08/10/2010 18:42 (GMT+7)
Số lượt xem: 4463
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trước tiên, người viết bài này xin được nói ngay quan điểm của mình rằng, rất khó chịu khi thấy việc đốt vàng mã thái quá hiện thời, đôi khi về hình thức còn kệch cởm đến buồn cười.

 Nếu chỉ nghĩ đến quan niệm đơn giản “Âm sao dương vậy” mà sản sinh ra những sản phẩm thời kinh tế tiên tiến như xe đời mới, nhà lầu v.v... càng to càng tốt; thậm chí còn “bổ sung” vào danh mục vàng mã những đồng tiền “Đô La Âm Phủ”, rồi ”UERO Âm phủ” cũng có, để đốt cúng cho người thân thì oan và tội nghiệp cho quan niệm của ông bà ta xưa quá. Nói đến điều này khiến tôi càng nhớ và thầm nể phục nhà báo Hải Đăng (Đài Tiếng nói Nhân Dân TPHCM) lúc sinh thời. Anh rất nặng tình dân tộc và lễ nghĩa với người đã khuất rất vẹn tình. Trên bàn thờ giỗ chạp, từ cặp đèn cầy đến hoa quả đèn nhang, tất cả không qua khỏi cặp mắt ý tứ của anh. Những lúc trà dư tửu hậu tôi hỏi Anh về những điều này thì Anh nói rằng “Những thứ bày biện ở bàn thờ, ngoài ý nghĩa ngũ hành ra còn phải để ý tới những cái gì là sản vật của quê cha đất tổ. Đứng nên thấy sang cái gì cũng chất lên bàn thờ chẳng khác nào khinh miệt chính người đã khuất…”. Cho nên trên bàn thờ của Anh không thể có Pom (táo)-Nho-Xá lị-v.v… Ngay cả cặp đèn tôi chưng trên bàn Phật, Anh phê bình “sao lại phải là đèn của người ta” (Trung Quốc). Nếu đem chuyện “Đô La Âm Phủ”, ”UERO Âm Phủ” so sánh với những phê phán của Anh Hải Đăng thì rõ ràng chính chúng ta đang sĩ nhục những người thân đã khuất của chúng ta  không hơn không kém .

Chuyện đốt vàng mã theo phong tục dân gian, giữa cái được và chưa được đã được nhiều người nói đến, bài viết này xin không nói lại để đi vào những trọng tâm khác. Hay nói cho đúng hơn là bày giải những tâm tư của người viết về chuyện đốt vàng mã mà từ lâu còn chất chứa trong lòng.

Thật ra, đồng bào các tỉnh phía nam ít khi nào dùng cụm từ “Đốt Vàng Mã” mà thường chỉ nghe nói đến “Cúng Giấy Tiền vàng-Bạc” hay “Đốt Giấy Tiền vàng-Bạc”. Từ trong cách gọi cũng nói lên được thực chất việc làm. Ngoại trừ một số ít cư dân người Hoa với phong tục tập quán riêng của họ, còn lại phần lớn chỉ đốt vài ba lá giấy tiền vàng-bạc, vài bộ áo giấy nhỏ và những ngày cúng quan trọng như 49-100-Mãn Tang… thì có thêm cái nhà kho và xấp giấy áo (khác với áo giấy) mà thôi .

Ngày trước, toàn bộ Giấy Tiền Vàng-Bạc được in trên các loại giấy rẻ tiền và đặc biệt rất dễ phân hủy chỉ sau một hai trận mưa nắng, nếu dùng để rãi khi đưa tang, và cũng rất dễ cháy khi đem đốt. Hình thức rất đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa. Thí dụ như loại màu vàng in chú Vãng sanh -gọi là Vãng sanh, loại màu trắng in những vòng tròn ước lệ tượng trưng cho đồng tiền gọi là Thiên khối, loại màu vàng rơm thì dát hai đầu miếng Vàng và miếng Bạc -gọi là Vàng-Bạc. Áo giấy thì người ta cắt sẳn tượng trưng nhiều màu, kích cở chỉ bằng trang tập vở học trò và cuối cùng là Giấy Áo, nhiều màu, có tráng nhẹ một lớp phấn đề in hoa văn giã gấm, kích cở 40x40 và được xếp dọc làm tư. Chỉ thế thôi.

Thưở bé, khi đã tự mình biết đi chuông đi mõ, mỗi dịp tháng bảy âm lịch hằng năm, được bà ngoại phân công tụng kinh Vu Lan Báo Hiếu mỗi tối, phần bà thì đảm nhận thời kinh năm giờ sáng. Cứ như thế cho đến hết cả tháng, và cứ mỗi thời kinh sớm-tối ấy bà ngoại đều bày ra trên mâm nhỏ những tờ Giấy Tiền Vàng-Bạc ứng đủ với con số những người đã khuất được viết ngay sau lưng mỗi tờ (7 người x 3 = 21 tờ), và phải là Vãng sanh-Thiên Khối bà tôi mới chịu cho cúng. Một ly nước trắng, hai cây đèn cầy nhỏ. Xong thời kinh đốt ngay.

