Sau nhiều năm trị bệnh tôi thấy đa số đồng bào miền Nam đều có
thói quen uống nhiều nước đá, nước trà đá, nước tủ lạnh kế đến là
nước cam, nước chanh, nước ngọt công nghiệp, nước dừa, nước mía,
nước sâm và ăn nhiều đồ mát như cải bẹ xanh, rau mồng tơi, rau dền,
đậu bắp, khổ qua, rau má, canh tập tàng… Trái lại ít ăn nghệ, gừng,
riềng, tỏi, sả… là những thức ăn dương tính so với đồng bào ở miền
Bắc và Trung… Nói chung là đồng bào ở miền Nam hay sử dụng các
thức ăn uống mang tính âm (nói nôm na là đồ mát). Vì họ nghĩ là
thời tiết nóng nực và cũng nóng nực trong mình nên ăn uống đồ mát
để giải nhiệt. Nghĩ thế là không sai nhưng chính vì quan điểm này
mà nhiều người đã lạm dụng lâu ngày các thức ăn uống trên khiến cơ
thể bị âm hóa sinh ra nhiều bệnh như đau (mỏi) lưng, nhức đầu, mỏi
cổ gáy, vai, thần kinh tọa, cảm lạnh (hoặc dễ bị lạnh), hen phế quản,
viêm đại tràng, trĩ, lòi dom, tiêu chảy, đau khớp gối, yếu tim, hay mệt
mỏi bần thần, thiếu máu, mặt xanh xao, vàng vọt hay sợ lạnh, sợ gió,
bướu cổ, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thị lực kém, lười biếng,
không năng động, yếu sinh lý, huyết trắng… Ngoài ra hơn khoảng
chục năm trở lại đây, đa số phụ nữ uống nhiều cam, chanh, nước dừa
với ý nghĩ là để cho đẹp da và chống lão hóa (theo Tây Y). Cho nên
càng khiến cho cơ thể nhiều người bị âm hóa sinh ra nhiều bệnh như
cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, thần kinh tọa, huyết áp
thấp, suy nhược cơ thể, biếng ăn…
Nhận thấy đây là một tập tục về ăn uống rất tai hại cho sức
khỏe của đồng bào ta, cho nên tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và
cho ra đời một bài thuốc bằng thức ăn gồm 3 vị mang tính thuần
dương (ấm, nóng) như sau: NGHỆ ‐ TRÒNG ĐỎ HỘT GÀ ‐ MẬT
ONG để giúp đồng bào có thể cân bằng lại âm dương trong cơ thể
mình từ đó sẽ bớt bệnh và tăng cường được sức khỏe. Đây là ba vị
thuốc (cũng là thức ăn) có nhiều dược tính quý báu cũng đã được
nhiều dân tộc trên thế giới dùng hằng mấy nghìn năm qua. Cho nên
rất tự nhiên và an toàn.
LƯU Ý: Điểm đặc biệt của toa này là chỉ trị bệnh Hàn (bệnh lạnh)
chứ không trị bệnh Nhiệt (bệnh nóng) và phải dùng dưới dạng chưng cách
thủy mới hiệu quả.
Toa này do tôi sáng chế từ năm 1976 cùng lúc với toa Âm
Dương thang (tức là toa Tắc‐Nghệ) và đã được bệnh nhân rất tín
nhiệm trong suốt hơn 20 năm qua (Hai toa này đã được tôi ghi trong
sách Bài Giảng Diện Chẩn ‐ Điều Khiển Liệu Pháp trang 56, tái bản
1993). Qua thời gian dài thử nghiệm tôi thấy toa NGHỆ ‐ HỘT GÀ ‐
MẬT ONG trị được khoảng 40 bệnh chứng có nguyên nhân do lạnh
như sau:
15. Thiếu máu, mặt xanh xao, 37. Viêm đại tràng mạn tính.
vàng vọt.
16. Tay chân lạnh, thường 38. Đau gan vàng da (chỉ dùng
xuyên mặc áo len.
17. Nhức đầu.
18. Mất ngủ.
19. Đau lưng
20. Yếu sinh lý
21. Rong kinh
22. Huyết trắng.
nghệ, mật ong chưng cách thủy,
không dùng hột gà).
39. Sa tử cung.
40. Sa dây chằng.
41. Mệt tim (do uống nhiều nước
dừa).
42. Mỏi cổ gáy vai (do uống nhiều
nước đá).
43. Huyết áp thấp.
44. Ung thư máu.
Toa Tắc nghệ (Âm – Dương thang) dùng để quân bình Âm
Dương cho nên chữa được các bệnh do nóng hay lạnh như cảm
nóng, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang trong khi toa Nghệ ‐
Hột gà ‐ Mật ong chỉ chữa được các bệnh do lạnh mà thôi. Riêng
Nghệ xắt lát phơi khô ngâm rượu để dành có thể trị vết thương
nhiễm trùng, đứt da thịt, trầy xướt da chảy máu.
CÔNG THỨC:
1. Nghệ xà cừ (còn gọi là nghệ Tàu, tức nghệ khi ta cạo
vỏ thấy có màu vàng sậm) : Một củ bằng ngón chân
cái người bệnh.
2. Hột gà: Nên chọn hột gà ta còn mới tốt hơn hột gà Mỹ
và chỉ lấy tròng đỏ, bỏ tròng trắng.
3. Mật ong nguyên chất: Có thể mua mật ong ở các tiệm
bán mật ong hay công ty nuôi ong nếu không có mật
ong rừng.
