Thơ toàn bích


Thi sĩ Quách Tấn
09/12/2012 15:32 (GMT+7)
Số lượt xem: 103603
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Thơ được liệt vào Ưu đẳng Thượng hạng phải là những bài thơ  hình  thức cũng  như nội dung, không ai bắt  bẻ được, tức là toàn hảo như thơ Khóc Chồng của Hồ Xuân Hương, thơ Đề Nghĩa Lư của Phạm Thái, v.v… đã dẫn ở bài số 1.


Những bài thơ ấy, cũng như ngọc không có chút tỳ vết nên gọi là toàn bích.

 

Thơ toàn bích rất hiếm. Những đại gia văn chương như Phạm  Thái,  bà  Huyện  Thanh  Quan,  Hồ  Xuân  Hương, Nguyễn  Khuyến,  Phan  Sào  Nam,  mỗi  người  có  được chừng năm ba bài là nhiều.

 

Tương An Quận vương triều Minh Mạng, Tự Đức, cũng là một đại gia văn chương, có nhiều danh tác, có nhiều câu


 

tuyệt diệu. Song xem kỹ thì bài nào cũng có tỳ vết, hoặc nhiều  hoặc  ít, chớ rất ít bài hoàn toàn đẹp cả ngoài lẫn trong. Ví dụ bài Thu Cảm:

 

Bên cảnh bên tình khéo vấn vương Sầu thu đưa hạ chạnh trăm đường Tiếng ve dài dặc nghe thêm thảm Mặt nguyệt tròn hin ngó dễ thương Vàng thếp giếng ngô sa lá gió

Bạc xuy giạu cúc nảy chồi sương Dầu chong trắng dĩa chưa yên giấc Lăm phá thành sầu đã hết phương.

 

Cặp luận thật siêu trác. Còn những câu 1, 2, 3, 7, 8 đều là giai cú.  Riêng tiếc câu 4 “Mặt nguyệt tròn hin ngó dễ thương” thật là một mãnh vải điều chắp vào tấm áo gấm.

 

Vẫn biết rằng bài Thu Cảm này, tác giả mượn cảnh để tả tình, tả nỗi lòng trước cái chết của Hồng Bảo và câu “Mặt nguyệt… dễ thương” là ám chỉ vị hoàng tử bị Tự Đức làm tội phản nghịch. Song  đọc mấy câu trên rồi đọc đến câu “Mặt  nguyệt…” chúng ta có  cảm  tưởng  như  nghe một thiếu phụ đang khóc chồng, chợt ngước lên nhìn quanh và nói “bộ mặt ngó dễ thương quá” đoạn lại cúi xuống khóc thảm thiết.

 

Bài nầy là một viên ngọc quá đẹp mà có một vết quá rõ không cần đến cặp mắt của người rành ngọc cũng trông thấy dễ dàng.

 

Hai bài sau đây của Vương cũng là 2 viên ngọc có vết:

 

THIÊN MỤ HOÀI CỔ

 

Thiên Mụ rày xem cỏ lướt mây

Xe loan qua lại dấu còn đây

Ngọc hoàng điện trước ngằn rêu lấp

 

Di Lặc chùa sau tiếng dế vây Thảm lấp Phủ Câu sông một giải Sầu giăng Long Thọ núi liền dây Cảnh trời trông thấy thêm buồn bã Còn thiếu quyên kêu xó gốc cây.

 

QUAN CÔNG CƯ TÀO

 

Tôi chúa đôi phương cảnh quạnh hiu

Cũng vì một chút nghĩa liu điu Ơn Tào dẫu chất nghìn cân nặng Nợ Hán còn mang một gánh trìu

Đuốc ngọc canh khuya trời một góc

Vưn đào thề cũ ruột trăm chiều

Ví ai muốn thấu nguồn cơn ấy

Xin hỏi chàng Trương nỗi khúc khiu.

 

Vết trong 2 viên ngọc này có phần nhỏ, nếu không “thổi lông” thì không nhìn thấy rõ. Đó là “xó gốc cây” trong bài Thiên Mụ và “nghĩa  liu điu” trong bài Quan công. Mấy chữ đó chỉ vì thi cước thi vận mà đem vào cho đủ số đủ vần đó thôi! Xét kỹ, câu “còn thiếu,  quyên kêu xó gốc cây” tuy lời kém song ý hay. Tác giả rút trụm tình cảnh ở các câu trên để kết luận rằng “cảnh vong quốc đã hiển hiện ra trước mắt rồi chỉ còn thiếu lời công bố nữa mà thôi”. Bài Thu Cảm ngụ ý nói về việc Tự Đức giết Hồng Bảo. Còn bài này phải chăng cũng ngụ ý nói về nghi vấn “Tự Đức không phải huyết thống nhà  Nguyễn” và bảo thầm rằng “Nhà Nguyễn đã mất hẳn ngôi rồi, chỉ còn thiếu lời xác nhận.” Câu này nói về tình hình nước Việt Nam thời Tự Đức cũng hay mà nói riêng về triều nhà Nguyễn cũng hay. Nếu nói riêng về vua Tự Đức là dòng dõi khác thì câu “còn thiếu quyên kêu” có liên quan đến câu “ví ai muốn biết nguồn cơn ấy. Xin hỏi chàng Trương nỗi khúc khiu”

trong bài Quan Công Cư Tào.

