Đức Quán Thế Âm có 12 lời nguyện cứu độ chúng sanh…
Bàn tay Đức Quán Thế Âm Bồ-tát bị nhét tiền lẻ vào - Ảnh: H.P.L.T
Thế nhưng, theo thời
gian, cùng với sự phát triển của đạo Phật, sự ảnh hưởng sâu rộng của giáo lý
nhà Phật trong đời sống văn hóa - tâm linh con người thì việc “xâm nhập” của
những tín ngưỡng dân gian cộng với suy nghĩ ấu trĩ, tham lam vô độ, “suy bụng
mình ra bụng… thần thánh” nên người đi chùa ngày càng nhiều nhưng đọng lại phía
sau hình ảnh đông đúc về số lượng ấy là nỗi buồn âm ỉ, nỗi lo về sự ứng xử lạ
lùng nơi cửa thiền.
Trong đó, thương nhất vẫn là chuyện
người ta bỏ tiền lẻ “cúng Phật” ngập cả tôn tượng, rồi họ bỏ tiền lẻ trên tay,
trên đùi các vị A-la-hán như Giác Ngộ 627 mô tả kèm hình ảnh (bài Lễ phải có
nghi, hội phải vui tươi!).
Đằng sau hành động lố bịch được quy định bởi suy
nghĩ đó là việc làm cúng kính Phật, Bồ-tát, Hiền Thánh Tăng trở thành một sự
“mất mát” rất lớn của người đi chùa và của văn hóa tín ngưỡng đạo Phật. Người
đi chùa thì không có lợi lạc gì mà còn thêm tội vì ý niệm “cầu xin, mua chuộc”
bằng tiền lẻ (trái với quan điểm nhà Phật vốn lấy triết lý Nhân quả là nền
tảng, không có chuyện xin - cho).
Còn hình ảnh nơi cửa thiền vốn thanh tịnh,
trang nghiêm, giản dị thì bỗng dưng bị biến thành nơi có nhiều hình ảnh xấu xí,
nhiều điều bất an cho xã hội… Rồi “người ngoài” họ nhìn vào, có người sẽ thừa
cơ nói xấu và tạo ra sự mặc định trong dư luận là người đi chùa (nghiễm nhiên
được nghĩ là Phật tử) là mê tín, không có văn hóa…; có người sẽ nghĩ đạo Phật
(cụ thể là chùa chiền, Giáo hội) lỏng lẻo trong quản lý, tổ chức các hoạt động
Phật sự, trong đó có lễ hội… nên mới để tình trạng đáng buồn ấy xảy ra, có vẻ
mỗi năm mỗi gia tăng!
Nghĩ, và thương bàn tay Phật quá đỗi,
thương bàn tay bị nhét tiền lẻ đã để lại quá nhiều hệ lụy mà chưa thấy có ai
đứng ra chịu trách nhiệm hoặc lên tiếng hay có giải pháp gì đó…