Phần II
XI- TO TIẾNG NIỆM PHẬT
MẶT HƯỚNG VỀ TÂY
Hỏi: Trong Phương Ðẳng Kinh nói: “Muốn tu
pháp môn vô thượng thâm diệu thiền định, nên tưởng liên tục tướng bạch hào
của Phật kèm theo xưng danh hiệu để được thắng định. Khi đã khế hợp với
định rồi thì tâm và Phật đều mất”. Ðiều này có thể tin nhận, nhưng xét
nghĩ: Mặc niệm lặng lẽ thì tam muội tự sanh cần gì phải to tiếng niệm Phật
mới thành tựu chánh đạo?
Ðáp: Ðúng như điều đã hỏi thì to tiếng
niệm Phật cũng không có gì sai, mà trái lại hỏi như thế là làm rõ công
năng của nó vậy. Vì sao? Bởi điều thiết yếu để trừ tán loạn là phải giữ
cho có tiếng. Tiếng niệm chẳng rõ ràng thì tâm niệm rời rạc lông bông
không định. Còn tiếng niệm rõ ràng thì tâm được chuyên nhất không còn lo
nghĩ, đây là nghĩa thứ nhất. Nghĩa thứ hai là tiếng vang ra thì tai họa
tiêu mất, công đức được sung thạnh. Nghĩa thứ ba là to tiếng niệm thì cảm
ứng đến chư Phật bồ tát, khiến sanh ra các tướng lành như Phật soi ánh
sáng đến, hoa báu rơi xuống lác đác như mưa... Nghĩa thứ tư, to tiếng là
một phương tiện trợ niệm thần diệu, giống như khúc cây nặng không khiên đi
nỗi nhưng chỉ một tiếng hô mà nhấc bổng đi được. Nghĩa thứ năm, to tiếng
niệm Phật có năng lực hàng phục các ma não, giống như trong trận chiến,
biết dùng tiếng trống lấn áp tinh thần đối phương thì chắn chắn thắng được
địch.
To tiếng có đủ năm nghĩa như thế sao lại
bỏ đi. Nếu vừa tưởng tướng bạch hào vừa to tiếng xưng hiệu Phật thì chắc
chắn khế hợp với ý Phật, được định tuệ quân bình, và vào được cảnh giới
tâm Phật đều mất. Vì vậy mà ở bài tựa trong “Niệm Phật Tam muội”, ngài Huệ
Viễn nói: “Xét về công đức cao lại dễ tu tiến thì niệm Phật là pháp đứng
đầu”.
Còn nói về niệm thầm, khởi tiếng liên tục
trong tâm, tâm chuyên chú lắng nghe làm cho trần lụy tiêu tan, các tình
niệm trệ ngăn được sáng thông thì không phải là pháp dễ dàng để mọi người
hành theo được.
Ðể minh chứng, Kinh Hoa Nghiêm nói:
“Thà chịu vô lượng khổ để được nghe tiếng
Phật,
Chớ chẳng nhận điều vui mà không nghe
tiếng Phật.”
Vậy thì to tiếng niệm Phật là mầm mống
phát sanh điều thiện, giống như tiếng sấm muà xuân là khởi động cỏ cây,
sao lại khinh chê?
Hỏi: Kính nhận ý nghĩa về to tiếng và nhỏ
tiếng niệm Phật. Xin hỏi: Ở mười phương tịnh độ đều có Như Lai, nay chỉ
hướng mặt về phương tây, như thế có phải vướng mắc không?
Ðáp: Chẳng phải. Ðiều này trong Kinh
Phương Ðẳng có nói, không phải do người bày ra, há có thể hủy báng Kinh
Phương Ðẳng ư?
Hỏi: Xin được nghe lý này thế nào?
Ðáp: Cũng có lý của nó. Như người si mê
thấy đức Quán thế Âm có 11 mặt, liền vấn nạn rằng “Sao không là 12 mặt?”;
rồi tùy theo trả lời thế nào, liền hỏi trở lại: “sao không là 11 mặt”. Ông
nay muốn lấy Ðông để nạn vấn Tây thì cũng như người ấy.
Lại nữa, vì chúng sanh còn mê chưa tỉnh,
cần phải giữ thân an ổn, để tâm theo một hướng không rời thì có thể tỉnh
ngộ được, còn bằng chẳng ngộ được thì không làm sao giáo hóa được, chỉ
đáng thương vậy.
Trong “Thắng Thiên Vương Kinh” phẩm “Nhị
hạnh” nói Như Lai có 80 tướng đẹp, trong đó coù tướng “Tùy hảo quang minh
công đức” là tướng luôn hướng về chúng sanh không lìa bỏ một ai, sẵn sàng
phóng hào quang đến chúng sanh nào cần cầu, thật rất từ bi.
Ngài Trí Giả Ðại sư từ lúc còn bé luôn
luôn giữ lệ là nằm thì chấp tay, ngồi thì day một về Tây. Về sau lớn lên
khi đọc 48 lời nguyện và chín phẩm vãng sanh, cảm ứng được tướng lành ánh
sáng soi rực núi, thiên nhạc tấu vang trời. Sau cùng ngài được sanh Tây
phương Cực Lạc. Như thế, việc day mặt hướng về phương Tây chẳng đáng rộng
tuyên dương ư?
Hỏi: Xin được nghe về ý nghĩa của Ban Châu
Ðáp: Tiếng Phaïm là Ban Châu, tàu dịch la
“Hiện tiền”, nghĩa là nghĩ nhớ Phật liên tục không ngừng thì Phật sẽ hiển
hiện tring định. Vấn đề 90 ngày thường hành đạo là để trợ duyên cho pháp
ban châu chớ không phải là chính nghĩa.
Hỏi: Về diệu môn của tịch độ là Ban Châu
đã được giải rồi. Song thời cận đại đến nay có ai đến được An dưỡng Quốc,
đã không có tướng báo tin làm sao biết là đã đến nơi ấy. Xin ngài giảng
rõ.
Ðáp: Ðời nhà Tấn, ngài Huệ Viễn ở Lư Sơn
là vị đầu tiên khởi xướng tu tịnh độ. Ðược ngài Phật-Ðà-bạt-đà-la truyền
pháp môn niệm Phật tam muội, ngài cùng các huynh đệ là Huệ Trì, Huệ Vĩnh
nhóm họp các sĩ phu, quan lại về hưu, người ẩn dật, bậc có uy tín như Tông
Nạp, Trương Dã, Lưu Di Dân, Lôi Thứ Tông, Châu Tục Chi, Khuyết Công
Tắc,... 123 người cùng nhau đục núi làm bài minh phát thệ sanh Tịnh Ðộ.
bài văn do Lưu Di Dân trước tác đại lược như:
“Buông xả vòng thế gian chìm đắm, tỉnh ngộ
kiếp vô thường chóng vánh, rõ ba báo thường xuyên thôi thúc, cõi hiểm nguy
biết khó thoát ra. Thế nên các hiền sĩ cùng chí khí hướng đây ngày đêm
kính cẩn chuyên cần mong đức Di Ðà từ bi sang cứu độ. Dùng diệu quán đại
nghi để khai mở tâm hồn, luyện trí quán chiếu luôn rõ ràng chánh trực. Ðể
ý thức nhờ đó mà tỏ ngộ, thể xác bởi đó được đổi thay. Ngõ hầu mượn thân
phuø dung giả tạm để vào dòng thánh chúng, núp bóng Quỳnh Kha chư Phật để
trưởng dưỡng tánh linh, mặc áo giải thoát bay nơi cực lạc có ao sen bát
đức, thổi ngọn gió thơm thanh tịnh trở về độ kẻ cùng niên (cùng tử) lầm
lạc. Thân hết mọi an nguy mà luôn luôn hòa mục, tâm vượt cả khổ vui mà vẫn
tự tươi vui. Trông xuống Tam đồ thấy sâu hun hút, nhìn lại thiên cung thì
đã bỏ xa. Theo con đường của hàng Thánh chúng; mong được về tịch tịnh Niết
bàn”.
