NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO


Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World Nhà xuất bản: Hodder & Stoughton - 2009 Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
12/11/2011 07:31 (GMT+7)
Số lượt xem: 242066
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Mục lục




NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World
Nhà xuất bản:  Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển

PHẦN MỘT   TÔI, CHÚNG TÔI, VÀ HỌ

Chương 1
Tôi Chống Với Chúng Ta

Tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mà tôi gặp gở với hầu hết quý vị.  Nhưng cho dù đấy là một người bạn mới hay một người bạn cũ, dù sao đi nữa cũng không có gì khác biệt nhiều, bởi vì tôi luôn luôn tin tưởng là chúng ta giống nhau.  Tất cả chúng ta thật đúng là những con người. – ĐỨC ĐẠT LAI LẠI MA NÓI CHUYỆN VỚI ĐÁM ĐÔNG HÀNG NGHÌN NGƯỜI.

THỜI GIAN TRÔI ĐI.  Thế giới thay đổi.  Nhưng có một sự không thay đổi mà tôi đã trưởng thành quen thuộc trãi qua hàng năm, trong việc du hành thỉnh thoảng cho những cuộc diễn thuyết với Đức Đạt Lai Lạt Ma: Khi nói chuyện đến một thính chúng phổ thông, ngài mở lời một cách không thay đổi, “Tất cả chúng ta là giống nhau…”

Một khi thiết lập một mối quan hệ với mỗi thành viên của thính chúng bằng cách ấy, sau đó ngài tiếp tục đề tài đặc thù của buổi tối ấy.  Nhưng trãi qua hàng năm, tôi đã từng chứng kiến một hiện tượng đáng chú ý:  Cho dù ngài nói chuyện đến một cuộc họp mặt nhỏ theo nghi thức của những lĩnh đạo ở điện Capitol, diễn thuyết trong một cuộc tập họp của hàng nghìn người ở Central Park, một cuộc đối thoại liên tôn ở Úc Đại Lợi, hay một hội nghị khoa học ở Thụy Sĩ, hay giảng dạy hai mươi nghìn tu sĩ ở Ấn Độ, người ta có thể cảm nhận một tác động rõ ràng không thể nghi ngờ được.  Ngài dường như đã tạo nên một cảm giác trong thính chúng của ngài, không chỉ của sự nối kết với ngài, mà của sự liên hệ đến mỗi người với nhau, một mối quan hệ nhân bản nền tảng.

Đấy là một buổi sáng sớm của Thứ Hai và tôi đã trở lại Dharamsala, thời khóa của  một cuộc gặp gở ngắn hạn với Đức Đạt Lai Lạt Ma cho cuộc họp mặt lần đầu tiên trong một loạt thảo luận mới.  Tổ ấm của cộng đồng Tây Tạng lớn mạnh, Dharamsala là một làng quê yên tĩnh xây dựng gắn liền vào ngọn của dãy núi Dauladar, những ngọn đồi thấp của rặng Hy mã lạp sơn, miền Bắc Ấn Độ.  Tôi đã đến một vài ngày trước, cũng khoảng đồng thời với Đức Đạt Lai Lạt Ma, người vừa trở lại nhà sau ba tuần diễn giảng ở Hoa Kỳ.

Tôi dùng xong bửa điểm tâm sớm, và vì nơi cư ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ năm phút đi bộ theo những con đường núi từ khách sạn nơi tôi ở, nên tôi lui về một phòng công cộng để dùng xong ly cà phê của tôi và xem lại những ghi chép chuẩn bị cho cuộc gặp gở của chúng tôi.  Mặc dù căn phòng vắng vẻ, ai đấy đã để một chương trình tin tức thế giới trên truyền hình.  Chăm chú vào tập ghi chép, tôi đã không để ý nhiều đến tin tức và trong vài phút, khổ đau của thế giới không gì hơn là những tiếng ồn phía sau.

Tuy nhiên, không bao lâu trước khi ngẫu nhiên tôi ngước lên và một câu chuyện làm tôi chú ý.  Một người Palestine ôm bom tự sát đã làm nổ một quả bom ở câu lạc bộ âm nhạc disco, thành phố Tel Aviv, một mục tiêu cố tình nhắm đến những thanh thiếu niên.  Hơn hai mươi nam nữ Do Thái lứa 'tuổi mười mấy[1]' đã chết.  Nhưng sự giết người rõ ràng không đủ hài lòng đối với những kẻ khủng bố.  Hắn ta đã trộn lẫn trong chất nổ với những đinh ốc rỉ sét cho mức độ ác liệt hơn, nhằm để làm thương tật và biến dạng mặt mày những ai mà hắn không thể giết được.

Trước khi hành động tàn bạo vô cùng như vậy có thể hoàn toàn lắng xuống, những tin tức khác đã nhanh chóng tiếp tục – một sự trộn lẫn ảm đạm những thảm họa thiên nhiên và những hành động xu hướng bạo lực … Thái tử Nepal đã sát hại toàn bộ gia đình ông ta…những người sống sót của trận động đất Gujarat vẫn vật vã hồi phục.

Mới từ cuộc tháp tùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến vừa qua, tôi đã thấy rằng lời của ngài “Tất cả chúng ta giống nhau” reo trong đầu tôi như tôi xem những câu chuyện kinh khiếp của khổ đau và nghèo cùng đột ngột.  Rồi thì tôi nhận ra rằng, tôi đang lắng nghe những báo cáo này giống như những nạn nhân là những thực thể mơ hồ, vô danh, trừu tượng, không phải là một nhóm người “giống như tôi”.  Dường như rằng cái cảm giác xa cách càng lớn hơn giữa tôi và những nạn nhân, thực tế càng giảm đi, càng giảm đi sự sống, thở của con người.  Nhưng bây giờ, trong một khoảng khắc, tôi cố gắng tưởng tượng, sẽ ra sao nếu là một trong những nạn nhân của vụ động đất, tiếp cận công việc thường ngày của tôi một khoảnh khắc và bảy mươi lăm giây sau không còn gia đình, nhà cửa, hay tài sản, đột nhiên trở thành một người không đồng xu dính túi và trơ trọi một mình.

“Tất cả chúng ta giống nhau”.  Đấy là một nguyên tắc đầy năng lực, và là một điều mà tôi tin chắc có thể thay đổi thế giới.

 ***

“Thưa Đức Thánh Thiện”, tôi bắt đầu, “tôi muốn nói với ngài trong buổi sáng hôm nay về ý tưởng rằng tất cả chúng ta giống nhau.  Ngài biết đấy, trong thế giới ngày nay, có một cảm giác cô lập và bất hòa lan tràn khắp trong con người, một cảm giác riêng rẽ, ngay cả nghi ngờ.  Đối với tôi dường như là nếu chúng ta thế nào đấy có thể trau dồi cảm nhận liên kết này với người khác, một cảm giác nối kết thật sự trong một mức độ sâu xa, một mối ràng buộc phổ biến, tôi nghĩ nó có thể chuyển hóa xã hội một cách hoàn toàn.  Nó có thể loại trừ rất nhiều vấn nạn rắc rối đối diện với thế giới ngày nay.  Do vậy, buổi sáng hôm nay, tôi muốn nói về nguyên tắc này:  tất cả chúng ta giống nhau, và –”

“Tất cả chúng ta giống nhau?” Đức Đạt Lai Lạt Ma lập lại.

“Vâng, và –”

“Ông đã lấy ý tưởng này ở đâu thế?” ngài hỏi.

“Hả?”

“Ai cho ông ý tưởng này?”

“Ngài…ngài chứ ai,” tôi lắp bắp, hơi bối rối.

“Howard,” ngài nói thẳng, “tất cả chúng ta không giống nhau.  Chúng ta khác nhau!  Mọi người là khác nhau.”