CÁCH CHẾ: Nghệ rửa sạch, cạo vỏ để trong chén ăn cơm rồi
giã nhỏ ra. Xong đổ vào cỡ 1/3 chén nước nóng rồi dầm cho dễ ra
nước nghệ. Xong ép lấy nước nghệ, bỏ xác ra kế đến cho tròng đỏ
hột gà và hai muỗng café mật ong vô chén. Tất cả đánh nhuyễn rồi
đem chưng cách thủy. Sau khi sôi độ 10 phút bắc xuống, ăn lúc còn
ấm. Khi chín nó có dạng như bánh flan, ăn khá ngon.
CÁCH DÙNG: Nên ăn vào khoảng 8‐9 giờ tối, cách buổi cơm
chiều 3 giờ (ăn mỗi ngày một lần). Ăn một liệu trình từ 3 hoặc 6 hoặc
9 hay 12 ngày tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ, mới bị hay đã lâu.
Nếu nhẹ thì ăn ít ngày, nặng thì ăn nhiều ngày hơn. Ăn đợt một liên
tiếp trong 3 hoặc 6 hoặc 9 hay 12 ngày. Nếu chưa thấy hết lạnh (hoặc
chưa thấy ấm) thì cứ tiếp tục ăn cho đến khi thấy nóng trong người
(táo bón, nổi mụn nhọt, viêm họng, mất ngủ, ho nhiều) thì dừng lại
không ăn nữa (nên nhớ đây là thức ăn nhưng cũng là thuốc cho nên
chớ nên dùng quá liều sẽ có hại). Ngưng một tuần sẽ ăn lại nếu chưa
hết bệnh. Ăn ba đợt thì ngưng một tháng mới ăn lại từng đợt như
cũ. Nếu đã hết bệnh thì thỉnh thoảng khoảng nửa tháng hay một
tuần cũng nên ăn một lần để củng cố kết quả cho lâu bền hơn.
LƯU Ý: Toa này có thể gia giảm như sau:
‐ Nếu thấy đàm nhiều thì bớt mật ong, dùng 1 muỗng thay vì 2
muỗng café (vì ngọt nhiều hay sinh đàm).
Nếu thấy nóng quá thì bớt nghệ lại (dùng củ nhỏ hơn).
‐ Con nít dùng rất tốt tuy nhiên liều lượng cần phải giảm còn
1/3 của người lớn và không nên dùng nhiều ngày. Vì con nít dương
khí nhiều, nghệ cũng dương cho nên dùng nhiều không được là vì
thế.
‐ Phải dùng nghệ tươi mới có công hiệu nhiều hơn. Đừng vì
tiện lợi mà dùng nghệ bột bán sẵn sẽ không có hiệu nghiệm bằng. Và
sau hết xin nhắc lại là phải chưng cách thủy mới đúng cách và có
hiệu quả cao.
TOA ÂM DƯƠNG THANG gồm hai vị tắc và nghệ. Trái tắc
có tính mát (thuộc âm), nghệ có tính ấm, nóng (thuộc dương).
CÁCH LÀM: Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Trái tắc (lựa trái to, còn
tươi xanh, đừng lựa trái chín) cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vô chén,
thêm vào 3 muỗng mật ong (hay đường phèn) và ½ chén nước đem
chưng cách thủy 15 phút. Uống sau hai bữa cơm chính trong ngày,
mỗi lần uống 5 muỗng cà phê (xác nghệ và trái tắc có thể ăn nếu
muốn). Không được dùng trước khi ăn cơm. Cần lưu ý: đối với bệnh
lạnh và người hư nhược, yếu ớt (Đông Y gọi là hư hàn), phải dùng nghệ
nhiều (cỡ ngón chân cái người lớn) và tắc ít (1/2 trái tắc). Trái lại đối với
bệnh nóng, dùng trái tắc nhiều (2‐3 trái bổ đôi) và nghệ ít cỡ ½ lóng ngón
tay út, cạo vỏ, giã nhỏ bỏ vào ½ chén nước). Liều lượng cho trẻ nhỏ bằng
1/3 hay ½ người lớn. Toa này ăn rất thơm ngon và công hiệu nhưng nên
nhớ đây là thuốc rất mạnh cho nên chớ coi thường mà lạm dụng quá liều
lượng quy định sẽ bị phản tác dụng, có haị.
Dấu hiệu bệnh nhiệt (nóng): Không sợ trời lạnh, không sợ gió,
không sợ nước lạnh, hơi thở nóng, môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,
khát nước, tiểu nóng, vàng. Mạch cổ tay đập nhanh, mạnh.
Dấu hiệu bệnh hàn (lạnh): Ngược lại với các dấu hiệu trên, sợ
khí hậu lạnh, sợ gió, sợ nước lạnh, hơi thở lạnh, môi khô, lưỡi không
đỏ, rêu lưỡi trắng, không khát nước, tiểu trong. Mạch cổ tay đập
chậm, yếu.
Toa Âm Dương thang cũng trị được nhiều bệnh, trong đó có
cảm lạnh (dùng nghệ nhiều tắc ít), cảm nóng (dùng tắc nhiều nghệ
ít), suyễn hàn (nghệ nhiều tắc ít), suyễn nhiệt (tắc nhiều nghệ ít), thấp
khớp (tùy dạng nhiệt hay hàn mà để nghệ nhiều hay ít), bế kinh (tùy
dạng nhiệt hay hàn mà để tắc nhiều hay nghệ nhiều), viêm xoang,
viêm phế quản mạn tính (ngứa cổ ho hoài) viêm mũi dị ứng, nhức
đầu, mất ngủ…
Lưu ý: Xin các bạn đọc kỹ bài này 10 lần trước khi dùng:
Xin mời các bạn thử nghiệm sẽ thấy hiệu quả.