Rõ xét, đạo như thế, há chẳng nên hoằng
dương ư?
Ngài Huệ Viễn viết lời tựa sách “Niệm Phật
tam muội” có nói rằng: “Sao gọi niệm Phật tam muội? Là nhớ chuyên, tưởng
lặng vậy. Nhớ chuyên (luôn nhớ không ngừng) thì chí Không dời đổi. Tưởng
lặng (các tưởng đều lặng) thì khí thanh thần sáng. Khí thanh thì trí giác
soi khắp, thần sáng thì chiếu suốt chỗ tối tăm. Hai điều này thầm hợp nhau
và chung hội lại mà thành ra diệu dụng. Các môn tam muội rất nhiều, nhưng
về phần công đức cao dễ tu tiến thì niệm Phật là bực nhất. vì mỗi người
đều có nhân duyên với các thứ định khác nhau nên không thể nói định nào
hay dỡ được”. Tạ Linh Vận có bài thơ vịnh tịnh độ như:
“Pháp Tạng trưởng vương cung
Hoài đạo xả quốc thành
Nguyện ngôn tứ thập bát
Hoằng thệ chủng quần sanh
Tịnh độ nhất hà diệu
Lai giả giai tinh anh
Ðồi niên an khả ký
Thừa hóa tất thần chinh”.
Tạm dịch:
“Pháp Tạng xưa vốn ở Vương Cung
Lòng say mến đạo xả quốc thành
Từ tâm khởi bốn mươi tám nguyện
Thề cứu khắp cùng các chúng sanh
Lập một tịnh bang đầy thắng diệu
Ai về đây đủ vẻ tinh anh
Không già nua không điều đau khổ
Nương đài sen hoá hiện du hành”.
Ông
hỏi rằng chưa thấy ai báo tin được vãng sanh, sao chẳng nhớ chuyện Khuyết
Công Tắc đời tấn vãng sanh rồi trở lại báo tin. Ông Khuyết Công Tắc lúc
còn sống có lời nguyện khi được vãng sanh xong sẽ trở về báo tin cho mọi
người biết. Về sau ông mất, vào một đêm trong chùa Bạch Mã ở Ðông Kinh
những người bạn từng cùng ông phát thệ tu hành đang tụng kinh là lễ kỵ giỗ
ông. Giữa lúc ấy bỗng đại diện trở nên sáng lòa màu vàng kim, trong hư
không có tiếng nói rằng: “Tôi là Khuyết Công Tắc trước kia cầu sanh về Cực
Lạc, nay đã đạt kết quả nên trở về đây báo tin”. Nói xong các tướng lạ này
liền mất.
Ông Chi Ðạo Lâm thấy vậy có lời tán thán
rằng:
Ðại tai Khuyết Công
Hâm hư nạp linh
Thần hóa Tây vức
Tích nghiệm Ðông Kinh
Bồi hồi tiêu hứ
Lưu hưởng diệu hình
Khởi khâm nhứt tán
Thị dĩ phi mình”.
Tạm
dịch:
Cao cả thay Khuyết Công
Lặng sáng mà hiển linh
Chánh niệm thần về miền lạc cảnh
Giác mê ứng tích tại Ðông Kinh
Trong mây dường rõ tiếng
Nét ngọc khó quên hình
Nhiệm mầu khen nói khôn cùng tận
Phật thánh ai rằng chuyện mộng minh.
(Trích
Mấy Ðiệu Sen Thanh)
ông
Ngô hiếu Kính cũng có lời khen:
“Y dư Công Tắc
Tiên cam pháp vị
Tri ngã gỉa hi
Kỳ đạo nãi quí
Kim Quang dạ lãng
Ngọc nhan triều túy
Bất xả hữu duyên
Ngôn cáo kỳ lụy (loại)”.
tạm dịch:
Hay thay Công Tắc
Trước nếm Pháp Vị
Biết tôi mong cầu
Ðạo ấy thật quí
Nên hiệu Kim Quang
Diệu tướng rõ ràng
Không quên nguyện cũ
Về báo Tây phang”.
XII-MỘNG TỈNH ÐỀU CHỈ MỘT TÂM.
Hỏi: Phật nói tất cả pháp đều như mộng,
Không biết đức Phật ta niệm và tịnh độ ta cầu sanh đây có như mộng chăng?
Nếu chẳng mộng thì thành ra Phật ở ngoải tâm, còn Phật là mộng thì Phật
chỉ là điều trong mộng, giống như trong mộng thấy vàng, tỉnh dậy chẳng có
gì cả, e rằng niệm tưởng 3 thân thành ra rỗng tuếch rốt cùng đều là hư
vọng. Xin ngài giảng giải thêm.
Ðáp: Chẳng phải hư vọng. Vì sao biết như
vậy. nếu người niệm Phật tam muội đều giống như chiêm bao thấy vàng thì
cái cứu cánh nhờ niệm Phật mà sanh tịnh độ rõ ràng như thế, há cho rằng
vọng ư?
Lại như người tập thiên nhãn, mới đầu
tưởng tượng ánh sáng của viên ngọc lửa, tưởng mãi không dừng nghĩ, sau
phát sanh thiên nhãn thật sự, điều này cũng bảo là vọng được ư, cũng đồng
với chiêm bao thấy vàng rốt cuộc không có gì ư? Thế nên đừng xem sự việc
xa bằng con mắt cận rồi cho rằng mộng, đừng bao giờ cho niệm Phật vãng
sanh toàn là điều trong mộng.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm, Phật và chúng
sanh ; cả ba không sai biệt”. Tâm mê giống như mộng đó là chín cõi của
chúng sanh, tâm ngộ đồng như tỉnh tức là pháp giới của chư Phật. Mê ngộ
đều chỉ ở một tâm, mộng tỉnh chưa từng ở hai nơi.
Song Kinh nói: “Rõ vọng vốn là chơn”. Như
vậy thì thấy Lô-xá-na như mộng cũng chẳng sai. Ðây là do tâm xét thấy vậy.
XIII-NIỆM BA THÂN PHẬT PHÁ
BA CHƯỚNG
Hỏi: Phật có 3 thân làm sao nhớ niệm, xin
ngài chỉ bày để lúc niệm không còn sai thất.