 

Chàng Trương trong câu đó không phải là Trương Phi như nhiều người lầm tưởng mà là Trương Liêu. Bởi lúc Quan công qui thuận  Tào Tháo, Trương Phi không có mặt và chính Trương Liêu là đầu mối của việc hàng Tào. Tương An mượn họ Trương Tàu để nói họ  Trương Ta: Trương Đăng Quế, vì nghe truyền rằng chính Trương  Đăng Quế chủ mưu việc thay đổi hoàng tử.

 

Cũng như bài Thiên Mụ, bài Quan công có một “nội chi vị” và “ngoại huyền chi thanh”. Riêng tiếc câu thứ 2 “cũng vì một  chút  nghĩa  liu điu” không ổn. Không ổn chẳng những vì mấy chữ “nghĩa liu điu” làm mất vẻ trang trọng của bài thơ mà còn vì ý thừa thượng song không tiếp hạ. Ý câu 2 và 2 câu 3, 4 thật chẳng liên quan chi đến nhau cả. Mới xem qua thì thấy cái vết trong câu này “có phần nhỏ” song xét lại thì lớn bằng cái vết trong câu “Mặt nguyệt tròn hin ngó dễ thương” trong bài Thu Cảm.

 

Mặc dù có vết, ba bài thơ Thu Cảm, Thiên Mụ Hoài Cổ, Quan Công Cư Tào đều thuộc về hạng ưu tú, nhưng ở cấp

2 hoặc 3.

 

*

 

Thơ bà Huyện Thanh Quan có lắm bài cũng không toàn bích. Như bài Trấn Bắc Hoành Cung Hoài Cổ:

 

Trấn Bắc hành cung cỏ đãi dầu Khiến người qua đó chạnh lòng đau Chín tầng sen rớt hơi hương ngự Năm thức mây phong nếp áo chầu Sóng lớp phế hưng coi đã rộn Chuông hồi kim cổ lắng càng mau Người xưa cảnh cũ nào đâu tá

 


Khéo ngẫn ngơ thay lũ trọc đầu.

 

Bốn câu giữa thật trác việt. Câu 1, 2, 7 cũng tao nhã. Riêng câu 8 làm cho người đọc phải ngờ rằng thơ của Trần Tế Xương hay Hồ Xuân Hương lộn vào. Có thể ví bài này là một giai nhân tuyệt sắc mà 2 bàn chân lại thô!

 

Bài Chơi Khán Đài Tức Cảnh được nhiều thức giả tán thưởng:

 

Êm ái chiều xuân tới Khán Đài Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng

Một vũng tang thương nước lẫn trời

Bể khổ nghìn tầm mong tát cạn Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi Nào nào Cực lạc là đâu tá

Cc lạc là đây chín rõ mười.

 

Toàn bài không có câu nào kém. Nhưng so với bài Thăng Long, Trấn Bắc thì bài này xuống thấp 2 bậc. Thêm nữa 4 câu sau trong bài lại là 4 câu sau của bài phú đắc “Tới đây mến cảnh mến thầy. Tuy  vui  đạo Phật chưa khuây lòng trần” của vua Lê Thánh Tông mà các sách đều chép rõ:

 

Câu chuyện trần duyên cũng nực cười Tuy vui đạo Phật chửa khuây người Gió thông đưa kệ tan niềm tục

Hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời

Bể khổ nghìn trùng mong tát cạn Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi Nào nào Cực Lạc là đâu tá

Cc Lạc là đây chín rõ mười

 

Không biết là bà Huyện đã mượn thơ của cổ nhân, hay người sau  chắp vá? Bài thơ bà Huyện cũng như bài thơ vua Lê tuy không thuộc về loại Thượng đẳng, song vẫn là


 

những vần giai tác. Nếu không ghép vào hạng Ưu, cấp trung hay  cấp hạ được thì phải đặt vào hạng Bình cấp thượng.

 

Hạng Ưu cấp trung, cấp hạ để dành cho những bài có những câu  trác tuyệt nhưng bên cạnh lại có câu hoặc có đôi ba chữ sút kém như bài Trấn Bắc là một.

 

*

 

Làm được bài thơ xuất sắc không khó lắm, song làm được một bài thơ toàn bích thì thật thiên nan vạn nan

 

Một bài thơ toàn bích, như trên đã nói phải đẹp cả trong lẫn ngoài, phải “văn chất bân bân” và lật qua lật lại, xem tới xem lui, vẫn không tìm thấy tỳ vết.