“Vâng, dĩ nhiên,” tôi tự chửa lại một cách nhanh chóng, ‘tất cả chúng ta có những sự khác biệt ở bề mặt, nhưng ý tôi muốn nói là –”

“Những phân biệt của chúng ta không hẳn là nông cạn,” ngài khăng khăng.  “Thí dụ, có một trưởng lão lạt ma người Ladakh.  Bây giờ nhé, tôi rất gần gũi với vị này, nhưng cùng lúc, tôi biết cụ là người Ladakh.  Bất kể tôi cảm thấy thân thiết thế nào với con người này đi nữa, nhưng không bao giờ có thể làm cụ ấy trở thành người Tây Tạng.  Sự thực vẫn hiện hữu rằng cụ là người Ladakh.”

Tôi đã từng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma mở lời buổi diễn thuyết của ngài với  “Tất cả chúng ta giống nhau” rất thường xuyên qua hàng năm mà lần trao đổi này đã bắt đầu làm tôi choáng váng.

“Ô, trong những chuyến thuyết giảng của ngài hàng năm qua, bất cứ khi nào nói với một thính chúng đông đảo, và ngay cả lần gần đây nhất, ngài luôn luôn nói, “Tất cả chúng ta giống nhau.”  Điều ấy giống như một chủ đề mạnh mẽ thật sự trong những buổi nói chuyện công cộng của ngài.  Thí dụ, ngài nói về việc người ta có xu hướng tập trung trên những khác biệt như thế nào, nhưng tất cả chúng ta giống nhau trong dạng thức khát vọng về hạnh phúc và né tránh khổ đau của chúng ta và –”

“Ah, vâng.  Vâng,” ngài nhận ra.  “Và chúng ta cũng có cùng khả năng con người.  Vâng, tôi thường bắt đầu buổi nói chuyện của tôi với những thứ này.  Đây là vì nhiều người khác nhau đến để gặp tôi.  Bây giờ tôi là một thầy tu Đạo Phật.  Tôi là người Tây Tạng. Có thể người ta có quá khứ xuất xứ khác nhau.  Vì vậy, nếu chúng ta không có căn bản giống nhau, nếu chúng ta không có những đặc trưng mà chúng ta chia sẻ, rồi thì không có vấn đề nào trong buổi nói chuyện của tôi, không có phương diện nào để chia sẻ quan điểm của tôi.  Nhưng thực tế rằng tất cả chúng ta là những con người.   Điều ấy là rất căn bản mà trên ấy tôi chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của tôi với họ.”

“Đấy là loại ý tưởng mà tôi đang hướng tới – ý tưởng này, tất cả chúng ta là những con người,” tôi giải thích, an tâm rằng chúng tôi cuối cùng ở trên cùng trang sách.  “Tôi nghĩ, nếu người ta thật sự có một cảm giác chân thành bên trong, rằng tất cả mọi người là giống nhau và họ thì giống như những người khác, điều ấy sẽ chuyển hóa xã hội một cách hoàn toàn… Ý tôi muốn nói trong một cung cách chân thật.  Do thế, tôi hy vọng chúng ta có thể khám phá vấn đề này một chút.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời, “Thế thì để thật sự cố gắng thấu hiều điều này, chúng ta cần khảo sát, chúng ta đi đến suy nghĩ về chính chúng ta như độc lập, cô lập, hay riêng biệt ra sao, và chúng ta nhìn người khác như khác biệt hay riêng biệt như thế nào, và chúng ta có thể đi đến một sự thông hiểu sâu xa hơn hay không.  Nhưng chúng ta không thể bắt đầu từ lập trường của việc đơn giản nói rằng tất cả chúng ta giống nhau và phủ nhận rằng không có những sự khác biệt.”

“Ồ, đấy là loại quan điểm của tôi.  Tôi nghĩ chúng ta có thể đồng ý rằng nếu con người liên hệ đến mỗi người khác như những thành viên nhân loại, nếu mọi người liên hệ đến người khác như ngài làm, trên mức độ căn bản của con người, giống như những anh chị em, như tôi đã từng nghe ngài ám chỉ đến mọi người, thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp hơn vô vàn.  Chúng ta sẽ không có tất cả những vấn nạn mà tôi muốn nói đến với ngài sau này, và thay vì thế ngài cùng tôi có thể nói chuyện về  những trận bóng cà na hay phim ảnh!”

“Vì vậy, tôi không biết,” tôi tiếp tục, “nhưng dường như rằng sự tiếp cận của ngài để xây dựng một cảm giác liên hệ giữa con người với nhau là để nhắc nhở người ta nhớ về những đặc trưng mà họ cùng chia sẻ như những con người.  Cung cách ngài thực hiện bất cứ khi nào ngài có cơ hội để nói đến một thính chúng đông đảo.”

“Vâng.”  Ngài gật đầu.

“Tôi không biết…” tôi lập lại một lần nữa.  “Đấy là một đề tài quan trọng, vì thế đơn giản như một ý tưởng dù sao cũng quá khó khăn trong thực tế, mà tôi vừa mới tự hỏi rằng, có bất cứ phương pháp nào khác hay không làm cho tiến trình ấy thuận tiện hơn, giống như làm cho nó nhanh hơn, hay việc động viên mọi người quán sát mọi thứ từ nhận thức ấy, đến nhiều vấn đề rắc rối trong thế giới ngày nay.”

“Những phương pháp khác…” ngài nói một chậm rãi, dành một khoảnh khắc để quán chiếu câu hỏi một cách cẩn thận trong khi xem xét trước một cách thiết tha với sự thẩm thấu bên trong và tuệ trí của ngài.  Đột nhiên ngài bắt đầu cười.  Giống như ngài có một sự hiện thân bất ngờ, ngài la lên, “Vâng!  Bây giờ nếu chúng ta có thể làm cho những người ở Sao Hỏa đi xuống trái đất này, và đưa ra một loại đe dọa nào đấy, sau đó, tôi nghĩ ông sẽ thấy tất cả mọi người trên Trái Đất sẽ thống nhất rất nhanh chóng!  Người ta sẽ họp lại với nhau, và nói, ‘Chúng ta, những con người của địa cầu!’”  Ngài tiếp tục cười.

Không thể cưởng lại nụ cười thú vị của ngài, tôi cũng bắt đầu cười.  “Vâng, tôi đoán rằng người ta sẽ làm như thế,”  tôi đồng ý.  “Và tôi sẽ thấy những gì tôi có thể làm để nói với Hội Đồng Liên Hành Tinh về nó. Nhưng trong lúc ấy, khi tất cả chúng ta chờ đợi Phi Thuyền Mẹ đến, có bất cứ ý kiến nào không?”

***

Do vậy, chúng tôi đã bắt đầu một loạt các cuộc đàm luận tiếp diễn một cách không liên tục trong vài năm.  Sự thảo luận đã bắt đầu buổi sáng hôm ấy với sự trăn trở thất thường của tôi chung quanh mệnh đề “Tất cả chúng ta giống nhau” giống như tôi đang nêu lên một khẩu hiệu cho một quảng cáo nước giải khát mà nó sẽ thống nhất thế giới.  Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đáp ứng với sự từ chối hạ thấp các câu hỏi quan trọng thành những công thức đơn giản.  Đây là những câu hỏi cấp bách của nhân loại:  Làm thế nào chúng ta thiết lập một cảm nhận sâu xa của việc liên hệ với người khác, một mối quan hệ chân thành, kể cả những ai có thể là rất khác biệt?  Thậm chí có thể nhìn kẻ thù của chúng ta một cách cơ bản là một người giống như chính chúng ta hay không?  Có thể thật sự thấy tất cả chúng sinh như anh chị em của chúng ta không, hay đó chỉ là một giấc mơ không tưởng?

Sự thảo luận của chúng tôi chẳng bao lâu đã mở rộng để lưu tâm đến một nền tảng khác là khẩn khoản đối phó với mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.  Những vấn đề nghiêm trọng đang bị đe dọa:  Có thể có một niềm vui thật sự không, khi những rắc rối của xã hội tác động một cách cố định đến hạnh phúc cá nhân của chúng ta?  Trong việc tìm kiếm hạnh phúc, chúng ta chọn lộ trình phát triển nội tại hay thay đổi xã hội?