Ðáp: Ba thân Phật là pháp thân, báo thân
và hóa thân. Pháp thân như mặt trăng thật trên hư không. Báo thân như ánh
sáng của mặt trăng. Hóa thân như bóng của trăng in trên mặt nước. Trong
muôn ngàn mặt nước đều có trăng như vậy trăng này nhiều hay chỉ có một?
Chẳng thể nói một vì ở muôn ngàn mặt nước đều có trăng riêng biệt, cũng
chẳng thể nói nhiều vì trên hư không chỉ có một mặt trăng.
Kinh nói: “Hoặc hiện thân nhỏ cao một
trượng sáu, ngang 8 thước đều là Phật trong tâm chúng sanh”. Như vậy hình
dáng còn không có, há Phật có hai ư? Cõi tịnh, cõi trược đều trong tâm
mình vậy.
Nếu muốn dùng pháp niệm ba thân Phật để
phá ba chướng thì nay nên xét rõ rằng: Thân Phật ấy có ra là do ta chỉ
quán sanh, tu chỉ quán chẳng đồng đều thì các chướng phát Khởi. Người niệm
Phật tu chỉ tâm trầm thì “hôn ám chướng” khởi động làm chướng ngại hóa
thân Phật. lúc ấy nên dùng pháp quán để phấn chấn tâm bằng các niệm tưởng
ánh sáng bạch hào của Phật, như thế thì phá được “hôn ám chướng”.
Nếu tu quán tâm phù động, nghĩ tưởng các
việc ác, làm chướng ngại báo thân thì nên trở lại tu chỉ để ngăn trừ tất
cả ác niệm bằng cách niệm tưởng “các nhân lành xưa của Phật có hằng sa
công đức tròn đầy trí tuệ, do nhân ấy mà được báo thân”, như thế thì phá
được “ác niệm chướng”.
Nếu “nhị biên chướng”(chướng phân biệt
chấp trước) phát động sanh ra nhiều hình trạng lạ lùng, các tướng mạo lẫn
lộn, mềm cứng phá rối là chứng ngăn Pháp thân Phật thì dùng pháp “Trung
Ðạo đệ nhất nghĩa Không” để phá nó. Như Kệ nói:
“Vô sắc vô hình tướng
Vô căn vô trụ xứ
Bất sanh bất diệt cố
Kính lễ vô sở quán”
Tạm dịch:
Không có sắc cũng không hình tướng
Không có căn cũng không chỗ trụ
Tất cả vốn chẳng sanh chẳng diệt
Kính lễ diệu quán “vô sanh hữu”.
Ý nghĩa của pháp quán vô sở hữu này giống
như luồng gió mạnh thổi tan đám mây dày đặc để hiện bày rõ ràng mặt trăng
Pháp thân thanh tịnh, phá dẹp các chướng phiền não bức bách.
Tùy theo bịnh cho thuốc thích hợp không
ngoài các điều này. Khi ta đã đồng hóa với người, người đồng hóa với vật,
ta và vật như nhau thì tam muội tròn đầy mạnh mẽ. Bấy giờ, chúng sanh mà
vô tận thì tam muội cũng vô cùng.
Sáu điều trên đây là nói về niệm Phật A Di
Ðà hiện tại để thấu suốt ý nghĩa niệm Phật ba đời (tam thế Phật). Rộng như
trong An Lạc Tập, Thiên Thai thập nghi luận, Thích Quần Nghị Luận (Hoài
Cảm Pháp Sư) Vãng Sanh truyện, Pháp bửu nghĩa luận (trù Thiền Sư), Vô
thượng thâm diệu thiền môn truyện tập pháp bửu (Phi tích thiền sư) đã
giảng.
XIV- NIỆM PHẬT QUÁ
KHỨ, NHÂN QUẢ NHƯ NHAU.
Hỏi: Phật mà chúng ta niệm là bậc Chí
Thánh tột cùng huyền diệu được tôn gọi là Như Lai. Còn người niệm Phật, kẻ
mới trộm nhìn vào cửa Chơn như vẫn còn là hàng phàm phu, làm sao lạm nói
là đồng bậc Chánh Giác được?.
Ðáp: Trong Kinh Tam Muội Hải có chép:
“Phật như Sư tử Chúa đã ra thai”, đây là dụ cho Phật quả. “Người niệm Phật
như Sư tử Chúa còn ở trong thai”, đây là dụ cho Phật tử. Nhân quả tuy khác
biệt mà uy thần tiếp nối nhau. Như vậy, luận nói người niệm Phật đồng là
Phật thì đâu có gì sai lầm. Muốn cho Sư tử trong thai gầm rống làm chim
đang bay phải rớt xuống, thú đang chạy phải ẩn mình thì vị lai sẽ có. Cũng
như sư tử đã ra ngoài thai vẫn ở đó để đợi thì có lỗi gì. Ðây là ý nghĩa
“nhân quả như nhau” vậy.
Trong Kinh Pháp Cổ cũng chép: Vua Ba tư
nặc dẫn binh đánh nước địch bị trúng tên độc đau đớn không thể chịu nổi.
Ông nghe biết có vị thuốc hay tên “Tiêu độc vương” lấy thuốc này thoa lên
mặt trống rồi dùng dùi trống đánh có thể làm cho tên độc vọt rớt ra. Ông
bèn làm theo và bình phục như xưa. Cũng thế, nếu nghe danh hiệu Phật Thích
Ca Mâu Ni và nghe hiểu tin nhân danh hiệu Tỳ kheo xuất gia thì có thể làm
ba mũi tên độc trong thân vọt ra rớt xuống”. Thế nên kinh này gọi là Ðại
Pháp Cổ. Thích Ca Mâu Ni là Phật quá khư,ù là quả. Tỳ kheo là người xuất
gia, là nhân. Ðây cũng có nghĩa “nhân quả như nhau” vậy.
Như thế, ở hai kinh trên đã nói rõ tuy
chưa phải là hàng Cực Thánh chỉ là người nghe danh Phật được lợi ích mà
đối với Phật vẫn không sai biệt. Do đó trong sách Pháp Hoa Tam Muội, quyển
trung, truyện Sư tư (thiên tính của Sư)
kể rằng: [ vào Triều đại nhà Tùy, Ngài Nam Nhạc Huệ Tư Ðại Thiền Sư có
người đệ tử tên là Ðại Thiện Thiền sư đắc Từ Bi tam muội. Bấy giờ trong xứ
Hoành Dương, Thứ Sử Trịnh Tăng Cảo khi chưa tin Phật pháp thường hay cùng
mọi người đi săn thú. Một hôm ông bủa lưới vây được mười con nai, ông bèn
nói với Huyện Lịnh Trần Chánh Nghiệp rằng: “Ông thường khen ngợi Ðại Thiện
thiền sư có thần lực từ bi, vậy hãy đem thần lực ấy cứu các con nai này
xem nào”. Ông Chánh Nghiệp nghe vậy bèn bảo những người chung quanh đồng
hô lên một tiếng rằng: “Nam mô Ðại Thiện Thiền Sư”. Ngay lúc ấy bầy nai
đều bay lên hư không mà thoát ra ngoài.] Như vậy, so với thần lực của đức
Quán Âm đâu có gì sai khác. Ðại Thiện thiền sư và Ngài Trí Giả đều là bậc
nổi danh đương thời.