 

Như vậy chúng ta thử xét lại bài Thăng Long Thành Hoài Cổ của bà Huyện Thanh Quan xem đã thật toàn bích chưa. Bài ấy các sách đều chép:

 

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoát mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn bền gan cùng tuế nguyệt

Nưc còn cau mặt với tang thương

Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

 

Trong Úc Viên Thi Thoại, Đông Hồ giảng bình bài này. Họ Lâm khuyên son 54 chữ và nọc 2 chữ “vẫn bền” trong câu luận, vì đó là  “2 phiến đá chắn ngăn nguồn thơ son đang một chiều lưu loát chảy  xuôi dòng”. Lại nói thêm: “vẫn bền” đã vươn ngang dòng thi tứ, là  muốn nói theo phương diện thi pháp thi thần. Đến như đứng trên phương diện thực chất mà xét ra, đá đâu phải là một thể bất biến


mà “vẫn bền” cho được. Nay bảo rằng “Đá vẫn bền gan”, chẳng những không thông nguồn cảm hứng mà còn sai với định luật vật lý nữa. Do đó Đông Hồ đề nghị sửa 2 tiếng “vẫn bền” ra “cũng sờn”.

 

Đá cũng sờn gan cùng tuế nguyệt

Nưc còn cau mặt với tang thương.

 

Đông Hồ phê bình rất đúng và sửa lại như vậy thì mạch văn khỏi bị đứt. Nhưng ý câu trên và ý câu dưới đều xuôi theo một chiều, lại thêm mới nghe qua thì đặc thù mà đi sâu vào thì tương cận, bị mắc vào bệnh “hợp chưởng”. Ví như câu thơ của Đỗ Phủ:

 

Hoa kỉnh bất tằng duyên khách tảo

Bồng môn kim thủy vị quân khai

(Đưng hoa chẳng từng nhân có khách mà quét

Ca bồng hôm nay vì chàng mới mở ra)

 

Các nhà thi học chê là “trùng phức” bởi “hoa kỉnh” với “bồng môn”, “duyên khách tảo” với “vị quân khai”, ý đại để cũng là một mà thôi.

 

Câu của bà Huyện Thanh Quan tôi nghe truyền là:

 

Đá dẫu bền gan cùng tuế nguyệt

Nưc còn cau mặt với tang thương

 

Đá kia tượng trưng cho Chí. Nước kia tượng trưng cho Tâm.

Đứng trước cảnh tang thương của cảnh vật, chí dẫu không sờn, song lòng không thể không động.

 

Ý nói: Dù ai nuôi chí “rèn đá vá trời”, gan vững bền cùng ngày tháng đi nữa, mà nhìn thấy dấu xưa, nghĩ đến cuộc bể dâu đã trải thì làm sao lòng khỏi bị xúc động như mặt nước gió xao.

 


 

Người có chí lớn còn thế, huống hồ phận cân quắc phong lưu, sao cho khỏi đoạn trường khi soi gương kim cổ.

 

Nghìn thu gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

 

Với chữ Dẫu, lời đã liền, mạch đã thông mà ý lại khúc. Tôi tin chắc rằng chữ Dẫu là của bà Huyện:

 

Đá dẫu bền gan cùng tuế nguyệt

Nưc còn cau mặt với tang thương

Châu đã về Hợp Phố rồi thì câu thơ trở nên hoàn hảo. Nhưng theo tôi  thì bài thơ chưa thật hoàn toàn là viên

“khuê bích vô hà” vì có tỳ vết, một tí thôi ở nơi cặp trạng:

 

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nn cũ lâu đài bóng tịch dương

 

“Bóng” đối với “hồn”, “tịch dương” đối “thu thảo” về mặt tự dạng thì thật chỉnh. Nhưng về mặt ý nghĩa thì nặng nhẹ không được cân. Bởi  Bóng Tịch Dương là một mà Hồn thu thảo lại là 2. Bóng tịch dương là một vì Bóng đứng riêng một mình thì là danh từ mà ghép  chung vào Tịch dương thì Bóng lại trở thành loại tự dính liền vào  Tịch dương. Còn Hồn thu thảo là 2 vì có nghĩa là hồn của thu thảo. Hồn đứng riêng một mình hay đứng chung với Tịch dương vẫn là  danh từ mà 2 chữ Tịch dương  là bổ túc từ.Thêm nữa thu thảo đã được nhân cách hóa bởi chữ Hồn còn Tịch dương vẫn giữ nguyên  “tánh chất”. Chữ Bóng ghép  vào  không  có  mảy may ảnh hưởng  vì  chữ  Bóng không có công dụng nên có cũng được mà không có cũng được. Chữ Hồn trái lại, có tác động mạnh như chúng ta đã thấy. Cho nên trong 2 câu thơ này, Hồn là hoạt tự, Bóng là tử tự. Đối nhau không được chỉnh là vì vậy đó.5

 

Nhưng đó là lối trách bị hiền giả của kẻ “cầu toàn” chớ bài Thăng Long Thành hoài Cổ vẫn giữ giá “liên thành” mà từ xưa đã ấn định.

 

Và tôi “xuy mao” không có mục đích nào khác hơn là để chứng minh cho lời nói “Làm được một bài thơ toàn bích thật thiên nan  vạn  nan” và cũng để nhủ thầm cùng bạn đồng thanh nên rộng rãi khi tuyển thi, bởi ngọc nào cũng thường có ít nhiều tỳ vết.

http://hoangphap.info/Page.aspx?ArticleID=4459&SubID=2&ID=4


Âm lịch

Ảnh đẹp