Ý nói rằng: Vì không có bằng chứng cụ
thể để chứng minh sự đắc thất của văn chương, nên phải cầu
thần áo đỏ ám
trợ bằng cách gật đầu.
“Châu y ám điểm
đầu”
là tích Âu Dương Tu duyệt
điểm thi. Âu
Dương Tu là một
đại gia văn chương đời Tống.
Mỗi lần đi khảo
thí thì nơi chỗ
ngồi xuất hiện một vị
thần áo
đỏ. Những đêm mỏi
mệt mà gặp quyển thi còn nghi
ngờ giá trị,
nếu thần áo đỏ gật đầu thì mới
lấy đậu.
Công có thơ:
Thanh dạ mộng trung
hồ nhãn xứ
Châu y ám lý
điểm đầu thì.
Nghĩa là: Đêm thanh, khi đôi mắt
mơ hồ chìm
vào bóng mộng, thì trong nơi mơ màng, thần áo đỏ khẽ gật đầu.
Ý nói: Khi đôi mắt
mệt mỏi không phân
biệt được giá trị
văn chương, thì thần áo đỏ ám trợ để tránh sự lầm lạc.
Thường nghe giảng rằng câu thơ của Âu công cũng
như câu cổ thi thượng
dẫn ngụ
ý nói về
sự may rủi trong
việc
thi
cử. Cũng có phần
đúng. Song tôi nhận
thấy rằng vị thần áo đỏ của Âu công là một hình ảnh để tượng trưng
cho tấm
lòng son, tức là lòng công bình minh chính, tức
là lương tâm
nhà nghề của duyệt giả. Văn chương
không bằng cứ
thì duyệt giả dựa vào lòng công minh, dựa vào lương tâm của
mình mà đánh giá thấp
cao, mà thủ
hay xả.
Nhưng lòng công minh của
duyệt giả
cũng như của
trường quan, đâu có
bằng cứ?! Đâu có
phải khuôn vàng thước ngọc, bất
di bất dịch?!
Lòng công minh của
con người
tùy thuộc
nhiều
yếu tố
chủ quan như khách
quan
như lập trường, trình độ học vấn, trình
độ nhận thức, hoàn cảnh xã hội…
Cho nên từ
xưa đến nay, không ai dám đưa ra một
định luật
để phán đoán về
sự đắc thất, mức
cao hạ của văn chương.
Tuy vậy, để giúp cho kẻ
hậu sinh một vài đường lối
đi vào rừng thơ, cổ nhân vạch ra ba tiêu chuẩn:
- Đạt ý là diễn tả
được những gì tác giả muốn
diễn tả
- Truyền cảm là làm cho độc giả rung rộng khi
đọc
thơ
như tác giả đã
rung động khi làm thơ
- Trì
hứng
là giữ
lòng thích thú của
người đọc được lâu
bền, tức đọc
rồi còn muốn đọc nữa.
Bài thơ
nào gồm đủ 3 yếu tố đó là bài thơ hay.
Song tài diễn đạt, sức
truyền thụ, độ duy trì có cao có thấp.
Cho nên thơ
hay có
ba đẳng là Ưu, Bình, Thứ
và mỗi
đẳng
chia làm ba
hạng là Thượng, Trung, Hạ. Tổng cộng là 9 bậc,
gọi là cửu phẩm văn chương.
Tiêu chuẩn đã
có, cấp bậc
đã có,
khách yêu thơ
cứ theo đó,
nếu mình chấp
nhận, mà chọn lựa, mà
phân hạng, số thơ mình
đã có sẵn
trong tay.
Thơ Đường luật
còn truyền tụng, từ
đời Trần
cho đến
nay, e không quá
3.000 thiên.
Có người hỏi tôi, trong số thơ
tôi đã được đọc
những bài nào thuộc
vào “Ưu đẳng Thượng hạng” trong chín phẩm văn chương nói trên. Tôi mạnh dạn đáp:
Những
bài
như bài Khóc Chồng của
Hồ Xuân Hương, Đề Nghĩa Lư của Phạm Thái, Thăng Long Thành Hoài Cổ
của bà Huyện Thanh Quan… là những bài hay tuyệt đỉnh.