Nếu chẳng coi thường lời dạy của Thánh
Nhân thì niệm Phật tam muội có thể triệt ma dứt nạn. Giống như vàng ở
trong lò luyện, nó đã trở màu sáng đẹp rồi mà bợn nhơ chẳng hết ư?.
XV- SONG TU LÝ SỰ VÔ TÂM
NIỆM PHẬT.
Hỏi: Huyền nghĩa của pháp niệm tam thế
Phật và day mặt về hướng tây đã được nghe. Song các pháp ấy đều có niệm có
tư duy, có sanh có diệt, làm sao tương đồng với yếu chỉ “Ðem tâm vô niệm
mà tu niệm Phật” trong Kinh “Thắng Thiện Vương Sở Vấn”?
Ðáp: Về thuyết “Vô niệm”, nhiều người hiểu
lầm, nếu chẳng nghiên cứu tin tường thì e phải mù mịt đường tu thẳng tắt
ấy. Nay sẽ đem hai phương diện Lý và Sự để nói rõ.
Về phương diện Lý tức là Chơn thật vô
niệm. Trên phương diện này, “Hữu” và “Vô” có nghĩa: “niệm vốn vô niệm”. Là
sao? Có nghĩa: Phật do tâm sanh, tâm tức là Phật. Giống như dao không tự
cắt, tay không tự xúc, Phật cũng chẳng tự thành Phật, tâm cũng chẳng tự có
tâm. Tâm không thể lập ở ngoài Phật, Phật cũng chẳng có ở ngoài tâm. Phật
đã chẳng có thì tâm há có? Ý nghĩa vô tâm niệm Phật rõ ràng như vậy. Do đó
thế gian nói “niệm Phật là có niệm”, còn tôi nói “niệm Phật là vô niệm”
vẫn chẳng sai vậy.
Laïi nữa, niệm tức là “không”, há có niệm
ư? Chẳng phải niệm diệt mới “không”, vậy há có vô niệm? Tánh của niệm là
“không”, há có sanh diệt ư?
Lại nữa, “Tâm vô niệm” là “không chỗ trụ”
và “tu niệm Phật” là “khởi tâm”. “Tâm vô niệm” là từ gốc vô trụ và “tu
niệm Phật” là thành lập tất cả pháp. (“Ðem tâm vô niệm mà tu niệm
Phật” là “nên ở trong không chỗ trụ mà khởi tâm”, là “từ gốc vô trụ mà
thành lập tất cả pháp”). Tâm vô niệm thì
“niệm tức là không”, Tu niệm Phật thì “không tức là niệm”.
Như thế, niệm Phật chẳng khác với yếu chỉ
vô niệm, đây là nói về Trung Ðạo.
Tâm niệm và Phật đều bặt (lặng) là chỉ, cả
hai đều sáng tỏ là Quán. Chỉ Quán tức Ðịnh Huệ đều đồng há chẳng phải là
chánh định ư? chẳng phải là tam muội ư? Nay chỗ sáng tỏ mà thường lặng tức
là “tâm vô niệm” vậy, lặng mà thường sáng tỏ là “tu niệm Phật” vậy. Ðức
Như lai chứng “tịch chiếu tam-ma-địa” tức là chứng cảnh giới “Cứu cánh
niệm Phật” này. Nên tam muội ấy mới sanh ra “Thủ Lăng Nghiêm Vương Sư Tử
hống định”.
Như Kinh “Bồ Tát niệm Phật tam muội”, phẩm
Phá Tướng có kệ nói:
“Niệm Phật Chơn Kim Sắc,
An Trụ tâm vô trước(chẳng chấp)
Nhiếp tâm không gián đoạn,
quán pháp nào là Phật.
Kim Sắc chẳng phải Phật,
Bốn ấm kia cũng vậy
Lìa sắc cũng chẳng Phật,
Lìa bốn ấm cũng thế.
Bậc tối thắng tịch tịnh
Khéo diệt trừ tất cả,
Ngoại đạo các tà kiến
Như Long Vương làm mưa,
Thấm mát cả vạn vật
Ðấy là Phật Thế Tôn”.
Kinh này nói rõ Lục độ vạn hạnh, không một
pháp nào chẳng là “Niệm Phật tam muội”.
Hỏi: Về phương diện “Lý” đã giải xong, xin
ngài trình bày về “Sự” để người tu học đạt được “Chơn thật vô niệm”, hợp
với Bát-nhã-ba-la mật, rõ thông pháp “Ðại Thừa Vô tướng thâm Diệu Thiền
định”.
Ðáp: Lý và Sự đi đôi với nhau. Trước đã
nói lý và sự, nay sẽ nói về Sự của lý. Ðại phẩm kinh nói: “Ðối với kẻ độn
căn, Phật nói các pháp đều không tịch là vì họ hay sanh chấp kiến. Ðối với
người lợi căn, Ngài nói đến tướng hảo của Chư Phật giống như sen không
nhiễm bùn”. Bởi thế nên Ngài Tu Bồ đề tuy là tiểu thừa mà thành bậc đệ
nhất thấu rõ Không, thấu đạt các pháp vô danh vô tướng và được thọ ký
tương lai thành Phật hiệu là Danh Tướng Như Lai. Nếu chẳng phải đại thừa
tất còn sợ sắc thinh hương vị xúc lôi cuốn, còn lo trốn tránh không phút
giây thong thả thì dám đâu đi quanh quẩn trong “vườn hoa” sắc tướng. Nay
đã thấu đạt Danh Tướng nên được Phật thọ ký vậy.
Nói về Sự. Phật đã sanh nơi tâm thì ban
Châu tam muội, không niệm vẫn đạt được. cảnh đã không làm động được ta thì
Pháp Hoa Tam muội, chẳng cầu mà tự có. “Tâm vô niệm” là dứt mọi loạn tưởng
và “tu niệm Phật” là khéo tưởng Phật.
Kinh “Văn Thù Sở thuyết ma ha bát nhã”
nói: “Như người học bắn cung, tập lâu thành thiện xảo. Sau đó dù vô tâm
bắn mà tên pháp ra đều trúng cả. Cũng thế, người muốn thâm nhập nhất hạnh
tam muội nên hướng về nơi Phật đang ngự chuyên ròng xưng niệm danh hiệu
của ngài, niệm niệm tiếp nối không gián đoạn. Ðược vậy thì ngay trong mỗi
niệm đều thấy tam thế chư Phật như người tập bắn cung kia sau khi tập
thuần thục, vô tâm vẫn bắn trúng”. Như thế thì “vô tâm” chẳng phải là
không khởi niệm. Cũng vậy Kinh Phương Ðẳng nói: “Niệm luôn luôn không dừng
nghỉ Phật sẽ hiện”. Anh Lạc kinh nói: “Ðạo là nhứt tâm, đa tưởng chẳng
phải Ðạo”. Tọa thiền tam muội Kinh noí: “Bồ Tát tọa thiền chẳng nghĩ gì
cả, chỉ chuyên niệm một Phật như núi chúa Tu Di vàng chói giữa biển cả
trong xanh. Cho đến niệm công đức Pháp thân cũng như vậy”.