Lớn hơn chút nữa, khi hiểu Phật pháp đôi chút tôi đã có ý muốn phản bác lại việc làm này của ngọai mình. Nhưng hai cái từ Vãng sanh-Thiên Khối mà ngoại luôn bắt tôi mua cho đúng thì không bao giờ xóa nhòa trong tâm khảm tôi được. Hay như mỗi khi rãnh rỗi mang áo tràng đi hộ niệm với các Bác lớn tuổi, nhằm phải các Bác còn nặng nề, cứ sau khi dứt phần hồi hướng thì xướng lên Dĩ Kim Ngân Phần Hóa (bảo gia chủ đốt Giấy Tiền Vàng-Bạc) rồi chúng hòa tụng lần cuối chú Vãng Sanh. Tôi rất lấy làm khó chịu mỗi lần như thế. Năm tháng dần trôi thế hệ chúng tôi trưởng thành, dần dà thay thế các cụ thì việc đó mới giảm dần. Thế nhưng ở những buổi hộ niệm cúng tuần, nhất là cúng cô hồn thì sự cần thiết phải có mặt Giấy tiền vàng-Bạc mới trở nên ý nghĩa làm sao, dù chỉ là một hai tờ. Đó là giai đoạn anh em tuổi trẻ chúng tôi làm chủ và quyết định các sự việc của Ban Hộ Niệm, những gia chủ nào đến mời cũng đều phải tuân thủ một vài quy tắt chúng tôi đưa ra.

Những khi lắng lòng trước thời kinh mà gia chủ thành kính rưng rưng mỗi khi tự tay họ đốt Giấy Tiền vàng-Bạc sau đó là một thoáng mãn nguyện, hạnh phúc, đã khiến anh em chúng tôi cảm nhận được một thực tại mà dường như nó có một sức mạnh không những về mặt tâm linh mà có lẽ còn là một khía cạnh tình cảm sâu xa nào đó dược giao hòa giữa họ với người thân đã khuất của họ.

Hồi đó nghe Ngoại tôi và các cụ lý giải về việc tại sao phải rải Giấy Tiền vàng-Bạc dọc đường mỗi khi đưa đám tang đi (Tức nhiên là rải có chừng mực vừa phải). Có nhiếu cách lý giải, nhưng có một cách lý giải tôi chú ý nhất là để cầu xin chư vị khuất mặt khuất mày đừng phá phách và hộ độ cho việc đưa đám được suông sẻ. Cho đến khi tôi nêu thắc mắc là tại sao đã vậy mà cứ đến mỗi ngã tư, ngã ba hay một cây cầu còn phải đặt trầu cau-Giấy Tiền vàng-Bạc và một miếng vãi đỏ, có cục đá dằn lên trên, được lý giải nâng cao hơn thì tất cả như vở òa lên một ý niệm hết sức nhân bản. Có thể tóm tắt như sau:

Chúng tôi không tin nổi những tờ Giấy Tiền Vàng –bạc kia có đủ tha lực mạnh mẽ khiến ma quỷ ven đường khiếp sợ mà không dám quấy phá đám tang đi qua. Nhưng chúng tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng những động thái đó là một tiếng nói âm thầm nhằm tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân đi trước, đã tốn hao công sức, kể cà máu xương để khai mở con đường, cây cầu, cho hôm nay  lộ thông cầu thoáng, chúng tôi đưa người thân về nơi an nghĩ cuối cùng được hanh thông suông sẻ. Trong hoàn cảnh tang gia bối rối, những việc làm tối thiểu ấy là một tuyên ngôn đạo lý, thấm đậm nghĩa tình dân tộc Uống nước nhớ nguồn.

Một thoáng liên tưởng đến những trạm thu phí giao thông ngày nay, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Nhưng tùy theo hạn mức dự án mỗi công trình mà trạm thu phí ấy tồn tại bao lâu, cuối cùng rồi thì cũng phải dẹp đi. Còn cái sự tưởng nhớ vô hình kia, cái sự đáp đền miên viễn kia nó sẽ là mãi mãi, thế hệ này truyền sang thế hệ kế tiếp, nối nhau để nhớ ơn người đi trước, đã có công khai phá những con đường.

Có lẽ chúng ta nên có lời cảm ơn những tờ Giấy Tiền vàng-Bạc trong trường hợp này, với nghĩa cử này của chúng ta! Dù ngày nay, do nhiều yếu tố, không còn thấy đám đưa tang nào chịu khó đặt miếng vải đỏ (hay giấy hồng điều) và để lên trên đó một miếng trầu cau tiêm sẵn và vài ba lá Giấy Tiền vàng-Bạc ở những giao lộ ngã ba ngã tư và mỗi dốc cây cầu lớn nhỏ. Có chăng là vốc một nắm Giấy Tiền vàng-Bạc (có cã Đô La Âm Phủ-UERO Âm Phủ) mà vãi vô tội vạ. Và phải chăng đó là một trong những cái NHÂN đã gieo nên ngày nay chúng ta nhận cái QUẢ là không còn bắt gặp hình ảnh người ta ngã nón chào xe tang qua phố!, đã được học nằm lòng bao nhiêu thế hệ trong tình nghĩa Giáo Khoa Thư?

