Ông Bà, Tổ Tiên
và sau đó là việc cầu phước lành.
Cúng Phật có nghĩa là chúng ta, đứng hay quỳ lạy trước bàn thờ, qua
nén hương và những vật thể, dâng hiến tự tâm, để tỏ lòng tri ân thành
kính, và tưởng nhớ đến những gì Đức Phật đã làm cho chúng sanh, hầu đem
áp dụng vào cuộc sống của mình, để được giải thoát và giác ngộ như
Phật.
Cúng phải có quy cách của nó. Nghĩa là cách thức cúng được quy định trong Nghi Lễ qua những điều kiện sau đây:
- Lòng thành kính đối với Phật.
- Trang nghiêm thanh tịnh trong lúc cúng.
- Lễ phẩm: hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi
khi thêm cơm trắng... dù nhiều hay ít, ngon hay dở đều phải là thật. Vì
đây là biểu hiện của tấm lòng chân thật của chúng ta đối với Phật.
Tuy nhiên phần phẩm vật cũng tùy thuộc, hoàn cảnh riêng của mỗi gia
đình, không phải bất cứ nhà nào cũng làm được việc ấy. Nếu chúng ta
không có, thì chỉ cúng hoa trái, vào những ngày rằm, mùng một hoặc
những ngày vía Phật và Bồ tát.
Mỗi ngày, mặc dù không có hoa
trái, nên quét dọn bàn thờ sạch sẽ, thay nước sạch, đốt hương cúng
Phật, vì : Phật tức tâm, Phật chứng tại tấm lòng, tâm tức Phật lòng
thành có Phật.
Cúng Phật là tưởng nhớ đến Ngài như còn tại thế,
nếu chúng ta mỗi khi cúng Phật, lại bày biện đủ yến tiệc, cỗ bàn linh
đình, để cầu danh lợi cho cá nhân, thì mất đi ý nghĩa sâu xa và biến nó
trở nên Mê Tín.
Tại tư gia, cúng ngọ nếu được thực hành vào mỗi ngày thì rất tốt nhưng không bắt buộc.
Tóm lại, cúng Phật là một cung cách rất thiết yếu của người Phật Tử có
lòng tin đối với Phật và cũng là bổn phận làm người Phật Tử, không thể
thiếu trong việc cải tiến bản thân, cũng như xây dựng xã hội an lạc
trên phương diện tâm linh và mong nhờ Đức Phật gia hộ cho chúng ta được
an lành trên con đường Giác Ngộ và Giải Thoát.
Cúng là một
hành động tri ân và báo ân đối với những bậc Tiền Nhân vĩ đại. Cúng
cũng là một phương thức giáo dục con người ý thức Truyền Thống Tổ Tiên,
lý tưởng Giống Nòi và Tín Ngưỡng để họ làm tròn bổn phận làm người.
Đọc thì dễ, viết thì khó, suy nghĩ càng khó hơn. Thực hành thì khỏi nói, bởi vì qúa khó...
Người Phật tử đã có lòng tin kiên trì và vững chắc, lại thêm sự trợ
giúp của Bồ đề tâm thì chẳng có sự khó khăn nào mà không vượt qua được.
Cũng như Đức Phật, ngày xưa dưới cội Bồ Đề đã thệ nguyện rằng :
" Nếu ta ngồi đây mà không tìm ra đạo lý nhiệm mầu,
không tìm ra lẽ huyền bí của vũ trụ vạn pháp, dù thịt nát xương tan, ta
quyết định không rời bỏ chổ ngồi này".
Sau 49 ngày thiền định. Ngài đã giác ngộ ở ngôi vị Đại Giác với danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Vậy kể từ hôm nay, chúng ta hãy thử trồng một cây Bồ Đề Tâm qua sự Thờ,
Lạy, Cúng Phật mỗi ngày. Trước là có được một bóng mát che thân và sau
người khác được nhờ.
Kính bút,
TS Hụê Dân