Hỏi: Nếu nói Vô niệm là tam muội thì cứ
việc để tâm thẳng vào chỗ vô niệm, sao lại đi xa nẻo ấy mà dụng ý niệm.
Ðáp: Lăng Già Kinh nói: “dùng cây gài cửa
để mở cây gài cửa”, và tục ngạn nói: “Khiến giặc đuổi giặc”. Nay ta dùng
niệm để dứt niệm thì có gì chẳng được, huống hồ niệm mà thuần thục thì
chẳng cầu mà thự thành vô niệm, Không cần dùng sức. Giống như kiếm sĩ múa
gươm, múa đến khi rung động cả mây xanh rồi bỏ kiếm vào bao đeo bên lưng
mà chẳng mất nội lực. Lại như đầu bếp chặt thịt nếu bỏ dao thì chẳng làm
được. đó là niệm thuần thục, chẳng quá rõ ràng rồi ư?
Nên Khởi tín luận nói: “Nếu biết rõ tuy
nói mà không có người nói để nói, tuy niệm mà không có tâm niệm để niệm
thì gọi là tùy thuận tam muội. Còn lìa niệm mà gọi là chứng nhập thì chỗ
chứng nhập này tức là Chơn thật tam muội. Huống hồ cảnh giới Vô niệm ở vào
hàng Diệu giác vì chỉ đấng Như Lai mới liểu tri được tướng ban đầu khi tâm
chưa sanh khởi này (vô niệm). Ðối với tướng này, Bồ tát thập địa còn chưa
biết được huống là chúng ta chưa vào được hàng thập tín”.
Nếu chẳng y theo ngài Mã Minh, từ chỗ nói
vào nơi không nói, từ chỗ niệm vào nơi voâ niệm thì e phải vướng lỗi
“thích lầu cao mà khinh đất thấp, bỏ quần mà mặc áo”, như thế há được ư?
Kinh Ðại Phật Ðảnh Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ
Lăng Nghiêm nói: [Ngài Pháp Vương
tử Ðại Thế Chí cùng 52 vị Bồ tát đồng bực, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ
dưới chân Phật, rồi bạch Phật rằng: “Con nhớ hằng hà sa số kiếp về trước
có Phật ra đời hiệu là Vô Lượng Quang và liên tiếp mỗi kiếp 12 vị Như lai
ra đời. Vị Phật rốt sau tên là Siêu nhật nguyệt Quang. Phật này dạy con
pháp môn niệm Phật tam muội: ‘Như một người chuyên nhớ, một người chuyên
quên, hai người như thế dù có gặp nhau cũng như chẳng gặp, có thấy nhau
cũng như không thấy. Nếu hai người nhớ nhau và nhớ niệm sâu chặt thì dù có
trải qua đời này đời khác cũng vẫn bên nhau như bóng với hình chẳng trái
lìa. Cũng thế, mười phương như lai luôn thương tưởng chúng sanh như mẹ nhớ
con. Nếu con cứ trốn tránh thì dù mẹ nhớ thương cũng chẳng làm sao gặp
được. Nếu con nhớ mẹ đồng như mẹ nhớ con thì mẹ và con đời này đời khác (muôn
đời) vẫn không xa cách. Nếu chúng sanh
luôn nhớ Phật niệm Phật thì hiện tại tương lai chắc chắn thành Phật, theo
Phật không xa?’ Nghe như thế chẳng nhờ phương tiện, tự tâm con liền được
khai ngộ như người ướp hương thơm nơi thân có mùi thơm, đây gọi là Hương
Quang Nghiêm. Chỗ tu nhân thuở xưa của con là dùng tâm niệm Phật để chứng
nhập vô sanh nhẫn. Ngày nay con ở cõi này để dẫn dắt người niệm Phật trở
về Tây phương Tịnh độ. Phật hỏi viên thông, con nghĩ không cần chọn lựa,
cứ thu nhiếp hết lục căn, tiïnh niệm liên tục thì đắc tam ma địa. Ðây là
đệ nhất”]
XVI-LIỄU ÐẠT
TÂM VÀ CẢNH THÌ VỌNG TƯỞNG CHẲNG SANH:
Hỏi: Chẳng liễu đạt tâm và cảnh thì còn
khởi hai vọng tưởng. Nay còn Phật để niệm và còn tâm khởi niệm, như vậy
chẳng phải là hai vọng tưởng sao?
Ðáp: Kinh Lăng Già nói: “Liễu đạt tâm và
cảnh thì vọng tưởng liền không sanh” tức là nói: mọi thứ đều phải xa lìa
hai tướng năng và sở vậy.
Nay các tướng ta niệm như chữ vạn--, mắt
xanh, bạch hào đều là tâm ta cả, thì không Phật nào bên ngoài có được
Duyên (cảnh) đã không có thì tâm há có ư? Thế thì niệm tức năng tướng và
Phật tức sở tướng liền tự xa lìa, đâu còn vướng mắc ở hai vọng tưởng. Chỗ
các thánh xưa truyền thọ cho nhau chính là cái ngộ “vọng tưởng vô tánh”
này vậy.
Lại nếu, quán thật tướng của Phật và thân
ta đều như nhau thì đối cảnh đều là chơn, không tâm nào chẳng là Phật tức
lý trung đạo trùm khắp tất cả, như thế há còn trụ nơi Phật tức sở duyên ư?
Lại giải rằng: như trên mũi có đốm mực,
khi soi vào gương, người không thích đốm mực ấy lại đi lau mặt gương há
được ư? Người ghét việc thị phi, khi đối tiếp trần cảnh, chẳng roõ chúng
đều do tâm mình, lại cứ oán trách cảnh, há lại được sao? Ðâu bằng cứ tẩy
trừ mực trên mũi, xả bỏ tâm phân biệt tấm kiếng sẽ tròn sạch, vạn cảnh sẽ
toàn chơn, sẽ thấy đá đồng ngọc báu, chúng sanh đồng là Phật.
Thế nên trong Tục Cao Tăng Truyện chép:
[Vào triều đại nhà Tề,có cư sĩ họ Hướng gởi thơ đến hỏi Thiền Sư Huệ Khả
rằng: “Bóng do hình mà có, âm vang do tiếng mà ra. Ðùa với bóng làm mệt
hình (thân) tức chẳng biết hình là gốc của bóng. Phát ra tiếng để ngăn âm
vang tức chẳng rõ tiếng là cội rễ của vang. Bỏ phiền não mà cầu Niết bàn
giống như trốn hình mà tìm bóng. lìa chúng sanh để cầu Phật thì khác nào
im tiếng để tìm vang.
“Nên biết mê ngộ chỉ một đường, ngu trí
không sai khác vốn Không tên lại đặt tên thì nhân tên đó mà thị phi sanh,
vốn Không lý lại lập lý thì do lý ấy mà tranh luận khởi. Ðã là huyễn hóa,
chẵng chơn thì ai đúng ai sai? (ai thị ai phi);đã là hư vọng, Không thật
thì đâu Không đâu có? Huống đã từng biết: “được, vốn Không có chỗ được;
mất, vốn Không có chỗ mất”.
“Vì chưa có dịp đến để luận bàn, nay bày
tỏ vài ý, mong Ngài nghĩ đến mà phúc đáp”.