Khi cuộc thảo luận của chúng tôi tiến hành, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tuyên bố, những câu hỏi này không phải là những khái niệm trừu tượng khó hiểu hay sự ức đoán triết lý mà là những thực tế trong phạm vi đời sống hàng ngày của chúng ta, vấn đề đã nhanh chóng bộc lộ rằng những câu hỏi này liên hệ một cách trực tiếp đến những rắc rối và quan tâm vô cùng thực tế như thế nào.

Trong những buổi đàm luận đầu tiên này ở Dharamsala, chúng tôi đã đối diện với thử thách của việc làm thế nào thay đổi sự định hướng của con người từ Tôi đến Chúng Ta.  Không đầy một năm sau đó, tôi đã trở lại Dharamsala cho loạt đối thoại lần thứ hai của chúng tôi – vụ 11 tháng Chín đã xảy ra trong khi ấy làm khởi đầu cuộc Chiến Chống Khủng Bố toàn cầu.  Rõ ràng rằng sự nuôi dưỡng một định hướng Chúng Ta thì không đủ.  Một cách chính xác nhắc nhở rằng nơi nào có “chúng ta” thì cũng có “họ” (hay có “người ta”) ở đấy, chúng ta bây giờ phải đối diện với những vấn nạn tiềm tàng bị phát sinh bởi trạng huống tinh thần “chúng ta chống lại họ”:  thành kiến, nghi ngờ, dửng dưng, phân biệt chủng tộc, xung đột, bạo động, tàn nhẫn, một hình ảnh bao quát của những thái độ xấu xa và kinh khủng với những điều mà con người có thể đối xử với người khác.

Khi chúng tôi gặp gở ở Tucson, Arizona, một vài năm sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu đan kết những ý tưởng lại với nhau từ nhiều cuộc đàm luận của chúng tôi về những đề tài này, trình bày một sự tiếp cận mạch lạc chặc chẽ để đương đầu với thế giới rắc rối của chúng ta, giải thích làm để thế nào đề duy trì một cảm nhận hy vọng và thậm chí hạnh phúc mặc cho nhiều vấn nạn của thế giới ngày nay.

Nhưng buổi sáng thứ Hai hôm ấy, chúng tôi đã bắt đầu trên mức độ căn bản nhất, khám phá những khái niệm thông thường về vấn đề chúng ta là ai và chúng ta liên hệ đến thế giới chung quanh chúng ta như thế nào, bắt đầu với việc chúng ta liên hệ đến những người trong chính cộng đồng của chúng ta như thế nào và vai trò đã thể hiện trong hạnh phúc cá nhân và xã hội của chúng ta.

“Không Có Ý Thức Cộng Đồng, Không Nơi Nương Tựa”

Trong một buổi trưa thứ Sáu gần đây, một người thất nghiệp hai mươi tuổi đăng một mẫu tin trên YouTube, đơn giản đưa ra đề nghị để “đến đấy” cho bất cứ ai cần người để nói chuyện.  “Tôi chưa bao giờ gặp bạn, nhưng tôi thật sự quan tâm,” chàng trai ấy nói như thế.

Khi kết thúc những ngày cuối tuần ấy, chàng trai đã nhận hơn năm nghìn cú điện thoại và tin nhắn từ những người xa lạ tiếp nhận lời đề nghị của cậu ta.

Tiếp tục cuộc đàm luận, tôi ôn lại, “Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, những cuộc thảo luận của chúng ta trãi qua hàng năm đã xoay chung quanh chủ đề hạnh phúc của con người.  Trong quá khứ chúng ta đã thảo luận hạnh phúc từ lập trường cá nhân, từ quan điểm của việc phát triển nội tại.  Nhưng bây giờ, chúng ta đang nói về hạnh phúc của con người ở mức độ xã hội, khám phá một số  nhân tố xã hội có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc loài người.  Dĩ nhiên tôi biết ngài có cơ hội để du hành chung quanh thế giới nhiều lần, thăm viếng nhiều xứ sở khác nhau, rất nhiều nền văn hóa khác nhau, cũng như gặp gở với nhiều loại người và các nhà chuyên môn trong thật nhiều lĩnh vực.”

“Vâng.”

“Vì vậy, tôi chỉ tự hỏi – trong quá trình diễn biến của các cuộc du hành của ngài, có bất cứ một khía cạnh đặc thù nào của xã hội hiện đại mà ngài đã từng chú ý rằng ngài cảm thấy nó hoạt động như một chướng ngại quan trọng đến sự biểu hiện trọn vẹn niềm hạnh phúc của con người không?  Dĩ nhiên, có nhiều vấn nạn đặc trưng trong thế giới ngày nay, như bạo động, phân biệt chủng tộc, khủng bố, khoảng cách giữa giảu và nghèo, môi trường, v.v… Nhưng ở đây tôi đang tự hỏi có thêm một đặc trưng nào nữa của xã hội nổi bật lên trong tâm khảm của ngài như đáng chú ý một cách đặc thù hay không?

Ngồi trên một chiếc ghế nệm rộng, cúi xuống cởi dây giày màu nâu giản dị của ngài trong khi phản chiếu một cách im lặng đối với câu hỏi.  Sau đó, thu bàn chân phía dưới ngài trong tư thế xếp bằng, trở nên thoãi mái cho một cuộc đàm luận sâu sắc hơn, ngài trả lời, “Vâng, tôi vừa mới nghĩ về một điều mà tôi đã chú ý, điều gì đấy rất quan trọng.  Tôi nghĩ nó có thể là đặc trưng nhất như một sự thiếu vắng ý thức cộng đồng.  Người Tây Tạng luôn luôn bị sốc khi nghe về những  trường hợp nơi mà người ta sống gần gũi, có hàng xóm, và họ đã là láng giềng với nhau đã hàng tháng hay thậm chí hàng năm, nhưng người ta hầu như không có tiếp xúc với nhau!  Vì vậy, họ có thể chỉ đơn giản chào hỏi với nhau khi gặp gở, nhưng về mặt khác người ta không biết nhau.  Không có sự liên kết thật sự.  Không có ý thức cộng đồng.  Những tình cảnh này chúng tôi luôn luôn cảm thấy rất ngạc nhiên, bởi vì trong truyền thống xã hội Tây Tạng, ý thức cộng đồng là rất mạnh mẽ.”

Lời bình luận của Đức Đạt Lai Lạt Ma đánh trúng vào tôi - theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.  Tôi nghĩ, không loại trừ một sự thẹn thùng nào đấy, rằng chính tôi không biết danh tính những người hàng xóm của tôi.  Tôi cũng chẳng từng biết tên tuổi của họ trong nhiều năm.

Dĩ nhiên, tôi không định thú nhận chuyện ấy bây giờ.  “Vâng,” tôi nói, “ngài chắc chắn sẽ thấy những loại tình cảnh thế đấy.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục giải thích, “Trong thế giới ngày nay, thỉnh thoảng chúng ta thấy những cộng đồng hay xã hội này, nơi mà mọi người không có sự chung sức, không có cảm nhận liên hệ.  Rồi thì chúng ta sẽ thấy sự cô độc lan rộng ăn sâu vào.  Tôi cảm thấy rằng ý thức cộng đồng là rất quan trọng.  Tôi muốn nói là ngay cả mặc dù chúng ta rất giàu có, nhưng nếu chúng ta không có thân hữu hay bè bạn để chia sẻ tình thương với chúng ta, đôi khi cuối cùng chúng ta phải đơn thuần chia sẻ với con vật nuôi, con thú nuôi, mà điều ấy còn hơn là không có gì.  Tuy nhiên, nếu ông ở trong một cộng đồng nghèo nàn, người nghèo sẽ có với nhau.  Do thế, có một cảm giác thật sự rằng chúng ta có một loại nương tựa, một loại nương tựa cảm xúc.  Trái lại, nếu một cộng đồng thiếu vắng cảm nhận này, rồi thì khi chúng ta cảm thấy đơn độc, khi chúng ta có niềm đau, thì không có ai thật sự chia sẻ với chúng ta.  Tôi nghĩ loại cô đơn này chắc chắn là một vấn đề quan trọng trong thế giới ngày nay, và chắc chắn có thể ảnh hưởng hạnh phúc cá nhân ngày – qua – ngày.

