02/02/2011 07:18 (GMT+7)
Số lượt xem: 3523
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hiện có một thực tế khi đến các quán karaoke thấy có nhiều bài hát về công giáo nhưng chẳng có bài hát nào về Phật giáo.


Đạo Phật thời hoang sơ
 
Ngày xưa Đức Phật giảng Pháp bằng sắc âm của chính mình, hành hương bằng đường bộ, in ấn sách kinh sách bằng thủ công.

Ngày nay các chùa thậm chí các Latma, các Rinpoche hoằng Pháp hoặc tụng kinh bằng loa phóng thanh, in sách kinh bằng máy móc hiện đại, các nơi làm tượng Phật bằng đủ các chất liệu.

Các nhà tu hành Phật giáo trên thế giới đều đi lại bằng máy bay, liên lạc bằng thư điện tử, laptop.

Thậm chí Ngài Khangser Rinpoche – Tiến sĩ Phật học – trong buổi giảng Pháp về Đức Văn Thù Sư có hỏi: “Ngày xưa Đức Văn Thù ngồi trên con gì?

Mọi người trả lời là “Ngài cưỡi trên lưng sư tử”.

Ngài lại hỏi tiếp: “Bây giờ Đức Văn Thù ngồi trên con gì ?” Mọi người im lặng vì khó trả lời.

Ngài cười và nói: “Bây giờ Ngài ngồi máy bay, sử dụng laptop”.

Điều này cho thấy tu học Phật giáo ngày nay không như 5000 trước đây sẽ không đáp ứng được điều kiện Phật giáo đang phát triển kịp với thời đại. “Đuổi kịp hay lùi lại?” Là điều nên suy nghĩ thêm.

Như vậy, việc tu học thời nay, làm Phật sự thời nay so với thời Đức Bổn Sư xuất gia qua mấy ngàn năm vượt qua quá nhiều tiến triển của khoa học, cùng với dân số cả thế giới đã tăng lên gấp nhiều lần.

Thậm chí ở Việt Nam đã bùng nổ dân số mà kinh tế người dân chưa tăng trưởng theo kịp. Cuộc sống khó khăn đã khiến mọi thành viên trong xã hội lao tâm khổ tứ, nhất là ở  vùng sâu vùng xa. Kể cả ở các đô thị không ít người đã bất chấp những thủ đoạn tinh vi để mưu sinh, để trục lợi cá nhân tùy theo trình độ của mỗi cá thể mà vi phạm đạo đức.

Trộm cắp,lừa lọc, lừa thầy, phản bạn, bất hiếu, bất nghĩa, bất trung, ăn chơi trụy lạc bất chấp đạo đức căn bản của con người. Tạo nghiệp quá sâu nặng mà không thể cân đong đo đếm cho xuể.

Trước những cảnh đời như vậy, các nhà hành giả của Như lai phải làm thế nào để giáo hóa những cái tâm chứa nhiều vi tế đó khi mà điều kiện khoa học phát triển mạnh mẽ hiện nay ?

Thực tế, không một nhà sư nào lại không tư duy vì mục đích phát triển đạo Phật mà không vận dụng các phương tiện khoa học của thời đại tùy theo cách của mình.

Nhờ đó Phật giáo Việt nam mới hưng thịnh như ngày nay, nhờ đó mà học sinh sinh viên tu học ở chùa nhiều như ngày nay.

Nhưng như vậy đã đáp ứng sự phát triển đúng nghĩa của đạo Phật thờ nay chưa? Xin nhường quyền cho mỗi người tự tìm hiểu và tự trả lời.

Phật giáo thời tiến hóa

Sau khi Đức Thích ca nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài đã vẽ tranh, khắc tượng để các vị tu hành quán tưởng trong việc lễ lạy, hành trì.

Rõ ràng từ hàng ngàn năm qua những người con của Đức Phật đã dùng nghệ thuật hội họa và điêu khắc để tôn thờ Đức Phật. Và di tích tượng Đức Thích Ca được tạo dựng đầu tiên ở Ấn Độ vẫn sống với thời gian cho đến ngày nay.

Bất cứ tổ chức nào ra đời cũng có rất nhiều họat động để giới thiệu chức năng của họ. Phật giáo là một tổ chức tôn giáo cũng có những hoạt động nhằm mục đích phát triển. Nhiều chùa tự tạo kinh tế bằng trồng rau, trồng hoa, sản xuất nhang để bán v v... Nhiều chùa kinh doanh sách kinh, băng đĩa giảng pháp không ngoài mục đích Phật hóa cộng đồng. 

