21/09/2013 20:18 (GMT+7)
Số lượt xem: 1088
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Nếu có một Mozart thần đồng lúc sáu tuổi đã viết nên những tác phẩm cổ điển bất hủ, nếu có một Newton chỉ nhìn thấy trái táo rơi mà vẽ được quỹ đạo của các hành tinh cách xa hằng năm ánh sáng, hay nếu trong cả hàng triệu người lại có một Einstein chỉ bằng ý niệm mà suy diễn ra thuyết Tương đối, thì tại sao lại không thể có một Đạt Lai Lạt Ma có thể thấy được kiếp trước của mình qua những nhận diện đồ đạc sở hữu lúc chỉ mới là một đứa bé vài tuổi!






Ngay khi nguyên tử, phân tử còn là một ý cấu tạo bằng những vi thể không thể thấy bằng mắt thường. Khi chưa có kính hiển vi, người ta cũng đã biết bào thai được kết hợp bằng những tinh trùng và noãn. Tinh trùng và noãn không hiện hữu sẵn trong cơ thể con người lúc chưa đến thời kỳ phát triển. Nếu không nằm trong cùng một bào thai, thì hàng triệu, hàng tỷ người, là hàng triệu, hàng tỷ khuôn mặt khác nhau. Giá như có hai khuôn mặt giống hệt nhau thì dấu vân tay cũng vân khác nhau. Chừng đó, cũng đủ để con người chiêm nghiệm về một “đấng tạo hóa” quyền năng sáng tạo trên hẳn khả năng con người.

Đấng Tạo hóa đây không có nghĩa là một Đấng Thượng đế như Đức Chúa Trời của Thiên Chúa giáo, hay một đấng thần linh của một tôn giáo nào, mà chỉ là ý niệm về một sự huyền bí của vũ trụ chưa giải thích hoặc hiểu rõ được. Đời người được mô tả là một trăm năm, sau đó, thân xác chỉ còn là tro bụi theo thời gian. Hóa thân nhan sắc em bây giờ là bắt đầu từ một hạt bụi mơ hồ đâu đó trong mênh mông trần thế.

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi,
Để một mai tôi vê làm cát bụi.

Và rồi cát bụi lại hóa thân trở lại làm kiếp con người…


Nếu có một Mozart thần đồng lúc sáu tuổi đã viết nên những tác phẩm cổ điển bất hủ, nếu có một Newton chỉ nhìn thấy trái táo rơi mà vẽ được quỹ đạo của các hành tinh cách xa hằng năm ánh sáng, hay nếu trong cả hàng triệu người lại có một Einstein chỉ bằng ý niệm mà suy diễn ra thuyết Tương đối, thì tại sao lại không thể có một Đạt Lai Lạt Ma có thể thấy được kiếp trước của mình qua những nhận diện đồ đạc sở hữu lúc chỉ mới là một đứa bé vài tuổi!

Có những điều khoa học không chứng minh được, nhưng có thể quan niệm rằng sau một quá trình hàng triệu năm tiến hóa của con người, từ thời ăn lông ở lỗ tiến dần đến nền văn minh hiện đại, thế nào cũng có những cái không những không mất đi mà còn tích lũy để dần dần biến con người thành một sự tái tạo hơn hẳn quá khứ.

Không ai biết được có còn gì sau cái chết, bởi vì người chết đã “một đi không trở lại”, con người chỉ chết có một lần.

Đời người chỉ có một trăm năm và cái lẽ vô thường đã phỏng kiếp người từ lúc mới thành hình. Vũ trụ được đo bằng quang niên thì trăm năm đời người vô cùng, mộng thực chỉ là một sát na trong vô biên vũ trụ. Nhưng không phải vì thế mà vô vị, yếm thế chối bỏ cuộc đời.