“Bây giờ khi chúng ta nói về cô đơn,” ngài thêm, “tôi nghĩ chúng ta nên cẩn trọng về những gì chúng ta muốn nói.  Ở đây tôi không nhất thiết muốn nói đến cô độc duy nhất như cảm giác nhớ nhung người nào đấy, hay muốn có một người bạn để nói chuyện, hay điều gì đấy giống như thế.  Bởi vì chúng ta có thể có một gia đình có một sự ràng buộc gần gũi, vì thế chúng ta có thể không có một mức đơn côi cao độ, nhưng chúng ta có thể cảm thấy xa lánh khỏi xã hội rộng lớn.  Do vậy ở đây, tôi đang nói về sự cô đơn nhiều hơn là một loại rộng lớn hơn của sự cô lập hay cảm giác tách biệt giữa con người hay những nhóm người.”

Sự suy sụp của ý thức cộng đồng đã gia tăng trở thành một đề tài luận nghị phổ biến trong thập niên vừa qua, qua những phần trong các quyển sách như Ném Bóng Một Mình (Bowling Alone) của Robert D. Putnam, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Harvard.  Putnam đã rút ra kết luận rằng ý thức cộng đồng và cam kết công dân đã giảm giá trị một cách đột ngột hơn ba mươi năm qua – nhận thấy với sự mất tinh thần suy giảm rõ rệt của mối quan hệ hàng xóm láng giềng, tiệc tùng ban đêm, những thảo luận nhóm, thành viên câu lạc bộ, hội đồng nhà thờ, sự tham gia chính trị, và một cách căn bản tất cả những liên quan làm nên hoạt động dân chủ.

Theo những nhà tâm lý học Miller McPherson và Matthew E. Brashears của Đại học Arizona và Lynn Smith-Lovin của Đại học Duke, trong hai thập niên vừa qua số người được báo cáo là họ không có ai để nói chuyện về những vấn đề quan trọng đã tăng lên gần gấp ba lần.  Căn cứ trên những dữ liệu rộng rãi thu thập trong sự Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát của Đại học Chicago, tỉ lệ của những cá nhân không có bạn thân hay người tâm tình là choáng người, 25 phần trăm trong tổng số dân chúng Hoa Kỳ.  Con số này là quá kinh ngạc, nó làm cho những nhà nghiên cứu tự hỏi điều này có thật sự là số lượng chính xác hay không?  Cùng tổ chức ấy chỉ đạo một cuộc thăm dò toàn quốc vào năm 1985, lúc ấy đã làm sốc người Hoa Kỳ qua việc cho biết rằng, trung bình, mọi người trong xã hội chúng ta chỉ có ba người bạn thân.  Qua năm 2005, con số này đã giảm xuống một phần ba – hầu hết mọi người chỉ có hai người bạn thân hay người tâm tình.

Những sự điều tra không chỉ thấy rằng người ta có ít những sự nối kết với xã hội hơn trong hai thập niên qua mà cũng khám phá ra rằng khuôn thức của những mối liên hệ công cộng cũng thay đổi.  Càng ngày người ta càng dựa trên những thành viên của gia đình như nền tảng chính của sự liên hệ xã hội.  Những nhà nghiên cứu, chú ý rằng người ta đang tin cậy ít hơn qua tình bằng hữu trong cộng đồng rộng rãi, đã kết luận, “Những loại quan hệ nối kết chúng ta với cộng đồng và láng giềng đã héo hắt đi.”

Trong khi sự nghiên cứu không xác định những lý do cho sự suy sụp này trong những mối quan hệ xã hội và cộng đồng, những cuộc điều tra khác đã nhận ra con số những nhân tố đóng góp đến xu hướng báo động này.  Về phương diện lịch sử, những tiến bộ trong giao thông hiện đại đã tạo nên một xã hội di động gia tăng; khi ngày càng nhiều gia đình hơn đã rời quê hương và di chuyển đến những thành phố mới trong việc tìm kiếm nghề nghiệp hay điều kiện sinh sống khấm khá hơn.  Khi xã hội trở nên thịnh vượng hơn, nó cũng trở thành một sự thực hành thông thường trong bộ phận dân cư cho thanh thiếu niên lìa gia đình để đi đến những trường đại học trong những thành phố hay tiểu bang khác.  Du lịch và giao thiệp dễ dàng hơn đã cho phép những người trẻ tuổi di chuyển xa nhà cửa của cha mẹ hơn bao giờ hết, trong việc tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp tốt đẹp hơn.

Những nghiên cứu gần đây hơn cho thấy rằng giờ giấc và di chuyển vì việc làm đều dài hơn, kết quả làm cho người ta có ít thời gian để tương tác với cộng đồng của họ.  Những sự thay đổi này trong giờ giấc làm việc và sự dàn trãi địa lý của gia đình có thể khuyến khích cho một mạng lưới phóng khoáng hơn, và nông cạn hơn đối với vấn đề gắn bó, hơn là những mối ràng buộc gần gũi cần thiết cho việc đáp ứng nhu cầu của con người đối với việc liên hệ.

Xem truyền hình và sử dụng máy điện toán một mình, gia tăng mãi, cũng góp phần đến sự cô lập xã hội.  Sự lớn mạnh của Internet như một dụng cụ giao tiếp có thể cũng đóng một vai trò cho vấn đề này.  Trong khi Internet có thể giúp chúng ta nối kết với bè bạn, gia đình và hàng xóm, nó cũng có thể giảm bớt nhu cầu để chúng ta thật sự gặp gở nhau làm cho những mối quan hệ này gần gũi hơn.  Những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong khi giao tiếp qua những khí cụ như Internet và tin nhắn thật sự tạo nên những mối liên kết giữa con người với nhau, thì những loại ràng buộc này cũng tạo nên những quan hệ xã hội lỏng lẻo hơn những sự giao thiệp gặp mặt trực tiếp giữa người với người.  Ngôn ngữ đôi khi là những phương tiện nghèo nàn để biểu lộ và truyền đạt cảm xúc; một sự đối diện hiệu quả cho truyền thông nhân loại được chuyển tải qua những tín hiệu thị giác tế nhị có thể được nhận thức tốt hơn trong những cuộc chạm trán mặt đối mặt.

Bất cứ nguyên nhân là gì, rõ ràng rằng sự suy giảm trong ý thức cộng đồng và sự cô lập xã hội gia tăng có những sự liên đới toàn diện trên mọi mức độ - cá nhân, công cộng, xã hội, và toàn cầu.  Với tuệ trí và cái nhìn thẩm thấu bên trong đặc trưng của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhanh chóng chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề này, và tác động của nó đối với hạnh phúc nhân loại cả trên mức độ cá nhân lẫn trên mức độ rộng  rãi của xã hội.  Ở đây những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và khoa học Tây phương gặp gở nhau.  Thực tế, việc phản chiếu quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và tổng hợp những nghiên cứu khoa học gần đây nhất từ nhiều nguồn gốc, Robin Dunbar, giáo sư tâm lý học tại Đại học Liverool, Anh quốc, thừa nhận, “Sự thiếu vắng giao tiếp xã hội, sự thiếu vắng ý thức cộng đồng, có thể là vấn nạn xã hội thúc bách nhất của thiên niên kỷ mới.”

Xây Dựng Tâm Linh của Xã Hội:  Bước Thứ Nhất

“À, thế đấy, thuốc men cuối cùng đã có tác dụng!” David nói, một người trai trẻ ăn mặc tề chỉnh bảnh bao ngồi trong văn phòng của tôi ở Phoenix.  “Sự chán chường của tôi đã hoàn toàn biến mất, và bây giờ tôi trở lại trạng thái phiền muộn bình thường của tôi.”  Cậu ta đùa bởn nửa vời – nhưng chỉ phân nửa thôi.  Một kỷ sư sáng sủa, thành công, độc thân ba mươi hai tuổi, David đã hiện diện để chửa trị khoảng một tháng trước đây với một chuỗi triệu chứng quen thuộc:  đột nhiên mất thích thú trong những hành vi thường lệ, mệt mõi, mất ngủ, sụt cân, tập trung khó khăn – tóm lại, một chứng trầm cảm nhiều nguyên nhân rất thông thường.  Không cần nhiều thời gian để khám phá ra rằng cậu ta vừa mới dời đến Phoenix để nhận một nghiệp vụ mới và những sự căng thẳng liên hệ đến sự thay đổi đã gây nên sự suy nhược của chàng kỷ sư trẻ.

