nhưng thực sự thì chúng ta biết gì về vị lãnh đạo tinh thần hàng đầu thế giới này? Một số khác có thể sẽ nghĩ đến những tu sĩ Tây Tạng mặc pháp phục đang tụng kinh trên sườn núi, nhưng tại sao họ lại tụng kinh và họ tụng kinh cho ai?
Thậm chí một vài người có thể nghĩ đến một nhóm người tóc dài, hút thuốc phì phèo, nhảy nhót trên đường phố Oxford và miệng đọc thần chú Hare Krishna.
Nhiều người trong chúng ta biết rất ít về đạo Phật. Với sự khởi đầu của một người đã đạt được sự giác ngộ, giải thoát cách nay khoảng 2.500 năm dưới gốc cây Bồ-đề tại Ấn Độ, giáo lý của vị hoàng tử xứ Ấn Độ này, người được biết đến với tên gọi là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama), hay còn gọi là Đức Phật, hiện nay có khoảng 350 triệu người trên thế giới tu tập theo, và con số này gia tăng mỗi năm.
Bản chất về cuộc sống của con người là gì? Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần và điều chỉnh theo các tông phái khác nhau khi Phật giáo truyền ra thế giới.
Nhà sử học Bettany Hughes đã thực hiện cuộc viễn du vòng quanh Ấn Độ và châu Á, thăm hầu hết những công trình độc đáo được tạo ra bởi lòng tôn kính đối với giáo lý của Đức Phật, và nhà sử học đã chọn ra bảy kỳ quan của Phật giáo trên thế giới để giới thiệu về chúng. Vào lúc 9 giờ tối, ngày 24-8-2011, trên kênh truyền hình BBC đã trình chiếu chương trình giới thiệu về bảy kỳ quan này.
Trong một chương trình được gọi là “Lịch sử của Phật giáo dành cho người chưa biết Phật giáo”, người xem được nhìn thấy sự đa dạng của những ngôi chùa và những công trình kiến trúc đã được dựng nên như thể là sự lan tỏa của niềm tin, bắt đầu ở miền Bắc Ấn Độ, tại cội bồ đề và ngôi tháp Đại Giác, nơi Đức Phật Thích Ca đã khám phá ra chân lý nhiệm mầu của cuộc sống.
Ở ngôi tháp Boudhanath tại Nepal, nhà sử học nhìn sâu vào khái niệm “Phật pháp” (Dharma, một danh từ được dùng để nói đến giáo lý của Đức Phật). Khái niệm tiếp theo đó là “Trung đạo”, cách điều tiết cuộc sống, tránh xa hai cực đoạn là sống phóng túng quá mức và khổ hạnh ép xác, nhờ đó mà hành giả có thể đạt được sự giác ngộ.
Ở chùa Xá Lợi Răng Phật tại Sri Lanka, nhà sử học khám phá về khái niệm “nghiệp”, ý tưởng cho rằng hành động của chúng ta sẽ được soi rọi trong tương lai. Hiểu một cách hiểu đơn giản, nghiệp tương tự như câu châm ngôn xưa rằng, cái gì đi xung quanh thì đến xung quanh.
Tại chùa Wat Pho ở Thái Lan, Hughes khám phá ra vòng luân hồi sanh tử, một vòng tròn không bao giờ chấm dứt của sự sinh và tử mà người Phật tử tìm cách chấm dứt nó bằng cách tu tập để đạt đến sự giác ngộ. Hiểu một cách đơn giản thì đây là khái niệm của sự tái sinh, và giáo lý chỉ ra rằng, chúng ta phải hiểu điều đó nhằm thoát ra ngoài nỗi đau khổ của kiếp người.
Sự ngoạn mục và vô cùng ngạc nhiên là ngôi đền Angkor Wat tại Cambodia, nó đã khơi gợi cho nhà sử học khám phá sâu thêm về thiền. Trong khi ở Hồng Kông, cô Hughes chiêm ngưỡng một bức tượng Phật khổng lồ mang phong cách khá hiện đại và cô nhìn rõ hơn về thiền.
Kỳ quan cuối cùng được xây dựng cách đây khoảng 20 năm, cô Hughes đã đi đến chùa Tây Lai ở Los Angeles để khám phá thêm về mục đích cuối cùng của tất cả những người học Phật - Niết bàn.
Nhìn chung, tôi đã khám phá ra một chương trình thực sự hấp dẫn và sâu sắc. Khái niệm “Đạo Phật” là một chủ đề rất khó nắm bắt đối với nhiều người. Chương trình như là một lời giới thiệu về con đường tâm linh, tuy nhiên nó đã thành công, bởi vì nó dễ hiểu và dễ tiếp cận - hai vấn đề mà nhiều niềm tin khác thường không có.
Nathan Rodgers - Nguyễn Thị Thu Hà lược dịch (theo Onthebox.com)