Ngài Huệ Khả viết thơ phúc đáp rằng:
“Những lời luận nói về chơn pháp ấy đều đúng, Khế hợp với diệu lý. Chẳng
khác gì: xưa kia không biết, cho ma ni là ngói gạch; nay bỗng nhiên nhận
ra đóù là chơn châu. Cũng thế, Vô minh và trí tuệ như nhau không sai biệt.
Nên biết vạn pháp đều là như, quán rõ thân mình và Phật không sai biệt thì
cần gì đi tìm vô dư nào khác”.
Hai vị thượng sĩ này ý nói Xứng Pháp hạnh
của Ðạt ma Ðại sư, theo lý quán mà dụng tâm đều là niệm Trung đạo đệ nhất
nghĩa đế pháp thân Phật vậy. Rõ ràng chẳng lìa niệm mà giữ lấy vô niệm,
chẳng lìa sanh để lập vô sanh. Nếu lìa ra để riêng lập tức là chẳng liễu
đạt phiền não là bồ đề, chúng sanh là chư Phật, làm sao nhận được ngói
gạch ấy là chơn châu. đã không thể lìa thì niệm Phật mà Chơn vô niệm, vãng
sanh mà thật vô sanh. Như thế, nghĩa lý đã sáng tỏ như trời thu mưa tạnh,
như trăng sáng thoát mây, há lại đồng với kẻ ngu chỉ nhìn ngón tay chẳng
nhìn mặt trăng ư?
XVII-NÊN Ở TRONG TÂM HÀNH MÀ CẦU GIẢI THOÁT VÀ CHƯ PHẬT.
Hỏi: Kinh Duy Ma chép: “Ðối với Chư Phật
và pháp giải thoát, nên ở chỗ nào mà cầu? Nên ở trong tâm hành của tất cả
chúng sanh mà cầu”. đã nói rằng: “ở trong tất cả tâm hành mà cầu”, sao ở
đây ta chẳng cầu nơi tự tâm mà lại cầu Phật ở ngoài?
Ðáp: Ông cho rằng “Niệm Phật tam muội Vô
thượng thâm diệu thiền” chẳng phải là cầu ở trong tâm thì chẳng đúng vậy.
Tôi sẽ vì ông mà nói rõ.
Tâm khởi ra hành, hành động theo 3 cảnh:
1-
hành thiện cảnh- như niệm Phật tam muội là cảnh thiện trong các
thiện, là trời trong cõi trời.
2- hành
bất thiện cảnh là tham, sân, si... tức các cảnh giới ác.
3-
hành cảnh vô ký nghĩa là tâm không an trụ và chẳng duyên nơi thiện
ác.
Nếu luận về tánh lý thì bao quát cả ba
cảnh. Còn chỉ nói về thuận lý thì chỉ giữ lấy thiện cảnh mà thôi. Kinh nói
“thủ ngã là bất tịnh, xả ngã là thanh tịnh”. Nghĩa là: chẳng liễu đạt bản
thể pháp tánh vốn không xan tham, trái với pháp tánh mà hành bố thí, tức
boá thí còn trụ nơi thí không thể xả thí, như thế chẳng phải là bất tịnh
sao?. Còn liễu tri pháp tánh, tùy thuận nhơn duyên hành bố thí ba la mật
không có tướng xan tham và bố thí, làm việc thiện hợp với chánh lý, như
thế chẳng phải là thanh tịnh ư?
Về bất thiện và vô ký, chúng trái với pháp
tánh nên chẳng thể cùng thiện chung họp. Do đó Trong Thắng Thiên Vương
Kinh, Thắng Thiên Vương hỏi Phật rằng: “Làm thế nào Bồ tát thông đạt được
Thiền ba-la-mật”. Phật nói với Thiên Vương rằng: “Bồ tát ma ha tát học nhã
ba-la-mật, hành thiền ba-la-mật nên quán tâm mình hành nơi cảnh nào, thiện
hay bất thiện hay vô ký. Nếu hành nơi thiện cảnh thì chuyên cần tu tập.
Như bông sen chẳng dừng trụ ở một giọt nước nào, dù chỉ một pháp bất
thiện, bồ tát cũng không được tạm trụ tâm nơi ấy”.
Căn cứ theo lời kim khẩu ấy, há có pháp
bất thiện vô ký nào mà chẳng từ bỏ. Thế thì tâm thuận lý thiện, hành nơi
thiện cảnh đã nhấn mạnh rằng: Niệm Phật và giải thoát đều ở trong tâm hành
cả. Nếu nói tâm hành niệm Phật chẳng phải giải thoát thì hai thứ tâm hành
bất thiện và vô ký há là giải thoát ư? Nên biết chỗ giải thoát nếu mê muội
thì vướng mắc nơi đại họa, còn liễu ngộ thì chứng đắc như trở bàn tay.
Tu tập thiền định nên xét rõ chỗ ấy. Ðức
Như lai thế Tôn xeùt về các định ấy, ngài cho “Niệm Phật tam muội” là vua
trong các thiền; các tam muội khác đều có đối đãi đều là định của kẻ bình
thường vậy.
Song, Bửu vương tam muội này chẳng trụ
tướng Tôn quí, chẳng trụ ở tướng thấp hèn, tướng tà, tướng chánh, tướng
Niết bàn, tướng sanh tử, tướng phiền não, tướng bồ đề, tướng tịnh, tướng
loạn, tướng thành chánh giác, tướng độ chúng sanh, tướng ngồi đạo tràng,
tướng vô sở đắc; nơi các tướng như thế đều chẳng trụ chấp, giống như tỉnh
mộng rỗng rang không có đến đi. Do vậy Ðại phẩm kinh nói: “Không đi không
đến là Phật”. như thế với trung đạo còn buông xả, há lại trụ chấp nơi nhị
biên sao. Như Kinh Chư Pháp Vô hành có kệ nói:
“Giống như người trong giấc chiêm bao
Thấy chứng Phật đạo độ chúng sanh
Vốn thật Không đạo Không chúng sanh
Tánh Phật pháp cũng lại như vậy.
Ngồi đạo tràng, chứng vô sở đắc
Nếu chẳng đắc thì chẳng có gì
Minh, vô minh cũng đồng một tướng
Biết rõ như vậy là Thế Tôn.
Tánh chúng sanh chính là bồ đề
Tánh bồ đề cũng là chúng sanh
Bồ đề, chúng sanh vốn không hai
Biết rõ như thế là Thế Tôn”.
XVIII – BA NGHIỆP CÚNG DƯỜNG CHÂN THẬT BIỂU LỘ SỰ CUNG KÍNH.
Hỏi: Phật đã diệt độ rồi, đem ba nghiệp
dâng lên cúng dường làm sao nhiều phước được?
Ðáp: Luận về biểu pháp giới cúng dường thì
trong vạn hạnh, tịnh được tam nghiệp còn đều gọi là cúng dường, há duyên
nghĩ đến chơn cảnh mà chẳng là cúng dường ư?
Sách Lý Thú viết: “Quán tất cả pháp thường
hay vô thường đều là bất khả đắc, rồi ở nơi các Như Lai rộng thiết lễ cúng
dường”. Há chẳng rõ ràng đó ư?