Đấy là một năm trước đây, khi tôi đang hành nghề như một nhà tâm lý trị liệu, tôi bắt đầu với cậu ta trong cách giải quyết tiêu chuẩn của thuốc men chống suy nhược, và những triệu chứng cấp tính của sự trầm cảm nghiêm trọng được giải quyết trong vòng ít tuần.  Tuy nhiên, chẳng bao lâu khi hồi phục lại tình trạng bình thường, cậu ta lại báo cáo một vấn đề lâu xa hơn, một quá trình nhiều năm của “một loại phiền muộn kinh niên”, một cảm giác mung lung không thể giải thích được của việc bất mãn với đời sống,” một sự thiếu vắng phổ biến của nhiệt tình hay “thích thú” cho đời sống.  Hy vọng khám phá nguồn gốc và ra khỏi trạng thái đang diễn biến này, cậu ta yêu cầu tiếp tục với việc tâm lý trị liệu.  Tôi đã vui vẻ để giúp đở.  Thế nên, sau khi chẩn đoán cậu ta với tâm trạng rồi loạn tính khí, chúng tôi bắt đầu trong thái độ nghiêm chỉnh, khám phá những vấn đề “căn nguyên của gia đình” thông thường – thời thơ ấu, bà mẹ kiểm soát quá mức, người cha cảm giác xa vời – cùng với những khuôn mẫu quan hệ quá khứ của cậu ta và những động lực giữa cá nhân với nhau hiện tại.  Chất liệu chuẩn mực thú vị.

Tuần này qua tuần nọ, David có mặt một cách thường lệ, cho đến khi chấm dứt chửa trị ít tháng sau đấy do phải di chuyển vì một công việc khác.  Trãi qua hàng tháng chứng trầm cảm quan trọng của cậu ta đã chẳng bao giờ trở lại, nhưng chúng tôi đã chỉ có thể làm được một chút hoặc không tiến bộ gì đối với tình trạng bất mãn kinh niên của cậu ta.

Nhớ lại bệnh nhân này bây giờ, người chẳng có gì đặc biệt, tôi gợi lại một khía cạnh cá nhân quá khứ của cậu ta mà dường như không có gì nổi bật đúng hơn là lúc ấy.  Công việc thường làm hằng ngày gồm có đến sở năm hay sáu ngày mỗi tuần, tối thiểu tám giờ một ngày, rồi thì trở lại nhà.  Tổng quát là như thế.  Tại nhà, thông thường những buổi tối và cuối tuần, cậu xem truyền hình, chơi các trò video, có thể đọc một ít.  Đôi khi cậu ta đi đến quán rượu hay xem phim với một người bạn, thường thì với một người nào đấy cùng sở làm.  Cũng có những ngày đặc biệt nào đấy, nhưng chủ yếu thì cậu ta ở nhà.  Những hoạt động thường ngày này đã duy trì không thay đổi một cách cơ bản trong nhiều năm.

Nhìn lại sự chửa trị của tôi cho David, tôi chỉ có thể tự hỏi một điều: Tôi đã nghĩ gì trên đời này?!  Trong hằng tháng, tôi chửa trị cậu ta vì sự phàn nàn của cậu về một cảm giác bất mãn (“Tôi k-h-ô-n-g biết, chỉ là có điều gì đấy thiếu vắng từ cuộc đời tôi…”), khám phá thời thơ ấu của cậu, tìm những khuôn thức trong các mối quan hệ quá khứ, nhưng ngay phía trước chúng ta, cuộc sống của cậu ta có tối thiểu một khoảng cách nổi bật, một kẻ hở mà chúng ta không thấy để nhận ra.  Không phải một lổ hổng nhỏ bé, mờ tối, hay tế nhị, nhưng đúng hơn là một hang động khổng lồ - cậu ta là một người đàn ông không có cộng đồng, không có ý thức quan hệ rộng rãi hơn.

Trong những năm làm việc như một nhà tâm lý trị liệu, hiếm khi tôi nhìn vượt khỏi cấp độ cá nhân trong việc chửa trị cho bệnh nhân. Thậm chí chưa từng xãy ra đối với tôi trong việc nhìn xa hơn cấp độ gia đình và bạn hữu đến mối quan hệ của bệnh nhân cùng cộng đồng rộng rộng lớn hơn.  Điều này nhắc nhở tôi về nữ Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher vào lúc mà bà đang ở cực điểm của quyền lực và ảnh hưởng, phát biểu, “Ai là xã hội?  Không có điều gì như thế!  Chỉ có những người đàn ông cùng đàn bà và có gia đình của họ.”  Nhìn lại điều ấy bây giờ, xem ra hầu như tôi đã thực hành nhãn hiệu của trường phái Margaret Thatcher về Tâm lý trị liệu.

Từ nhận thức hiện tại của tôi, tôi đã phải nên cống hiến cho người cựu bệnh nhân David của tôi một sự phục vụ tuyệt vời hơn, là đưa cho cậu ta một toa thuốc:  “Chửa trị: Một hành động liên hệ với cộng đồng mỗi tuần.  Gia tăng liều lượng dung nạp.  Để thật nhiều thời gian nghĩ ngơi, uống thật nhiều chất lỏng, và làm như vậy trong một tháng.

Trong việc tìm kiếm sự trị liệu hiệu quả để chửa trị những căn bệnh của xã hội chúng ta, như Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ khai mở, tiến lên một ý thức sâu xa hơn của việc nối kết với những người khác, và xây dựng một ý thức cộng đồng rộng lớn hơn, có thể là một nơi tuyệt vời để bắt đầu.

Đã xác định chỗ khiếm khuyết này của liên hệ cộng đồng như một vấn nạn nổi bật, bây giờ chúng ta hướng đến vấn đề của việc làm gì với nó.

“Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đã đề cập rằng sự thiếu vắng ý thức cộng động này  là một vấn nạn lớn trong xã hội hiện tại.  Ngài có bất cứ suy nghĩ nào về việc làm thế nào đề gia tăng ý thức xã hội, củng cố những mối quan hệ này của con người không?”

“Vâng,”  Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời.  “Tôi nghĩ phương pháp giải quyết phải bắt đầu với việc trau dồi tỉnh thức…”

“Tỉnh thức một cách đặc biệt về điều gì?  Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên, việc trước nhất, chúng ta cần có tỉnh thức về sự nghiêm trọng của chính vấn đề, sự tàn phá của nó có thể là như thế nào.  Rồi thì chúng ta cần tỉnh thức sâu xa hơn về những cung cách mà chúng ta liên hệ với người khác, phản chiếu trên những đặc trưng mà chúng ta chia sẻ với người khác.  Và cuối cùng, chúng ta cần chuyển hóa tỉnh thức vào trong hành động.  Tôi nghĩ đấy là vấn đề chính.  Điều này có nghĩa là thực hiện một nổ lực thận trọng để gia tăng sự tiếp xúc cá nhân trong những thành viên khác nhau của cộng đồng.  Vì vậy, đấy là việc làm thể nào để gia tăng cảm nhận quan hệ của chúng ta, tăng cường mối liên hệ trong cộng đồng!”

“Vậy thì, nếu được, tôi tự hỏi ngài có thể đề cập một cách vắn tắt trên mỗi bước hay sách lược này hơi chi tiết hơn, chỉ để phác họa chúng một cách rõ ràng hay không?”

