15/09/2010 21:52 (GMT+7)
Số lượt xem: 5478
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

4. Phương thuốc thần diệu để cai thuốc phiện

(ngàn vạn phần chẳng được thêm một vị thuốc nào khác vào, hễ thêm vào thì bài thuốc không còn linh nghiệm nữa)


Nha phiến gây hại, những người bị mắc hại chẳng biết là bao nhiêu. Những đồng bào có chí thường muốn cai nghiện nhưng khổ vì không có phương thuốc tốt lành. Gần đây, những thuốc hoàn để cai thuốc phiện bán trên thị trường phần nhiều bỏ thêm chất độc ma-phi (morphine), tuy có thể đè nén được cơn thèm thuốc, nhưng người dùng bị hại càng quá hơn nữa. Nay phương thuốc thần diệu này giản tiện dễ chế biến, có lợi không gây hại, chỉ mong sao những ai có chí cai hút nha phiến đều mau chiếu theo toa mà uống, bách phát bách trúng, muôn vàn phần chớ coi thường!



* Toa thuốc:



Cam Thảo (Radix Glycyrrhizae) tám lạng[45].

Xuyên Bối Mẫu (Bulbus Fritillariae cirrhosa) bốn lạng.

Đỗ Trọng (Eucommia Ulmoides Oliver) bốn lạng.

Thuốc gồm ba vị, dùng sáu cân (60 lạng) nước trong, sắc còn một nửa, đem thuốc lọc qua vải để bỏ bã, bỏ thêm một cân đường đỏ tốt làm thành cao. Mỗi lần uống ba tiền, chiêu với nước ấm.



* Cách uống:



Ba ngày đầu mỗi ngày dùng một lạng thuốc cao, bỏ thêm một tiền thuốc phiện. Ngày thứ tư, năm, sáu, cứ mỗi một lạng thuốc cao, bỏ thêm tám phân[46] thuốc phiện. Ngày thứ bảy, tám, chín, cứ mỗi lạng chỉ thêm sáu phân. Đến ngày thứ mười, mười một, mười hai, cứ mỗi lạng bỏ thêm bốn phân thuốc phiện. Đến ngày mười ba, mười bốn, mười lăm, mỗi một lạng thêm hai phân thuốc phiện. Đến ngày mười sáu, mười bảy, mười tám, mỗi lạng thêm một phân thuốc phiện. Sau ngày mười tám cứ mỗi lạng thêm một phân thuốc phiện. Lại uống bảy ngày, sau đấy không cần thêm thuốc phiện vào nữa. Uống xong thuốc cao này, bệnh nghiện tự dứt, không khó chịu cũng như chẳng bị hết thảy bệnh vặt. Thật là phương thuốc kỳ diệu. Cai nghiện xong, chớ hút lại. Yêu tiếc quang âm, bảo dưỡng tinh thần, hết sức cầu mong. Trong lúc đang uống thuốc cai nghiện, phải kiêng chất chua.



* Biện pháp phòng ngừa:



Nếu đang cai nghiện mà nẩy sanh những bệnh tật khác thì với mỗi lạng thuốc cao, chiếu theo kỳ hạn mà tăng thêm một phân thuốc phiện, chớ bỏ quá nhiều, tự nhiên bệnh lành, vạn người chẳng sót một ai. Phương thuốc này trị lành rất nhiều người, có kẻ mỗi ngày hút hai ba lạng thuốc phiện, uống vào một liều đều dứt được cơn nghiện. Chẳng những không sanh bệnh tật, tinh thần lại còn mạnh mẽ, cực kỳ linh nghiệm.



5. Nguyên bạt

(lời bạt cho bộ Tăng Quảng Văn Sao)



Pháp sư Ấn Quang, pháp danh Thánh Lượng, biệt hiệu Thường Tàm (thường hổ thẹn), là người huyện Cáp Dương tỉnh Thiểm Tây, trụ tích tại lầu Tàng Kinh của chùa Pháp Vũ, Phổ Đà, đời hiếm người biết đến. Năm Giáp Dần (1914), cư sĩ Cao Hạc Niên đem mấy thiên trong Văn Sao của Sư đăng tải trong Phật Học Tùng Báo, Úy tôi nhận lấy đọc, chắp tay hoan hỷ, than là chưa từng có! Đại pháp suy kém, lúc này là cùng cực, chẳng ngờ trong đời còn có bậc có đủ chánh tri chánh kiến như thầy tôi. Tiếp nối huệ mạng của Phật chính là đây. Văn của Sư không một chữ nào không có lai lịch, sự thâm nhập được hiển lộ, phù hợp khéo léo với thời cơ, quả thật là thuốc tốt lành thích ứng căn bệnh trong đời Mạt Pháp vậy. Mùa Xuân năm Mậu Ngọ (1918), suốt năm đã thâu thập, dò hỏi được hai mươi hai thiên văn chương, bèn đem in ở kinh đô, đó là bộ Sơ Biên. Quay về yết kiến Sư tại Phổ Đà, thâu thập được khá nhiều bản cảo, lại được những người quen biết, bè bạn sao lại những thư của Sư gởi cho xem. Mùa Thu năm Kỷ Mùi (1919), lại đem những bản đã sao lục hay giữ được gồm ba mươi tám thiên in thành bộ Tục Biên. Mùa Đông năm ấy, đi cứu tế trở về Nam, Tăng - tục miền Nam tìm đọc sách ấy càng nhiều, bèn thương lượng với Thương Vụ Ấn Thư Quán in lại để lưu truyền rộng rãi. Lại được ông Trương Vân Lôi ra sức thâu góp rộng rãi, cùng với Úy tiếp tục thâu thập bản cảo, tổng cộng tăng thêm ba mươi bốn thiên. Do ba vị Châu Mạnh Do, Châu Xích Manh, Hoàng Ấu Hy kết hợp bộ Sơ Biên và Tục Biên, phân loại sắp xếp theo thứ tự, giảo duyệt cặn kẽ, so với hai lần in trước lại càng hoàn thiện hơn. Sách soạn thành, kính cẩn ghi lại duyên khởi như thế đó.

Trọng Đông (giữa mùa Đông) năm Canh Thân (1920), Từ Văn Úy ở Chiết Tây kính đề.

http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang17.htm



Nguồn: http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang17.htm


Âm lịch

Ảnh đẹp