29/06/2013 07:02 (GMT+7)
Từ ngày viết blog, tôi được quen biết các cô chú lớn tuổi, rất thú vị. Có lẽ vì là "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" nên các vị "tiền bối" khá quý tôi, theo kiểu "bạn vong niên". Ngoài chú Đông La thường gọi tôi là "đệ tử" thì mới đây tôi rất hân hạnh được gặp gỡ cô Phùng Kim Yến |
25/06/2013 09:33 (GMT+7)
Chùa Bửu Minh toạ lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, thường được gọi là chùa Biển Hồ Trà, được xây dựng vào khoảng năm 1935 - 1936. Năm 2003, ngôi chùa được tiến hành đại trùng tu với kiến trúc hiện đại, quy mô to lớn, diện tích ngôi chánh điện mới là 520m², cao 47,25m, mái chùa có dáng dấp mái nhà rông Tây Nguyên. |
25/06/2013 06:38 (GMT+7)
Tôi nghe như vầy, một thời đức Bạt già phạn ở trên núi Linh Phong, (ở phía đông bắc) thành Vương Xá, cùng chúng đại Bí sô và cùng chư đại Bồ tát ma ha tát câu hội. |
24/06/2013 19:22 (GMT+7)
Hỏi: Kính bạch thầy, con thường phát tâm hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng thú thật, con chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật và tượng Phật có từ lúc nào? Ai là người tạo tạc tượng Phật đầu tiên? Kính xin thầy từ bi hoan hỷ giải đáp cho chúng con được rõ?! |
23/06/2013 13:50 (GMT+7)
GN - Borobudur là một ngôi bảo tháp hùng vĩ, một kỳ quan tinh xảo và
lớn nhất của Phật giáo trên thế giới. Bảo tháp Borobudur tọa lạc cách 42km về
phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và
đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới vào năm 1991. |
23/06/2013 06:22 (GMT+7)
Từ thuở trời đất chuyển động sáu lần, chín rồng phun nước tắm Phật tại vườn Lâm Tỳ Ni, Đức tướng của Đức Thế Tôn hiển hiện trên Diêm Phù Đề, rồi trãi qua hơn 2500 năm lịch sử, Đức tướng của Bậc Đại Giác không những không phai mờ trên hiện thế, mà ngày một sáng hơn, vi diệu hơn, nhiều người quy hướng và chiêm ngưỡng hơn, có thể nói trong năm châu bốn bể, cho đến ngày hôm nay không nơi nào trên thế giới này mà không có sự xuất hiện hình tướng của Đức Phật, và cũng không chúng sanh nào khi chiêm ngưỡng dung nhan diệu tướng của Phật mà không khởi tâm cung kính, đây là công đức của tướng Phật, vì vậy hình tướng của Đức Phật được xưng tụng là "Đức Tướng". |
22/06/2013 17:45 (GMT+7)
Nghề tạo tác tượng Phật ở Việt Nam, là một trong những nghề có truyền thống lâu đời. Cho đến ngày nay, không ai biết nghề tạc tượng có từ bao giờ nhưng chắc chắn, sự ra đời và phát triển của nó là song hành với tín ngưỡng Phật giáo nói chung. |
22/06/2013 16:43 (GMT+7)
Tượng cổ Việt Nam còn lại cơ bản là tượng ở trong các chùa, được chú ý nhiều là tượng Phật và các Bồ tát. Nghệ nhân xưa tạc tượng dù theo trực quan và kinh nghiệm làm nghề là chính, song càng về sau - nhất là ở thời Nguyễn, khi kinh sách về quy cách tạc tượng và những quy chuẩn về tượng Phật được nhập vào Việt Nam và được in ấn để phổ biến rộng, thì nếu có điều kiện vẫn là những sách tham khảo rất tốt cho các nghệ nhân tạc tượng. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến quy cách tạo tượng theo sách và đặc điểm của tượng Phật. |
22/06/2013 16:37 (GMT+7)
Ở mỗi nghệ nhân Chàng Sơn, từ lúc còn là “phó nhỏ học nghề”, cái tay đã biết cầm chàng, cầm đục; con mắt đã quen nhìn và nhập tâm từng “mẫu Phật”, mà những khuôn mẫu đó từ bao thế kỷ nay có thay đổi bao nhiêu? Khi có hợp đồng đưa đến, trong đầu người thợ đã phác tính từng khoản: |
22/06/2013 16:33 (GMT+7)