“Vâng, được chứ,” ngài nói một cách dễ thương, trong lúc ngài bắt đầu phác thảo phương pháp của ngài.  “Bây giờ, việc quan tâm, trau dồi sự tỉnh thức mạnh mẽ hơn.  Bất kể vấn đề là gì, mà chúng ta đang đối phó, chúng ta cần thể hiện một nổ lực để thay đổi mọi thứ - rắc rối sẽ tự thu xếp.  Chúng ta cần có một quyết tâm mạnh mẽ để thay đổi vấn đề.  Sự quyết tâm này đến từ việc chúng ta nhận thức rằng vấn đề là nghiêm trọng, và nó sẽ có hậu quả nghiêm trọng.  Và cung cách để phát sinh nhận thức này là bằng việc nghiên cứu vấn đề, khảo sát, và dùng giác quan cùng lý trí thông thường.  Đây là những gì tôi muốn nói về tỉnh thức ở đây.  Tôi nghĩ chúng ta đã từng thảo luận loại tiếp cận phổ quát này trong quá khứ.  Nhưng ở đây, chúng ta không chỉ nói về việc trở nên cảnh giác hơn về những hậu quả tàn phá của việc thiếu vắng cộng đồng và sự cô đơn lan rộng, nhưng chúng ta cũng nói về những lợi ích tích cực của một ý thức cộng đồng mạnh mẽ.”

“Những lợi ích như là…?”

“ Như tôi đã đề cập – có nguồn cảm xúc nương tựa tin cậy, những người mà chúng ta có thể chia sẻ những rắc rối của chúng ta với họ,v.v…”

“Ô, tôi lại nghĩ nhiều hơn trong những hình thức của những sự việc như ít tội phạm hơn, hay có thể  là những lợi ích lành mạnh của việc liên kết đến một cộng đồng rộng rãi hơn…”

“Howard, những thứ đó tôi không biết.  Ở đây, chúng ta nên lưu ý đến một chuyên môn, hãy thấy có loại bằng chứng nào, bằng chứng khoa học.  Tôi không phải là người chuyên môn về những thứ này.  Nhưng ngay cả không nhìn vào sự nghiên cứu, thì tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể thực hiện việc khảo sát của chính chọ, giữ đôi mắt của họ mở ra và phản chiếu trên những thứ này.

“Thí dụ, ngay cả trong cùng một thành phố hay một cộng đồng, chúng ta có thể tìm thấy hai loại láng giềng khác nhau.  Hãy nói trong loại những người hàng xóm  không thật sự hòa hiệp với nhau, những láng giềng không thật sự giao thiệp với nhau, và không ai quan tâm nhiều đến cộng đồng phổ biến.  Rồi thì so sánh với loại hàng xóm khác, nơi mà người ta nói chuyện với nhau, nơi mà có một ý thức thân hữu và cộng đồng, vì vậy khi có điều gì đấy xảy ra, dù tốt hay xấu, người ta họp lại và chia sẻ nó.  So sánh hai loại này, chúng ta chắc chắn sẽ thấy rằng những người sống trong loại hàng xóm định hướng cộng đồng hơn sẽ hạnh phúc nhiều hơn và sẽ có một cảm giác bảo đảm, an toàn hơn.  Đấy chỉ là cảm nhận thông thường.”

Ngừng lại trong giây lát, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục.  “Ông biết không, Howard, tôi nghĩ rằng trong những thời gian khó khăn, như khi gia đình đau khổ vì một thảm kịch, đặc biệt với cái chết của người thân, thế thì đấy là lúc một cộng đồng trở nên rất quan trọng.  Đấy là trong những lúc đau buồn như vậy mà chúng ta thật sự thấy giá trị của cộng đồng… Điều này nhắc tôi.  Thí dụ, tôi đã nghe trong một số khu định cư của người Tây Tạng ở Nam Ấn Độ, khi có một người chết trong gia đình, tất cả những gia đình khác cùng một trại tụ tập lại để giúp đở và an ủi họ, ngay cả mang củi đến để làm lễ hỏa táng cho thi thể người quá cố.

“Ngài muốn nói gì về “trại” ở đây?” Tôi hỏi.

“Ô, có nhiều khu định cư này, ban đầu được tổ chức thành những trại với khoảng một trăm hay sáu mươi người, khi sơ khởi được thành lập,” ngài trả lời.

“Trong những trại này,” Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, “láng giềng cũng quan sát nhau, đặc biệt đối với những người già cả mà có thể con cháu không sống lân cận.  Nếu họ bệnh hoạn hoặc không thể tự săn sóc cho chính họ hay bởi những người trong gia đình, cộng đồng cũng sẽ chắc chắn rằng những người ấy được săn sóc một cách thích hợp.  Điều này thật là tuyệt, có phải không?”

“Thế thì, ngài đã nhận ra rằng có những lợi ích rõ ràng từ việc liên kết với cộng đồng, vậy ngài có thể giải thích sách lược tiếp theo mà ngài đã đề cập, gợi ý của ngài để gia tăng tỉnh thức trong những cung cách mà chúng ta được nối kết với người khác không?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm về câu hỏi trong một lúc. “Vâng.  Bây giờ có một điều.  Khi chúng ta nói về ý thức cộng đồng, một cách căn bản chúng ta nói về một cảm nhận nối kết với người khác, một cảm giác lôi cuốn đến một nhóm người rộng lớn hơn chính mình, nơi mà chúng ta cảm thấy một ý thức cộng đồng, làm mạnh quan hệ cộng đồng, chúng ta cần tìm ra một cách để nối kết với người khác, thiết lập một cảm giác liên hệ. Vấn đề ở đây là chúng ta phải trở nên tỉnh thức về những gì căn bản mà chúng ta liên hệ với người khác, và nghiên cứu những cung cách đa dạng mà chúng ta có thể nối kết, hay liên hệ với họ.  Hãy xem xét một cách cẩn thận.  Hãy phân tích.  Hãy hỏi chính mình, những đặc trưng gì khác biệt mà chúng ta chia sẻ với người khác? Những ràng buộc thông thường là gì?”

“Vậy thì ở đây,” tôi làm sáng tỏ, “ngài nói về những thứ, thí dụ, các thành viên của cộng đồng Tây Tạng liên hệ trên căn bản của cùng một nền văn hóa và tâm linh như thế nào, và điều ấy sáng tạo những mối liên hệ cộng đồng mạnh mẽ ra sao?

“Đúng đấy.  Nhưng hãy nhớ rằng, một quá trình văn hóa hay tâm linh hay truyền thống chung không là căn bản duy nhất cho mối quan hệ cộng đồng mạnh mẽ, ý thức cộng đồng này.  Đây là một trình độ.  Nhưng người ta có thể cũng liên hệ đến những người khác trên những trình độ khác, chẳng hạn như tùy thuộc cùng một gia đình, hay căn cứ trên việc cùng là láng giềng, hay một địa phương, hay chúng ta có thể thấy những người khác chia sẻ cùng sự quan tâm hay sở thích riêng.  Mỗi thứ này có thể xem như một loại ‘cộng đồng’ khác nhau.  Nó là vấn đề nền tảng ý thức thuộc về một nhóm rộng lớn hơn.  Đấy là những gì quan trọng.”

“Thế thì, điều này đưa chúng ta đến bước sau cùng,” tôi nói, “hay có thể nó thật sự là bước đầu tiên:  hành động – thực hiện nổ lực để thiết lập sự tiếp xúc cá nhân với những người khác trong cộng đồng của chúng ta, tuy thế, chúng ta nhận thức hay định rõ tính cách về cộng đồng của chúng ta.”

“Đúng đấy.”

“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, tôi vừa nghĩ rằng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau của việc phá hỏng ý thức cộng đồng của chúng ta, và nhiều thứ này không nghi ngờ gì nữa phải phối hợp với những đặc trưng căn bản của xã hội hiện đại.  Thí dụ, một trong những nhân tố của xã hội Tây phương có thể ảnh hưởng điều này là tính linh động.  Người ta thường di chuyển từ một thành phố hay tiểu bang đến một nơi khác để cải thiện chính họ trong cách nào đấy, vì một nghề nghiệp tốt hơn, để làm ra nhiều tiền hơn, hay cố gắng để cải thiện điều kiện sinh sống của họ.  Ý tưởng bật gốc để linh động trong việc tìm kiếm những cơ hội tốt hơn được xúc tiến thật sự trong xã hội chúng ta.”