Những bài này không mấy ai không biết.
Duy bài Khóc Chồng của
bà Hồ, bài mà tôi cho là tuyệt
diệu,
là bài tôi nghe truyền
sau đây:
Trăm năm ông
phủ Vĩnh Tường
ơi Chưa chẵn ba mươi cũng một đời
Chôn
chặt văn chương ba
thước đất Ném tung hồ
thỉ bốn
phương
trời Nắm xương
dưới ván chau mày khóc
Hòn
máu trên tay mỉm
miệng cười Hăm bảy
tháng trời là mấy chốc
Trăm năm
ông phủ
Vĩnh Tường
ơi!
Chớ không phải là bài mà
phần nhiều
các sách chép với cặp luận:
Đòn cân tạo hóa rơi
đâu mất
Miệng túi càn không khép lại thôi.
Bài này tôi
đã nói kỹ
trong tập Hương Vườn
Cũ, nên
ở đây chỉ nêu điểm sai khác giữa
sách và tôi mà thôi.
Những bài của Phạm Thái, của bà Huyện cũng
đã nói nhiều
trong tập thi thoại
Hương Vườn Cũ.
Để thêm thú xin
trích đôi câu kiệt xuất:
- Cỏ biếc
chẳng treo hồn
Sở trướng
13
Trúc vàng thà điểm
giọt Ngu cung
- Dệt gấm
Thanh Nê câu nhất tiếu Thêu
nền
Thúy Ái chữ tam tùng
(Phạm Thái)
- Lối xưa xe ngựa
hồn thu
thảo
Nền cũ lâu
đài bóng tịch dương
- Gác mái ngư ông về
viễn phố
Gõ sừng
mục tử
lại cô thôn
(Bà Huyện Thanh Quan)
Đó là
những câu thơ đẹp trong những câu thơ
đẹp nhất
của Việt Nam,
đẹp không
nhượng những
câu thơ
đẹp của
Đường, Tống, Minh, Thanh.
Cũng thuộc
về
ưu
hạng, những
bài Thu của
Nguyễn
Khuyến,
bài Ký Nội của
Phan Thanh Giản, bài Vịnh Hồ
Hoàn
Kiếm của Nguyễn Cảnh Tuân…
Thơ của Nguyễn Khuyến, Phan Thanh Giản,
nhiều người biết. Thơ của Nguyễn
Cảnh Tuân chưa
được phổ
biến trong làng thơ:
Bóng tháp lô nhô lớp sóng cồn Nhịp cầu nho
nhỏ ghếch sườn non Nước trong đã vắng tăm thần kiếm
Đường rộng
còn bia dấu
pháp môn Kim cổ
treo chung tranh
thủy mặc
Tang thương chớp
nhoáng bóng
hoàng hôn
Nghìn
năm suy thịnh gương
còn đó
Coi thử vầng trăng khuyết
chửa tròn.
Cặp luận tuyệt diệu. So với câu của bà Huyện
Thanh
Quan:
Sóng lớp
phế hưng coi đã
rộn
Chuông hồi
kim
cổ lắng càng mau
Thì một
bên là Điêu Thuyền, một
bên là Tây Thi, khó
phân hơn
kém.
Có nhiều
tuyệt phẩm cũng
như bài Hồ Hoàn Kiếm của
họ Hoàng, không được nhiều người biết, nhiều
người thuộc. Ví
dụ 2 bài sau đây của Phan Sào Nam:
KHÓC TRƯƠNG GIA MÔ
Em muốn
thăm anh chửa
kịp vào
Đi đâu
anh vội chán đời sao
Lánh Tần may có
nguồn Đào nữa
Tìm
Tống e không mãnh
đất
nào Mây bạc nước non
người vắng vẻ
Chim vàng mưa gió bạn
lao xao Giang Nam còn phú ai chăng nhớ
Tiếng
cuốc lưng ghềnh mấy đoạn đau.4