Đời người để làm gì đời này qua đời khác thì cũng không ai giải thích. Nói như Trịnh công Sơn: “Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, đời người cũng chỉ để sống…”. Con người sinh ra, nhờ trí tuệ mà phát minh được nhiều điều kỳ thú, và ai cũng muốn để lại một cái gì đó cho hậu thế. Nhưng nền văn minh nào rồi cũng suy tàn sau khi đạt đến đỉnh cao. Văn minh Ai Cập, văn minh Khmer, văn minh Mayars, lnca, La Mã… và những nền văn minh khác lại tiếp nối với những chuyển biến mới khác hẳn với những nền văn minh cũ.

Dù sao cũng khó có thể hiểu một cách đơn giản bằng lý luận. Đời người chỉ cỏ một trăm năm ngắn ngủi, nhưng không không phải vì đời sống quá ngắn ngủi mà có thể làm bất cứ tiêu gì để hưởng thụ khoảng thời gian ngắn ngủi đó, bởi vì còn có đời sau, đời sau nữa. Còn có luân hồi cho đến khi con người có thể thoát khỏi vòng sinh tử bằng sự giác ngộ.

Phật giáo không hẳn là một tôn giáo, hay nói đúng hơn, không hẳn là một tôn giáo thuần túy cho những người nghiên cứu triết lý Phật giáo. Đối với Phật tử, Đức Thích Ca là một Đấng giác ngộ, là người chỉ cho nhân loại con đường đưa đến sự giải thoát, đem đến sự an lạc cho thân tâm.

Triết lý Phật giáo giúp đỡ cho con người rất nhiều về mặt tâm linh, đối đầu với đời sống vật chất. Nhưng trên thực tế cuộc sống, Phật giáo trong ý nghĩa một tôn giáo có thể cần cho con người ĐỜI THƯỜNG hơn là Phật giáo triết lý. Người Phật tử ăn chay, niệm Phật, đi lễ, cúng bái có thể chỉ với ý thức đơn giản: cứu đến sự an lành. Một số khác, muốn hiểu rõ tinh túy của đạo Phật, nghiên cứu triết lý Phật giáo để tìm những giải pháp về vấn đề tâm linh trong đời sống.

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng lý luận thì rất khó đến với tôn giáo. Giác ngộ, không đạt đến được bằng trí thông minh, mà bằng cái tâm của mình. Kiến thức chưa hẳn đã giúp ích được cho sự giác ngộ. Kiến thức vô cùng đưa con người đến mông lung của sự hiểu biết. Vì vậy, tôn giáo luôn cần có niềm tin. Niềm tin ngày có nghĩa là không dùng kiến thức khoa học để giải thích mà chỉ chấp nhận ý niệm và chưa cần phải chứng minh. Trên dãy Vạn Lý Trường Thành, có một ngôi miếu thần hoàng treo hai câu đối:

Vi thiện tất Xương, Vi thiện bất Xương, Tổ tiên tất hữu dư Ương. Ương tận tất Xương.

Vi ác tất Vong, Vi ác bất Vong, Tổ tiên tốt hữu dư Tường. Tường tận tất Vong.

(Làm điều thiện tất phải được sáng sủa. Nếu làm điều thiện mà không được sảng sủa, tất là tổ tiên mình đã có làm điều không phải. Lúc nào cái hậu quả đó qua đi, chắc chắn mình sẽ lại được sáng sủa. Làm điều ác, tất phải bị trừng phạt. Làm điều ác mà vẫn còn được như thường, thì đó là vì nhờ tổ tiên mình còn để lại chút phước đức của đời trước. Qua khỏi thời kỳ đó, tất phải bị hậu quả).

Có dễ dàng tin vào điều đó không?

Tiền kiếp, luân hồi, tái sinh vốn là một vấn đề huyền bí đối với người sống. Nhưng dù không thể chứng minh được bằng khoa học thì cũng không thể kết luận là không hiện hữu. Phật tử chúng ta tin vào luân hồi nhân quả để tự răn mình làm điều thiện, để tránh bị sa đọa trầm luân, để thôi không làm đa đoan thêm hành trình của hạt bụi vậy…

Hoàng Tá Thích


Âm lịch

Ảnh đẹp