“Vâng,”  Đức Đạt Lai Lạt Ma nhất trí, “tính linh động này có thể đóng một vai trò nào đấy.  Thí dụ, sẽ có một sự đồng cảm cho những người khác và một ý thức cộng đồng lớn hơn nếu chúng ta sống với những người mà chúng ta sinh trưởng với họ, đến trường với họ,v.v…  Và trong xã hội hiện đại, với những người di chuyển quá thường xuyên, chúng ta không luôn luôn có những hoàn cảnh như thế.”

“Vậy thì, đấy là một nguyên nhân của vấn đề,” tôi kết luận.  “Nhưng ý tôi muốn nói là, làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một ý thức cộng đồng khi người ta luôn luôn được khuyến khích để khăn gói lên và di chuyển đi nơi khác, căn cứ trên… ‘Ô, công việc ở đấy khá hơn’, và v.v…?”

“Howard, tôi không nghĩ rằng di chuyển tự động làm người ta mất đi ý thức cộng đồng,” ngài đáp lời một cách chắc chắn, “bởi vì nếu một người mới đến một cộng đồng, người ấy có thể nổ lực để tìm hiều những người hàng xóm.  Ngay cả nếu chúng ta di chuyển đến một vùng mới, chúng ta cũng có thể tạo nên một cộng đồng ở đấy.  Ý thức cộng đồng này được căn cứ trên những cá nhân và các gia đình thực hiện một nổ lực để gặp gở và để quen biết nhau.  Chúng ta có thể luôn luôn làm một cố gắng để biết những người chúng ta sống với nhau trong tính cách địa phương, tham gia những tổ chức địa phương, dự vào những công việc cộng đồng, và v.v…

“Vì vậy, thường thường chỉ đơn giản là một vấn đề của ý chí.  Và làm thế nào để hổ trợ cho việc tăng trưởng ý chí này?  Thì lại là qua tỉnh thức, qua nhận thức tầm quan trọng thật sự của ý thức cộng đồng, của việc làm thế nào điều ấy có thể có một tác động trực tiếp trong hạnh phúc của chính chúng ta, và hạnh phúc của gia đình chúng ta.

“Sự thực rằng bất cứ nơi nào chúng ta đến, chúng ta cũng không thể lánh xa cộng đồng, có phải thế không?  Đấy là như thế. Ngoại trừ chúng ta muốn tự cô lập. Muốn mình trở nên dửng dưng.  Không muốn có sự cống hiến.  Điều ấy tùy thuộc vào cá nhân chúng ta.”

Đúng vào lúc ấy, những thị giả của Đức Đạt Lai Lạt Ma thấp thoáng bên khung cửa ngay ngoài hành lang, ra dấu báo hiệu đã hết giờ.  “Thôi, tôi nghĩ chúng ta phải chấm dứt hôm nay bây giờ,” ngài nói một cách vui vẻ.  “Chúng ta sẽ gặp nhau một lần nữa ngày mai.”  Với lời ấy, ngài xỏ chân vào giày và nhanh chóng rời khỏi phòng.

***

Thế là chúng tôi bắt đầu nghiên cứu về xã hội và hạnh phúc nhân loại với một vài tiền đề căn bản.  Đầu tiên, không nghi ngờ gì, những nhân tố xã hội có thể ảnh hưởng hạnh phúc của cá nhân.  Thứ hai, trong việc nhìn vào những nhân tố có thể ảnh hưởng hạnh phúc nhân loại, không nghi ngờ gì nữa, một ý thức liên kết đến những người khác và một ý thức cộng đồng rộng lớn hơn đóng một vài trò then chốt trong hạnh phúc nhân loại.  Thứ ba, trong việc nhìn vào những xu hướng của xã hội hiện đại, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra, không nghi ngờ gì nữa, có vấn đề làm giảm giá trị ý thức cộng đồng, sự cô lập xã giao gia tăng, và sự thiếu vắng một cảm nhận sâu xa về việc nối kết giữa những con người.

Trong khi tôi chưa từng nghĩ nhiều đến xu hướng này trước đây, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nêu bật sự vắng bóng ý thức cộng đồng lớn mạnh trong xã hội hiện đại, tôi trở nên tỉnh thức một cách sâu xa hơn về sự lan rộng và nghiêm trọng của vấn đề này.  Càng quán chiếu hơn về vấn đề cốt yếu này, dường như khuynh hướng của toàn bộ nền văn minh hiện đại đã bị bao phủ bởi vấn nạn này, tạo nên nó, nuôi dưỡng nó, và đẩy nó đi tới – và đưa chúng ta đến những rắc rối to lớn hơn, rộng lớn hơn và một cách tiềm tàng ngay cả là thảm họa.  Bên dưới sự hao mòn những liên kết xã hội này là những lực lượng xã hội phức tạp, những lực lượng của một năng lực kinh khủng và thâm nhập khắp như vậy như kỷ thuật hiện đại và ngay cả những giá trị nền tảng của xã hội chúng ta.  Trong một xã hội đang chuyển động ngày càng nhanh hơn, những lực lượng xã hội này dường như đang tạo nên một luồng mãnh lực lôi cuốn chúng ta một cách ngoài ý muốn.  Làm thế nào để chúng ta giảm tốc độ luồng mãnh lực của dòng sông dễ sợ này mà dường như đang mang chúng ta đến những nổi khốn khổ to lớn hơn và thậm chí có thể là tình trạng bị tàn phá?”

May mắn thay, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cống hiến cho chúng ta một phương pháp minh bạch để tái thiết lập những mối liên hệ xã hội, và luôn luôn như thế, phương pháp của ngài là vô cùng thực tiển.  Với tuệ trí tự tại tự nhiên, ngài đã giải thích việc tạo nên một cộng đồng tâm linh như thế nào trong ba bước căn bản…

BƯỚC THỨ NHẤT:  TỈNH THỨC VỀ NHỮNG LỢI ÍCH

Nếu một người xa lạ kỳ bí len lén đi đến bên cạnh chúng ta và thì thầm, “Tôi có thể cống hiến cho bạn một phương pháp bí mật để cắt đi một nửa định mệnh về cái chết của bạn trong năm tới – mà không cần phải bỏ hút thuốc, Big Mac, bia rượu, không cần một cái hit đất nào, hay một phút nào cho thể dục!”  tin tức ấy sẽ có giá trị như thế nào?  Thế đấy, đối với những ai khổ sở vì sự cô lập và sự ghét bỏ lan tràn khắp của xã hội hiện đại, một phương pháp như vậy thực sự hiện hữu.  “Những chủ đề liên hệ thật sự,”  Robert Putnam đã giải thích tại một hội nghị ở tòa Bạch Ốc.  “Những sự nghiên cứu tuyệt diệu, kiểm soát cơ cấu máu huyết của bạn và bạn già như thế nào và giới tính của bạn và cho dù bạn có chạy bộ hay không, và cho dù bạn có hút thuốc hay không, và v.v…, cho thấy rằng nguy cơ của cái chết trong năm tới sẽ được bớt đi một nửa bằng việc tham gia một nhóm nào đấy.  Bớt đi một phần tư nếu tham gia hai nhóm,” Putnam cho hay.

