18/01/2012 18:24 (GMT+7)
Số lượt xem: 141312
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trời sớm vào xuân, những đêm buồn thao thức, không ngủ được, hơi sương lạnh còn sót lại của mùa đông năm cũ đủ để cơ địa những người nhạy cảm với thời tiết một thoáng vấn vương .


 Dường như cái giá lạnh của mùa đông phương đông luôn gắn kết với sắc trời mùa xuân trước mắt, là một bước đệm cho cảnh sắc huy hoàng trong nắng ấm. Nó có một chút se lạnh, một chút  khô hanh nhẹ nhàng . Những lúc này người Sài gòn chúng tôi thầm bảo nhau là “Sài gòn ơi ! Gió tết đã về” . Trong đêm khuya tỉnh mịch ấy ,tôi chợt nhớ da diết câu kệ của thiền sư người Phúc Kiến Trung Hoa: Hoàng Bá Hy Vận (?-850):

 

                               Học Đạo Do Như Thủ Cấm Thành

                              Khẩn Bả Thành Đầu Chiến Nhất Thường

                              Bất Thụ Nhất Phiên Hàn Triệu Cốt

                              Chấm Đắc Mai Hoa Phác Tỉ Hương.

              (Trần Tuấn Mẫn dịch)

                              Vượt khỏi trần lao việc chẵng thường

                              Đầu dây nắm chặt giữ lập trường

                              Chẵng phải một phen sương lạnh buốt

                              Hoa mai đâu dễ ngữi mùi hương.

Nếu như mùa đông luôn làm chúng ta chạnh lòng khoắc khoải là chỉ bởi vì mùa xuân nhờ có nó mà  khởi sắc tỏa hương. Mùa xuân vững vàng ngự trị trên những thử thách nghiệt ngã , có cả mất mác đau thương . Cõi trần thế là vậy. Ví không có cảnh đông tàn / Làm sao có cảnh huy hoàng ngày xuân”. Ai đó đã thốt lên đầy cảm hứng nhưng rất nhân quà .

Với nền tảng văn chương Việt nam nói chung và văn học Phật giáo VN nói riêng, bốn câu kệ của Mãn Giác Thiền Sư (1052 – 1096) trong bài “Cáo Tật Thị Chúng” cũng  là quá đủ để nói về mùa xuân thế gian:

 

                                Xuân Khứ Bách Hoa Lạc

                                Xuân Đáo Bách Hoa Khai

                                Sự Trục Nhãn Tiền Quá

                               Đầu Tòng Đáo Thượng Lai.

 

                 (Cố HT Thích Thanh Kiểm dịch thơ)

                               Xuân đi mang cả một mùa hoa

                               Xuân đến hoa lòng nở với ta

                               Muôn sự thăng trầm qua nước mắt

                              Một dòng tuổi mộmng lại trôi qua.

                              Đâu phải xuân tàn hoa rụng hết

                              Đêm qua sân trước một cành mai.

Nhưng điều  kỳ lạ muốn nói là ở chổ  hai bài kệ của hai vị thiền sư ở hai bờ đất nước khác nhau lại có điểm nhấn  ở hai câu cuối, và nếu trong một thoáng  ngẫu hứng , chúng ta thử ghép lại vào nhau thì tuyệt vời làm sao .Thí dụ :

 

                                Chẵng phải một phen sương lạnh buốt

                                Hoa mai đâu dễ ngữi mùi hương(-)

                               Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

                               Đêm qua sân trước một cành mai(-)

Một  ý của vế trước thì nhắc nhở người con Phật luôn phải tự thân trau dồi phẫm hạnh, để tiếng thơm bay được ngược chiều gió  dặm xa. Vê` sau thì khuyên bảo chúng ta  nhân duyên luôn ở trước mặt, chỉ người có đủ đầy đức hạnh mới nhận biết  và nắm bắt , dù là nghịch duyên cũng trở nên thuận duyên.

Ai cũng biết, bài kệ Cáo Tật Thị Chúng không phải là bài kệ nói về mùa xuân và bài kệ ra đời lại không nhằm đúng giữa mùa xuân , mà là một bài kệ Trên Giường Bệnh  Dạy Chúng trước khi thị tịch ! Đây chính là ý nghĩa trên mọi ý nghĩa rất thâm sâu của  tư tưởng Phật giáo. Không rõ bài kệ của thiền sư Hoàng Bá Hy Vận ra đời  nhằm vào hoàn cảnh nào  nhưng  rõ ràng  hai tư tưởng đã bắt gặp nhau ở tinh thần vượt thoát , nổ lực tự tánh .

Đó là nguyên do để tôi chợt nhớ đến  thiền sư Hoàng Bá Hi Vận và Mãn Giác Thiền sư mỗi độ xuân sang. Nhất là trước những biến động, trắc trở giữa đời thường, nỗi nhớ ấy  lại càng  thêm mãnh liệt.