Lại lúc Như Lai còn tại thế, để tỏ lòng
thành kính cúng dường đem hoa hương nhiều như mây như biển trùm khắp vi
trần cõi đất dâng cúng cũng còn thấy ít. Ngay cả bậc Ðại Sĩ (Bồ tát) nhập
quán dùng tư tưởng coi núi Tu Di như cột đèn, biển cả như mâm dầu để dâng
cúng Như Lai còn chưa cho là thật kính. Chỉ khi đốt tay kim sắc, dâng tháp
minh tịnh, khiến thân vàng cháy rực chiếu suốt mười phương để cúng dường
Chư Phật, Bồ tát mới thấy vui mừng.
Nay người đời chỉ đem tự tâm hoặc đứng ở
xa chỉ hoa trên cây mà nói rằng cúng dường, trái với lễ nghi kính dâng
Phật, thật là ngã mạn lớn vậy. ông hỏi Phật diệt độ rồi, kính dâng cúng
Phật sao có phước nhiều. Hãy nghe tôi nói rõ.
Vả như đinh lan chạm gỗ (cốt hình) trong
nhà, ngày đêm dâng cúng coi như cha mẹ còn sống, danh thơm lưu truyền;
người như thế, đời nay gọi là con chí hiếu. Nếu đức Như Lai còn tại thế
đẹp đẽ như núi vàng rực rỡ, nghiêm tướng uy nghi, ai thấy mà chẳng phát
đạo tâm và dâng hoa đảnh lễ, lúc ấy cúng dường thì khó khăn gì. Gặp lúc
Phật đã diệt độ như trăng khuất núi, không thể phụng đối chơn nghi của
ngài; chỉ biết qua kinh sách lưu truyền mà đối trước hình tượng ngài, phát
ý vô thượng dâng cúng bông hoa; tâm ý đáng qúy trọng như thế há lại dễ
dàng ư?.
Kinh Niết bàn nói: “Cho đến chỉ dâng cúng
một bông hoa cũng được sanh vào nước Bất Ðộng” Thế thì một hương, một
hoa, một đèn, một nhạc cho đến đem thức uống ăn hết lòng ưa thích kính
dâng cúng dường ba đời chư Phật đều là diệu nhân sanh về tịnh độ, là cội
nguồn thành tựu chánh quả. Há có thể khinh thường việc ấy, chẳng tôn qúi
ư?
Nếu lìa hạnh này, nghe theo những lời dạy
không cung kính như dâng hoa tâm đốt đèn tâm, xông hương tâm, lễ Phật tâm
mà muốn cầu chánh giác thì khác nào chạy theo cái hay của loài khỉ vượn
(bắt chước), giữ lấy cái ngóng trông đến rừng mai giả đặt (giả dối).
Bảo họ mặc quần áo tâm, ăn cơm tâm thì họ
lại chống cự. Như vậy, sao với lục độ vạn hạnh lại bày đặt cái tâm thấy
biết rỗng tuếch ấy. Nhờ chỉ tâm mà lại bảo ngó hư không, lỗi ấy cũng như
thế, không thể không cẩn thận vậy.
Trong pháp môn Chân ngôn, Du già quán hạnh
cũng y cứ sự môn, biểu lộ hình tướng nên không chỉ một mặt xét về tâm mà
thường xuyên sáu thời dâng cúng hoa hương không thiếu sót.
XIX- VÔ TƯỚNG DÂNG
HOA, TIN HỦY CHIÊU BÁO.
Hỏi: Hoa là sự, lý ở tại đâu? Tin và hủy
chiêu báo thế nào.
Ðáp: Hoa là lý, sắc là không. Về quả báo
của lòng tin, trong Bi hoa kinh nói: Xưa có vương tử tên Vô sở úy (không
sợ gì cả). Cầm bông sen dâng cúng dường Phật Bữu Tạng, Phật nói “người đem
bông sen in hình ở hư không nên nay ta cho ngươi hiệu là Hư Không Ấn tương
lai sẽ thành Phật ở thế giới Liên Hoa, Phật hiệu là Liên Hoa Tôn chính là
ngươi đó”. Cả nước và Phật đều y cứ bông hoa dâng cúng Phật ngày xưa mà
thành hiệu. Ðiều đó cho thấy rõ ràng ý nghĩa nhân hạnh chiêu cảm quả báo.
Sao lại ngăn cản việc dâng hoa làm hạnh bố thí ba la mật mà muốn riêng
theo lỗi vô tướng.
Còn về quả báo của việc hủy báng không
tin, trong Kinh Ðại phương Quảng Tổng trì có nói: [Xưa có một vị Tỳ kheo
tên Tịnh Mạng, sống chánh kiến, mang hoa cúng dường Phật. Laïi có một Tỳ
kheo tên Pháp Hạnh sống tà kiến, tu đắc Tứ Thiền thường giảng thuyết rằng
Không Tông bát nhã cao hơn hết. Ông bày báng Tịnh Mạng pháp sư rằng: “Ông
Tịnh Mạng nhận hoa chẳng phải để cúng dường Phật mà là tự thọ dụng”. Chỉ
một lời nói đó mà 6 muôn đời liên tiếp, ông luôn không có thiệt căn
(lưỡi), cho đến khi thành Phật cũng vẫn còn sống trong đời ngũ trược. Pháp
Hạnh tỳ kheo thuở trước ấy chính là Thích Ca Mâu Ni ngày nay vậy]
Phật nói: “ người ít học, trong giáo pháp
tu lại khởi sanh hai thuyết (hữu vô) thì sau khi mạng chung phải đọa vào
địa ngục trải qua nhiều trăm ngàn kiếp. Nếu lấy con mắt hung ác nhìn người
phát bồ đề tâm thì bị quả báo không mắt. Nếu dùng miệng ác chê mắng người
phát bồ đề tâm thì bị quả báo không lưỡi”. Nếu chỉ tu mỗi một bát nhã ba
la mật mới đắc đạo bồ tát thì vua Ca-Thi-Ca ngày xưa khi hành bồ tát hạnh
xả thân, đầu mắt, tủy, não cũng không có trí tuệ ư?
Thế thì biết: lục ba-la-mật phải tu gồm
đủ, nếu chỉ chấp một mà bỏ những hạnh còn lại thì là ma nghiệp. Sao lại bỏ
bố thí ba la mật dâng cúng hoa mà chấp ác thủ không, riêng giữ hạnh bát
nhã chơn vô tướng dối trá. Quả báo không lưỡi không khỏi đến với lỗi này
vậy. Ðức Như Lai sở dĩ dẫn chứng lỗi lầm xưa của ngài là muốn bảo chúng
sanh đừng đi theo lối cũ đó của ngài. Một bông hoa còn như thế, thì tất cả
đất đá cỏ cây hình tượng, kinh điển, tăng ni, trụ trì tam bảo, giới định
tuệ học, không luận là phước điền hay chẳng phải phước điền đều đáng cung
kính vậy. Tất cả đều thuộc trong ba nghiệp cúng dường, có gì chẳng thành
tựu được mà muốn lược bỏ đi.