Chính tấm lòng thành của người thân đã tạo nên sức mạnh cho Giấy Tiền Vàng-Bạc và làm đẹp nó lên theo từng ý nghĩa việc làm. Vội vàng kết tội mà không nghĩ đến mặt khác của chính nó, hay những việc làm không đúng của người sử dụng nó, e rằng rất khiếm diện.

Trên diễn đàn PTVNN, bạn có nickname Hoang Tri ngày 15/09/2010, có nhận xét rất đáng lưu ý rằng:

“Vấn đề vàng mã là vấn đề tập tục dân gian không quan hệ gì đến Phật giáo. Nhưng Phật giáo vì sự bao dung đã chấp nhận hết tất cả những tín ngưỡng bản địa. Do đó người ta nhiều khi hiểu lầm đó là chủ trương của Phật giáo.

Tục đốt vàng mã nếu không thái quá thì đó là một hành động văn hóa có tính nhân văn, bày tỏ lòng thương của người sống với người đã khuất.

Nếu chúng ta so sánh chuyện đốt vàng mã với việc mang bó hoa ra nghĩa trang. Cả hai đều là hành động văn hóa. Mỗi dân tộc có cách bày tỏ riêng của mình. Tại sao hành động mang bó hoa là văn minh còn việc đốt vàng mã là lạc lậu? Như thế có phải chúng ta vong thân vọng ngoại không? Có ai thống kê bao nhiêu tỷ đồng cho lễ tình yêu và những dịp lễ tết?

Khía cạnh khác của vấn đề đốt vàng mã là khía cạnh kinh tế đã mang lại công ăn việc làm cho hàng chục ngàn phụ nữ, người già và trẻ con trong thời buổi kinh tế khó khăn”.

Cúng Giấy Tiền Vàng-Bạc liên quan rất lớn trong tục thờ cúng Tổ Tiên ở nước ta, mà Thờ Cúng Tổ Tiên thì đã được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật, và nó nằm trong các phạm trù về tôn giáo như “Nghị Định Về Các Hoạt Động Tôn Giáo” và “Pháp Lệnh Tôn Giáo” (15.11.2004). Bởi thế, không cứ là một người Phật tử mới có thể nói về điều này, mà tất cả ai ai cũng có quyền nói lên tiếng nói của chính mình, để bảo vệ - minh oan cho một khía cạnh tập tục văn hóa lâu đời như  sau:

Khi người thân mất đi, ngoài niềm thương tiếc, ai cũng băn khoăn tự hỏi:không biết ”dưới” ấy thế nào? Người thân của mình có bị cô đơn, đói lạnh và thiếu thốn gì không. Có lẽ vì vậy, việc đốt một ít tiền vàng, một vài manh áo giấy trong những ngày lễ, dịp tết đã trở thành cầu nối tâm linh giữa hai cõi âm-dương.

Hình ảnh một mâm cơm để cúng giỗ, mang ý nghĩa nhân văn như để hàm ơn, gởi chút tình cảm, tưởng nhớ tới người đã khuất. Nếu chỉ là những nén nhang, manh áo được đốt từ tấm lòng thành, một việc làm mang ý nghĩa tượng trưng, làm an lòng người sống thì đó là hình ảnh đẹp trong phong tục con người Việt Nam…”. (Thu Ha-QDND Online.24.8.2010).

Đốt Giấy Tiền Vàng-Bạc như thế đã trở thành tập tục lâu đời của người Viêt chúng ta. Các nhà nghiên cứu. các bậc thức giả cũng đã từng lên tiếng xác nhận như thế. Chính vì vậy mà trong Nghị Định 75/2010/ND-CP ban hành ngày 12/7/2010, ở Mục 3, Điều 18-A-Diểm C ghi phạt đốt vàng mã ở những nơi lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, công cộng… Nghị Định này bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/.9/2010.Thiết nghĩ, đó là cách nhìn sâu xa, có lý có tình của những nhà làm luật trước một tập tục mà giữa biên độ mê tín hủ tục không có khoảng cách.

 

G.Đ  DƯƠNG NHƯ TÂM


Âm lịch

1/2025
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
 
 
 
 
 
 
1
2/12
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12
13
13
14
14
15
15
16
16
17
17
18
18
19
19
20
20
21
21
22
22
23
23
24
24
25
25
26
26
27
27
28
28
29
29
1/1
30
2
31
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Ảnh đẹp