trong giới
luật thì giới nầy đứng đầu. Không sát sanh còn có nghĩa là không cố tâm giết
hại sinh mạng, dù cho sanh mạng ấy là sinh mạng của loài vật, vì loài vật cũng
biết đau khổ như chúng ta. Trái lại, phải luôn tôn trọng và cứu sống sinh mạng
của muôn loàì…” (Ngưng trích. Thiện Phúc-Không sát sanh)
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76_4-15984_5-50_6-2_17-158_14-1_15-1/
Tham khảo
-
Rhino horn use:Fact vs Fiction của trang mạng Nature
http://www.pbs.org/wnet/nature/episodes/rhinoceros/rhino-horn-use-fact-vs-fiction/1178/
-Richard Ellis-Tiger bone &
Rhino horn-The Destruction of Wildlife for Traditional chinese Medicine
http://www.earthwebz.com/library/holistichealth/Herbs%20and%20Homeopathy/TCM/Various/Tiger%20Bone%20&%20Rhino%20Horn.pdf
Montreal, 2012