Pháp Hoa kinh có kệ nói:
“Nếu người vào bên trong tháp miếu
Trước tượng báu hay là tượng vẽ
Ðều dùng hoa hương và phan lọng
Hết lòng cung kính để cúng dường
Cho đến chỉ một âm thinh nhỏ
Cũng đều được thành tựu Phật đạo”
XX- MUÔN THIỆN CHUNG
QUI ÐỀU THÀNH TAM MUỘI
Hỏi: Thí đèn, đèn sáng mãi được sanh về
cõi trời Nhật nguyệt. Hoa, hương, phan, lọng cũng như đèn đều chỉ phát
sanh phước báo cõi trời, mà ở đây lại nói “đều được thành Phật đạo”. Sao
nói quá lời như thế?
Ðáp: Như vua đi chơi có muôn xe ngàn quan.
Quân lính đi theo đều có mang phù hiệu lính ngự. Ai xúc phạm đến lính này
thì chết tại đó. Khi xe vua đã về cung, quân lính được giải tán về quê cũ.
Nếu họ còn xưng là lính ngự thì cũng chết tại đó. Binh lính tuy đồng mà
sống chết có khác. Bởi vì duyên khởi sai biệt mà có lúc vẻ vang lúc nhục
nhã vậy.
Cũng thế, với hoa, lọng, hương đèn đem
cúng Phật nếu chẳng gặp Pháp Hoa Kinh Vương cho làm “kẻ dưới trướng” thì
cũng chỉ được quả báo ở thiên cung. nếu may mắn gặp được Tam Muội Bửu
Vương thì cũng “được theo hầu”, chỉ một bông hoa cũng thành tựu Phật Ðạo.
Ðây là hột giống Phật nương theo duyên mà sanh khởi, lý dạy rõ ràng. Ðiều
này giống như chim đậu núi Tu di đều có cùng màu với núi, sông đổ ra biển
cả không cùng biển cả khác tên (đều gọi là biển cả).
Do đó Trong Ðại Bảo Tích Kinh, ở Văn Thù
Phổ môn hội, chung hợp hết thiên long bát bộ, địa ngục, súc sanh, sắc,
thinh, hương, vị... tất cả vạn pháp đều vào trong tam muội, giống như sợi
lông chứa trọn bể lớn, hột cải gồm thâu cả Tu Di. Chẳng phải sợi lông hột
cải biến hóa được, mà chỉ vì cái hóa hiện tự biến hóa đấy thôi.
Thế thì hiểu biết là do nơi mắt, đi đứng
là việc của chân. Hiểu biết ngay thẳng thì đi ngay thẳng, hiểu biết cong
vạy thì đi cong vạy. Ma Phật, sâu cạn đều tùy theo sự hiểu biết nên Kinh
Niết Bàn nói: “Bỏ sự chậm chạp, thì không gọi là chậm. Tại vì xe chậm mới
gọi là chậm”. Xe là dụ cho tuệ giải (sự hiểu biết sáng suốt). Một hạnh đã
như thế thì muôn hạnh khác cũng vậy.
Pháp Hoa tam muội là Niệm Phật tam muội.
vì thế Như lai gọi Thắng định ấy là Tam Muội Bửu Vương, là Quang Minh
Tạng, là ngọc châu trừ tội, là đèn phá tà kiến, kẻ dẫn đường trong nẻo mê,
ấn vàng của Vương tử, kho báu của kẻ nghèo, là Không Tam muội, là Thánh
Tam muội, đà-ra-ni, chơn tư duy, tối thắng quán, như ý châu, là Phật tánh,
là Pháp tánh, Vô tận tạng, Thắng phương tiện, là ánh sáng đại trí, là pháp
quán tiêu ác tam muội... Nên biết Giáo lý hạnh quả tam muội bốn ngàn môn
ba la mật đều là tên khác của Niệm Phật tam muội.
Như thế thì dâng một bông hoa là phụng
cúng khắp cùng ba đời vi trần cõi Phật. Niệm một Phật là thông đạt cả mười
phương chư Phật vị lai: Giống như đất bằng đã là mục tiêu thì mũi tên nào
bắn ra mà chẳng trúng. Bằng chẳng như vậy thì chính là chê ý nghĩa “Sợ là
Không”, “buông là Không”, “đi là Không”, “tìm là Không” trong Kinh Tư Ích
vậy.
Khách nói: Thấy thuốc đã đi còn để lại
thuốc, kẻ đi buôn phải nhờ có vàng. Chỗ ẩn tàng của bậc Tiên Hiền, chẳng
đúng người thì không thể rõ. Ðệ tử bởi còn tối đạo dốt học nên xưa nay
luôn trộm nhìn vào cửa tam muội. Vì mong có ngày chứng vô sanh nên thường
cầu được một lời dạy bảo chơn thật như chiếu chỉ mầu nhiệm của vua, như ấn
báu của Pháp. Ngõ hầu đạt chỗ động tịnh song chiếu, lý sự viên dung, Khởi
tâm mà vẫn hàm tàng chơn trí, tiếp xúc vạn loài mà vẫn trường tồn bất
hoại, xưng nam mô Phật ngay đó thành tựu Phật đạo, tán hoa cúng Phật tích
tắc vượt đến Bồ Ðề, như kinh vua còn thì mình còn tôn quí, mắt kéo mây mờ
mà bỏ được màng che. Hai mươi nghĩa này chưa từng được nghe. Nay mừng nhờ
đây mà bỏ được lỗi khinh thường chúng sanh, đến được cõi ưu du bửu trang
nghiêm, thật là may mắn. Nguyện không đổi thân này, được thọ ký thành
Phật, ngộ chư Phật vị lai chính là chúng sanh. Rồi cúi đầu lễ tháp Ða Bảo,
cung đối Thanh tịnh Tăng, nguyện các ngài cùng tôi quán khắp mười phương
chư Phật bồ tát niệm tròn đủ ba đời chư Phật. Xin quì chấp tay nói lời
rằng:
“Nhứt tâm nhớ niệm Quá Khứ Phật
Niệm cả vị lai Phật Thế Tôn
Và hiện tại Phật giữa mọi người
Cũng học theo pháp các ngài dạy
Không có một Phật trong quá khứ
Cũng Không hiện tại và vị lai
Ðây là thanh tịnh Vi Diệu Thiền
Không thể nói được, chứng thì rõ”.
Niệm Phật Bảo Vương Luận
hết
Tỳ Kheo Chánh Tri thấy sách Tịnh Ðộ của
Vân Thê Ðại Sư giới thiệu rằng Triều Ðại nhà Ðường có Bửu Vương Luận, tên
còn được liệt ghi mà sách không còn, trong lòng rất hâm mộ. Lúc được 30
tuổi, ông được Vạn Dung Thiền Sư tặng bản mà ngài gặp được, tâm ông vui
mừng lộ vẻ ra ngoài bèn đem khắc bản ở chùa Huệ Khánh thành Cô Tô. Năm
Bính tuất lại trùng khắc ở tổ đường Chùa U Tây.
Nguyện Pháp Giới hữu tình đồng sanh Tây
Phương Cực Lạc thế giới.
Tịnh
Sĩ
Dịch xong 3.7.Mậu Thìn.