26/03/2012 16:37 (GMT+7)
Số lượt xem: 94045
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chủ nhật ngày 25-03-2012 tại Tổ đình chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội đã diễn ra Hội Hội thảo khoa học “Chùa Thầy và chư Thánh Tổ sư”, do do Ban Văn hoá TƯGH phối hợp với Ban Trị sự THPG Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đồng tổ chức.


Tham dự lễ khai mạc có HT.Thích Giác Toàn - Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Trưởng Ban Tài chính Trung ương, Thích Quảng Tùng - Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa Thượng Thích Gia Quang, Phó tổng thư ký Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, HT. Thích Trung Hậu Trưởng Ban Văn hoá TƯGH, HT. Thích Hải Ấn Phó Ban Văn hoá TƯGH, Thượng Tọa Thích Đồng Bổn Trưởng ban Phật giáo Việt Nam, cùng chư tôn đức HĐTS, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HN, TP.HCM và Đông đảo các giáo sư, các nhà nghiên cứu, học giả trong cả nước như: Giáo sư  như : PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo,  đông đảo các giáo sư, các nhà nghiên cứu, học giả . . . cùng  hơn 500 Tăng Ni, Phật tử đã đến dự . . .

Buổi Hội thảo này nhằm mục đích tôn vinh trí tuệ, đạo hạnh, sự đóng góp của chư Thánh Tổ sư trong sự nghiệp Phật giáo và Dân tộc; khẳng định giá trị văn hoá, lịch sử, mỹ thuật của di sản chùa Thầy.

Trong lời phát biểu khai mạc, HT.Thích Trung Hậu Ban Văn hoá TƯGH nhấn mạnh : “Trãi qua gần 10 thế kỷ thăng trầm, có những lúc tưởng chừng như di sản chùa Thầy bị mai một, lãng quên, nhưng nhờ anh linh tiên tổ, ngôi già lam vẫn tiếp nối được nguồn mạch tâm linh dân tộc qua sự bảo vệ và tôn thờ của nhân dân lao động.

Nhằm khẳng định các giá trị vừa nêu, Ban Văn hoá TƯGHPGVN, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Thành hội Phật giáo Hà Nội và Tổ đình chùa Thầy đồng tổ chức Hội thảo khoa học : “Chùa Thầy và chư Thánh Tổ sư”. Hội thảo sẽ tập trung vào bốn chủ đề chính như sau :

1. Chùa Thầy trong lịch sử và hiện đại;

2. Bối cảnh Phật giáo triều Lý với xứ Đoài;

3. Sự nghiệp của Thánh tổ sư Từ Đạo Hạnh;

4. Chư tổ và TT.Thích Viên Thành gắn với chùa Thầy.

Chắc chắn không chỉ gói gọn trong những chủ đề như thế, di sản văn hóa chùa Thầy và công đức của chư vị Thánh Tổ sư tiền bối còn là nguồn cảm hứng bất tận đối với người đời sau. Sẽ có những điểm cần nhìn nhận ở sự tiếp nối và qua những góc nhìn đa chiều, với nhiều tầng lớp ngôn ngữ từ dân gian đến bác học, chúng ta sẽ có những kgám phá, trãi nghiệm mới. Bởi qua những gì lịch sử đã viết, những gì nền văn hóa đã khắc dấu ấn, những gì dòng chảy tâm linh đã lan tỏa, chúng ta vẫn tiếp tục bỏ công để tìm kiếm nhiều hơn nữa những mạch ngầm văn hóa, tâm linh đã đóng góp cho miền đồng bằng Bắc bộ những mảng màu trù phú, yên bình, góp phần cho việc giữ hồn, giữ nếp để đời sống tinh thần ngày một thăng hoa . . . “

Nhân dịp này đoàn nghệ thuật múa rối nước Thăng Long  trình diễn chúc mừng Hội thảo, để tôn vinh và  tưởng nhớ Tổ sư Từ Đạo Ngài sáng chế loại hình nghệ thuật này, bằng  những con rối ngộ nghĩnh diễn xuất qua sự điều khiển của các nghệ nhân náu mình sau bức mành được thể hiện rất độc đáo và  hết sức  đặc biệt, Đây cũng là niềm tự hào của nghệ thuật cổ truyền dân tộc, hiện nay.được các nước trên thế giới rất ca ngợi.

Thích Vân Phong

Hoi thao chua Thay 048

Hoi thao chua Thay 058

 

Hoi thao chua Thay 047

Hoi thao chua Thay 058

Hoi thao chua Thay 049

Hoi thao chua Thay 051

Hoi thao chua Thay 050

Hoi thao chua Thay 060

Hoi thao chua Thay 061


Âm lịch

Ảnh đẹp