Khi khoa học điện tử chưa phát triển thì trong giới đạo Phật đã có hàng vạn bài thơ. Các bài kinh cũng được soạn theo văn vần không chỉ cho dễ nhớ mà để nâng cao tính kinh điển của của kinh Phật. Một ví dụ nhỏ về đoạn kinh quán tưởng:

Năng lễ, sở lễ tính không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
Ngã thử đạo tràng như Đế Châu
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ


Bản thân câu kệ trong kinh tụng đã như khổ thơ nên trì tụng theo chất thơ cũng là cách làm thăng hoa câu kinh Phật.

Rất nhiều vị tu sĩ và Phật tử đã biết đến cách tụng kinh của Thượng tọa Thích Trí Thoát rất ấn tượng và thu phục lòng người. Thầy Trí Thoát đã hành trì bằng chất thơ đôi khi có chất “e” dân ca nam bộ.

Bản thân tôi bắt đầu quan tâm đến đạo Phật nhờ tình cờ nghe được đĩa tụng kinh Bát Nhã, kinh 48 nguyện, kinh A Di Đà của thầy Trí Thoát do một bà ở cùng hẻm mở đĩa CD.

Thấy tôi muốn nghe, bà tặng tôi một đĩa rồi hàng ngày tôi mở nghe… thấy tâm mình thật yên bình.

Từ đó tôi bắt đầu tìm đĩa giảng Pháp rồi tiếp đến là đến chùa tụng kinh. Rõ ràng từ một người chưa hiểu gì về đạo Phật, từ một cách tụng kinh của thầy Trí Thoát đã khiến người ta phải lắng nghe, nghe rồi theo Phật, như một tiếng gọi thiêng liêng hiệu nghiệm.

Để Phật hóa cộng đồng, để góp phần thăng hoa kinh Pháp của Đức Phật, các vị tu sĩ và các cư sĩ có biệt tài trong sáng tác thơ, ca, nhạc, văn học, kịch, đã sáng tác nhiều tác phẩm giá trị góp phần không nhỏ trong việc thu phục nhân tâm trong chúng sinh.

Những “biệt tài” này không phải ai cũng may mắn được trời phú. Đó cũng là sự may mắn cho Phật giáo đã có những vị có biệt tài ấy theo con đường của Đức Phật.

Vậy Phật giáo đã sử dụng các biệt tài này như thế nào để có lợi cho việc phát triển Phật giáo? 

Hiện có một thực tế khi đến các quán karaoke thấy có nhiều bài hát về công giáo nhưng chẳng có bài hát nào về Phật giáo. Rõ ràng, lĩnh vực sáng tác các bài hát của Phật giáo chưa gây được ấn tượng với các nhà kinh doanh băng đĩa ngoài thị trường.

Đó là một khoảng trống vô lý cần được khỏa lấp, thiết nghĩ cần phải tổ chức nhiều cuộc thi sáng tác về Phật giáo trong cộng đồng tham gia để lựa chọn những bài hát phù hợp với đạo Phật và có sức thuyết phục để in thành băng đĩa phát hành rộng rãi truyền lại cho các thé hệ sau.

Có gạo thì các nhà bếp mới nấu thành cơm. Không có nhạc phẩm có sức thuyết phục thì làm sao các nhà kinh doanh (cụ thể là hãng sản xuất đĩa karaoke Châu Cali) mới có thể lựa chọn đưa vào danh mục bài hát.

Để các Phật tử nếu có dịp vui với chúng bạn hát karaoke không phải hát những bài hát không phải Phật giáo của mình.

Giáo Hội Phật giáo Việt Nam nên chăng tổ chức các cuộc thi sáng tác các ca khúc về Phật giáo đó là việc rất cần thiết và tổ chức các cuộc thi khác trong các thể loại văn hóa nghệ thuật phong phú khác về Phật giáo để nhằm mục đã nói trên.

Tôi ước mong hàng năm đến ngày Phật Đản, trong cộng đồng Phật giáo có những bài ca về Phật, đi đâu cũng được nghe những lời, những âm thanh ấy.

Cùng với đèn, hoa, cờ Pháp rợp trời. Chùa chiền sáng trưng. Những tu sĩ, những Phật tử đến thăm hỏi nhau tổ chức liên hoan ăn mừng ngày tết của Phật bằng những món chay vui vẻ, các show diễn tại các quán hát cho nhau nghe, hoặc tại các gia đình, chắc chắn sẽ làm cho ngày tết của Phật giáo rất có ý nghĩa và ấn tượng.

Và, người ta sẽ có cái nhìn trân trọng hơn với hoạt động của phật giáo Việt Nam.

Thiết nghĩ, đó cũng là cách Phật hóa cộng đồng rất hiệu quả – Đó cũng là cách tu có trí tuệ.

Theo: Phattuvietnam.net


Âm lịch

Ảnh đẹp