Thơ-Kệ của thiền sư Phật giáo  sao lại dễ dàng đi vào tâm khãm con người   và đáp nhẹ vào văn học văn chương nhân loại như thế ấy ?Phải chăng  triết lý Phật đà  không phải là một mớ mặc khải  mang nặng hình ảnh thần quyền, luôn làm nhụt chí  nhân loại , văn chương nếu có ca ngợi thì cũng chỉ dừng lại ở ngưỡng tôn giáo. Thơ-Kệ của các thiền sư Phật giáo  bước qua ngưỡng cửa  thiền môn, đi vào tận những chốn sâu thẵm trần đời, làm hành trang gợi nhớ  một tinh thần tự chủ, một Phật tánh độc lập vốn hằng có ở mỗi chúng sanh. Mượn hình ảnh sinh diệt – đến rồi đi của thiên nhiên , như hoa mai – mùa xuân để nói về những  mùa xuân- hoa mai bất diệt ! Mà sinh-diệt, đến rồi đi ở đây hoàn toàn không có bàn tay tạo hóa nào can thiệp. Sao mà thấm thía vô cùng tận ! Đó há chẵng phải  là sức mạnh đầy tính nhân văn lẫn siêu thực mà rất thực của cuộc sống. Như vậy, thơ kệ Phật giáo  còn là nguồn cảm hứng vô biên cho những khám phá mới của thời đại ,như chính cốt cách , căn bản giáo lý Phật đà hơn  hai mươi lăm thế kỷ trước.Và đó cũng chính là sự mặc định Phật giáo không phải là một tôn giáo.

 Mùa xuân phương đông nói chung và của Việt Nam chúng ta nói riêng, luôn gắn liền với  hình ảnh Phật giáo bao đời nay mà dường như nói đến mùa xuân mà không nói đến Phật gíáo (Lễ Chùa Đầu Xuân) là không còn  mùa xuân vậy. Đó là điều chắc chắn. Đạo lý Tứ Ân Phật giáo  đã un đúc nên tinh thần thờ cúng Tổ Tiên – Tưởng Nhớ Ông Bà trong những ngày xuân thật vô cùng  ý nghĩa .Ngay như Ông Táo Công mà chúng ta còn cúng tiển đưa nữa là ai. Họ không phải là ma quỷ, là  kẻ khuất bóng âm cung, mà là những người mở mang bở cõi, những người sanh đẻ ta ra mới có ngày nay. Tưởng nhớ  họ chính là gìn giử tính cách giáo dục  ngàn đời trong tinh thần dân tộc , một dân tộc phương đông.

Hai vế thơ cuối của hai vị thiền sư  vừa nêu trên , rất ứng hiện với những người con đất Việt đang sống xa xứ. Nhất là những nước đông Âu. Người ta kể rằng ở  những nơi này , tuy giao thừa mồng một tết không được như quê nhà nhưng điều chắc chắn và gần như phải có là ai ai cũng đều mong muốn đến ngôi chùa gần nhất lễ bái và xin lộc đầu năm. Ngôi chùa dù ở đâu vẫn là nơi che chở hồn dân tộc – Nếp sống muôn đời của Tổ Tông (Thơ Ôn Mãn Giác). Hình ảnh này  rất cuốn hút người bản địa và họ cũng dễ dàng hòa nhập với người Việt chúng ta đón mừng  xuân mới. Điều này có nghĩa rằng họ luôn đi tìm những cái gì họ  thiếu hoặc không có, nhất là tinh thần tương trợ, sống quần cư  và đặc biệt truyền thống  thờ cúng Tổ Tiên của người Việt chúng ta. Như vậy tinh thần dân tộc  người Việt xa xứ vẫn luôn bắt nguồn từ ngôi chùa , vì ngôi chùa đã gìn giữ tất cả niềm tự hào đó để có tất cả hôm nay dù là ở xứ người lạnh giá.

Bà con người Việt chúng ta ly tán, xa xứ có rất nhiều nguyên do , nhưng  tinh thần dân tộc, truyền thống Uống Nước Nhớ nguồn thì vẫn chỉ có một . Đó là hình ảnh ngày tết . Vậy nên khi đọc lên hai vế thơ trong ý nghĩa này chúng ta mới hiều hết  những vui buồn của nhiều mãnh đời khác nhau . Tôi rất ấn tượng  khi nhìn những tấm hình chụp  mái chùa Việt chìm sâu trong  lớp tuyết dày, không gian chung quanh xám xịch, chư Tăng và Phật tử đều co ro trong những bộ áo ấm dầy nhiều lớp. Vậy mà nhìn lên  chánh điện, một khung  cảnh mới ấm áp làm sao. Đức nghiêm từ ngồi đó mĩm cười nhìn   hàng con Phật  co ro trong niềm tin chánh pháp, trong tinh thần dân tộc ngàn năm.

 

                    Nếu chẵng một phen sương thấm lạnh (?)

                      Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết (?)

Đọc đi đọc lại rất nhiều lần mà nếu cũng chỉ hai câu  đó thôi , sao lòng vẫn  chạnh thương , cảm hoài  nhưng rất mạnh mẻ dứt khoát , khẳng định rằng mùa xuân vẫn còn mãi bên ta dù đã phải chịu một mùa đông giá rét.   

                                                                                                                                   

                                    Giác Đạo  DƯƠNG KINHTHÀNH                                                                                                      


http://nguoiphattu.com/news/chut-chanh-long-ngau-hung-mua-xuan.d-2271.aspx


Âm lịch

Ảnh đẹp