Trong các làng nghề tạc tượng Phật ở Việt Nam thường có lưu truyền ba câu cửa miệng dạng công thức khái quát như: tọa tứ lập thất, trường diện tam trùng, nhất diện phân lưỡng kiên. Ba công thức này có lẽ chính là những tỷ lệ quan trọng nhất để tạo tác nên một pho tượng, cho dù là tượng đứng hay tượng ngồi. Tuy nhiên, nguồn gốc của những công thức truyền miệng này từ đâu và từ bao giờ, các nghệ nhân lâu đời nhất ở các làng nghề tạc tượng ngày nay đều không hay biết. |
21/06/2013 19:58 (GMT+7)
Đức Phật nhập diệt đã hơn 2500 năm rồi, sanh trong thời đại mạt pháp của chúng ta không thể chính mắt chiêm ngưỡng được dung nhan của Đức Phật, như vậy khiến ta nhớ đến lời của người xưa: “Lúc Phật tại thế thì chúng ta còn trầm luân, Phật diệt độ rồi chúng ta mới ra đời; sám hối bao nhiêu nghiệp chướng của thân này, không thấy được kim sắc của Như Lai”. |
21/06/2013 19:55 (GMT+7)
Ngày nay, người tin Phật, tu theo Phật được tiếp xúc với tranh tượng ảnh Phật gần như hàng ngày. Hình tượng Phật hầu như có mặt khắp nơi, có khi treo dưới kính chiếu hậu xe hơi, có khi trang nghiêm ngự trên tòa sen trong chánh điện của một đại già lam. |
21/06/2013 15:01 (GMT+7)
Là 1 người dân Nha Trang xa quê trong tim tôi lúc nào cũng có hình ảnh Kim Thân Phật Tổ, Thích Ca Phật Đài của chùa Long Sơn, Nha Trang . Tôi đã khâm phục bức Tượng vĩ đại công phu tuyệt vời này và đã tìm hiểu thì biết ở Vũng Tàu cũng có bức tượng như vậy và cùng 1 điêu khắc gia vĩ đại tạo ra , đó cụ Phúc Điền Bùi Văn Thêm pháp danh Thiện Sáng . |
21/06/2013 14:07 (GMT+7)
- Tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, có một
ngọn núi luôn nổi bật trên nền trời xanh ngắt, giữa những vườn thanh
long sai trĩu quả, đó là núi Tà Cú - một địa danh gắn liền với di tích
lịch sử văn hóa chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng Phật Thích Ca nhập
niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á. |
20/06/2013 07:56 (GMT+7)
Văn Học và Nghệ Thuật - Điêu Khắc Phật Giáo Viết bởi Trần Mạnh Phú Thành công của tập thể nghệ sĩ điêu khắc thời Lý chính là ở chỗ diễn tả được nội dung của tư tưởng thời đại. Cốt lõi của tư tưởng ấy là Phật pháp. |
19/06/2013 20:47 (GMT+7)
Khi nói đến Nhật Bản, người ta thường nghĩ rằng đó là một đất nước công nghiệp phát triển có nhiều đồ điện tử và xe hơi, một đất nước có bộ quần áo truyền thống đẹp nổi tiếng mang tên Kimono, ít ai có thể hình dung được ở Nhật Bản, một đất nước của Phật giáo, có nhiều tượng phật lớn, đặc biệt có bức tượng phật rất lớn mang tên Ushiku Daibutsu (Ngưu Cửu Đại Phật) đạt kỷ lục lớn nhất thế giới đã được ghi trong Guiness Book of Records, và là một trong những kỳ quan của thế giới. |
19/06/2013 20:47 (GMT+7)
Phật tử và những nhà điêu khắc tài ba trên thế giới đã tạo nên những bức tượng Phật xứng đáng là những kỳ quan. |
19/06/2013 15:17 (GMT+7)
NTPG tiếp tục gởi đến bạn đọc những tác phẩm mới của
Đ Đ. Thích Nhuận Đức từ giữa năm 2012 đến nay. Nếu bạn đọc chịu khó
theo dõi và ngắm thật lâu về những tác phẩm mới của Thầy Nhuận Đức thì
sẽ nhận ra sự "thăng hoa" |
18/06/2013 14:15 (GMT+7)
Chương trình ca nhạc Diệu
Âm Hoằng Pháp 5 với chủ đề Ân Tình Sâu Nặng đã diễn ra tại Nhà hát Bến
Thành số 6, đường Mạc Đỉnh Chi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào lúc
15:30 chiều ngày 14-6-2013 (nhằm ngày mùng 7-6 năm Quý Tỵ). |
17/06/2013 07:19 (GMT+7)
Từ lâu chùa “bánh xèo” (An Giang) được mọi người biết đến bởi món bánh xèo chay ăn với rau núi nổi tiếng. |
|