nên dù chỉ
một con đường
nhưng có nhiều cách đi khác nhau.
Có người thì chuyên tâm
niệm Phật-Pháp-Tăng,
có người thì thực hành thiền định, có người thì chuyên trì mật
chú… trong đời sống hằng ngày.
Sau khi đức
Phật Nhập-diệt,
công việc này đã giao
cho chư
vị Tổ sư. Các ngài y cứ
trên kinh-luật, tùy theo
khả năng nhận thức và hoàn cảnh
riêng của từng người, sự khác biệt
về nền văn hóa của
các nước mà thiết định các pháp hành khác
nhau. Nhiều pháp hành được thay đổi phong phú, đa dạng,
cũng như mở rộng khắp nơi là điều rất tự nhiên, vì để
thích hợp với tính chất Phật pháp. Phật pháp vốn siêu việt thời gian và không
gian, nên không bị rơi vào pháp
tu gọi là “tân thời”,
và pháp
tu
không “y nguyên”, càng không
vướng
mắc vào cái “tôi” và
cái “của tôi” như các
học giả, nhà nghiên cứu
thường giải
thích.
Các Kinh luận
Phật học đều dạy
"Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức".
Thật đơn
giản, nhưng để nhận biết, thì việc vận dụng tri thức khái niệm là chưa đủ,
mà cần phải có thêm
sự xác quyết xuất phát từ kinh
nghiệm thực chứng.
Chướng ngại
lớn nhất chính là cách
nhìn phân biệt nhị nguyên. Đó không
phải là nhược điểm
hay là một khuyết tật mà là một
cơ chế sinh tồn phức tạp có nguồn gốc sâu xa
từ cấu trúc và chức
năng của não bộ.
Với tuệ giác
siêu việt, Đức Phật đã nhận biết được khả năng thay đổi cơ chế này nhờ
vào sự quán chiếu nội tâm và
Ngài đã chỉ ra lối
mòn mà
các
khái niệm sai lầm đã
thâm nhập vào tâm thức.
Hơn 25 thế kỷ
sau, các nhà khoa
học hiện đại, bằng những nghiên cứu thực tiễn nghiêm ngặt tinh vi, đã chứng minh rằng tuệ giác của Đức Phật đã đạt được, thông qua pháp quán chiếu chủ quan lại chính xác đến độ kinh ngạc.
Điều quan
trọng nhất, xét trên bình
diện tế bào, các nhà
khoa học đã khám phá
quy luật rằng: Những kinh nghiệm được lặp đi, lặp lại.
Mùa Hạ, PL 2557
BBT TC Hoằng Pháp