Trong việc phác thảo phương pháp của ngài để xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến cáo chúng ta bắt đầu bằng việc thẩm tra những lợi ích của việc liên kết đến một nhóm rộng rãi hơn.  Căn cứ trên nhiều nghiên cứu, không có nghi ngờ gì rằng những lợi ích sức khỏe thân thể, tinh thần, và cảm xúc của những mối liên hệ mật thiết và quan hệ xã hội là vô số:  Tỉ lệ chết giảm xuống, hồi phục nhanh chóng hơn từ bệnh tật, sức khỏe tinh thần tốt hơn, và chức năng miễn nhiễm cũng tốt hơn chỉ là một ít trong số ấy.  Những bằng chứng khoa học đến từ nhiều nguồn gốc, xếp loại từ những hàng nghìn cuộc thăm dò rộng rãi, đến phạm vi giới hạn của những nhà chuyên môn trong phòng thí nghiệm. – chẳng hạn sự nghiên cứu rối loạn nhẹ nhàng tiến hành tại Đại học Carnegie Mellon mà ở đấy những mẫu vi rút lạnh được tiêm trực tiếp vào trong lỗ mũi của một ít đối tượng can đảm, và đã thấy rằng những ai với những mạng lưới liên hệ xã hội phong phú thì bị nhiễm bệnh bốn lần ít hơn những người ít liên hệ với xã hội!

Thêm nữa đối với những lợi ích sức khỏe cá nhân của những mối quan hệ gần gũi, chứng cớ đã được thu thập rằng một ý thức liên hệ đến một cộng đồng rộng lớn hơn, mở rộng vượt khỏi chu vi những người bạn thân thiết hay gia đình, có những lợi ích tương đồng thuyết phục mà có thể biểu hiện trong nhiều cách khác nhau.  Như Robert Putnam chỉ ra rằng, “Những cộng đồng có các mối liên hệ xã hội chặc chẽ có tỉ lệ tội phạm thấp hơn và số tử vong thấp hơn và ít thối nát hơn và chính quyền hiệu quả hơn và ít trốn thuế hơn.”

Mục tiêu căn bản những cuộc đối thoại của tôi với Đức Đạt Lai Lạt Ma là để khám phá một sự tiếp cận nhằm tìm ra hạnh phúc trong một phạm vi rộng rãi hơn của đời sống trong xã hội hiện đại.  Do thế, trong việc lượng định những lợi ích của việc có ý thức cộng đồng, thật quan trọng để nhìn vào vai trò (nếu có) của điều này thể hiện trong hạnh phúc của con người.  Trong quyển sách tuyệt diệu Hạnh Phúc: Những Bài Học từ Khoa Học Mới, nhà chỉ đạo kinh tế Lord Richard Layard phác họa sáu nhân tố có thể được giải thích một cách rộng rãi những khác biệt trong những trình độ trung bình của hạnh phúc giữa một quốc gia và một nước khác.  Một trong những điều ấy là tỉ lệ của dân số thuộc vào một tổ chức xã hội.

BƯỚC THỨ HAI:  TỈNH THỨC VỀ NHỮNG CUNG CÁCH MÀ CHÚNG TA NỐI KẾT

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, cung cách để xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn là phát triển một sự tỉnh thức sâu xa hơn về những cung cách mà chúng ta nối kết với người khác.  Sự tỉnh thức như thế có thể được phát triển bởi sự phản chiếu cẩn trọng trên những đặc trưng chúng ta chia sẻ với những người khác, những mối quan tâm thông thường của chúng ta, quá trình từ trước, và kinh nghiệm dự phần.  Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra, thí dụ, người Tây Tạng đã đã kết hợp chặc chẽ như thế nào bởi một di sản văn hóa và tâm linh thông thường, cho dù sống ở Ấn Độ hay những quốc gia khác.  Những mối ràng buộc này có gốc rể sâu xa với di sản tâm linh ngược lại từ thế kỷ thứ bảy, khi Đạo Phật bắt đầu lan rộng khắp Tây Tạng, và di sản văn hóa mở rộng ngược lại còn lâu xa hơn.  Dường như hợp lý để cho rằng gốc rể của di sản chia sẻ càng sâu, ý thức về sự đồng nhất hay tâm linh của cộng đồng càng mạnh.  Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nhắc nhở chúng ta rằng có nhiều đặc tính khác mà qua đấy chúng ta trui rèn ý thức liên kết.  Nếu chúng ta khảo sát một cách cẩn thận, chúng ta luôn luôn có thể tìm ra một số đặc trưng hay kinh nghiệm mà chúng ta chia sẻ với người khác, một sự ràng buộc nào đấy.

Trong việc nghĩ về sự tiếp cận này để trau dồi về một ý thức cộng đồng sâu sắc hơn, tôi không thể không tự hỏi những đặc trưng của cư dân thành phố quê tôi là gì.  Phoenix, – xa hơn việc cùng ở chung trong một thành phố, có thể có điểm chung là dường như không hứa hẹn nuôi dưỡng một mối liên kết toàn thể của chính nó.  Cái di sản chung hay mối ràng buộc để đem lại một ý thức thống nhất trong những cư dân đa dạng của thành phố này là gì?

Giống như con chim phượng hoàng huyền thoại mà nó được mang tên, lại sinh ra từ đống tro tàn của nó, thành phố này vươn lên từ sa mạc Sonoran khô khan trên những tàn tích của một cộng đồng cổ xưa không ai biết.  Một thành phố với hơn hai triệu dân hiện nay, thậm chí nó đã không hiện hữu cho chí đến 150 năm trước đây.  Thành phố đã bừng dậy chủ yếu qua đêm, với hầu hết dân chúng di trú đến đây chỉ trong vài thập niên trước.  Một sự trái ngược rõ rệt đến mối liên kết mạnh mẽ căn cứ trong gốc rể di sản phong phú sâu đậm của người Tây Tạng, dường như chỉ có những ràng buộc yếu ớt có thể hình thành được bởi nguồn gốc lịch sử cạn cợt trong trường hợp này.  Điều gì có thể cung cấp cho con người Phoenix một nền tảng chung để quét đi dấu hiệu đáng ngại đầu tiên của cộng đồng?

Tìm câu trả lời cho câu hỏi này, tôi đã tự tiến hành một cuộc thăm dò nho nhỏ ý  kiến của những cư dân lâu năm.  Di sản văn hóa chung mà tôi đã khám phá ra là gì?  Trong ba mươi lăm năm, hầu như mỗi thiếu niên học sinh ở Phoenix cùng chia sẻ chung một kinh nghiệm giống in cùng một thời gian, năm ngày một tuần – xem phim hoạt họa thiếu nhi địa phương trên truyền hình gọi là ‘Wallace và Ladmo’, với vai chính là một gã béo mập mặc áo sơ mi lấm tấm, đội nón rơm (sau này đổi thành mũ quả dưa và đeo nơ) và một chàng gầy ốm cao nhồng đội mũ chóp cao, mang cà vạt khổng lồ.  Như nhà làm phim sinh trưởng ở Phoenix, Steven Spielberg giải thích, “Khi mẹ tôi thấy tôi và ba chị em gái của tôi ngồi phía trước truyền hình xem ‘Wallace và Ladmo’, bà biết rằng, ngoại trừ đi vào nhà vệ sinh, chúng tôi sẽ không đi nơi nào khác.”  Một lời tuyền bố tương tự như vậy có thể được thốt ra bởi một thế hệ cư dân Phoenix, cắt ngang những rào cản của đạo đức, chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay kinh tế xã hội – một thế hệ chia sẻ cùng những từ ngữ và cùng những hình ảnh giống hệt nhau được ghi nhớ và chứa đựng trong não bộ của họ cùng vào một thời gian hàng giờ mỗi tuần.

Tốt thôi, được thôi, có lẽ đây không phải là cơ sở mạnh mẽ nhất để trui rèn một nền tảng chung, nhưng tối thiểu nó cũng cho thấy rằng nếu chúng ta đào đủ sâu, chúng ta sẽ nẩy bật để lộ ra điều gì đấy là kinh nghiệm cùng chia sẻ, một nền tảng cho sự thân thiết.  Khi cuộc đối thoại của tôi với Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp diễn, ngài sẽ khơi mở một cung cách để hình thành mối ràng buộc trên trình độ căn bản hơn, bao gồm một mãng rộng rãi hơn của nhân loại hơn là một thành phố của những đứa trẻ ở thành phố, những người ngay trong phút chốc đang hòa tan trong tuệ trí của Popeye:  “Tôi là những gì là tôi và đấy là tất cả những gì tôi là.”

BƯỚC THỨ BA:  THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG: TĂNG CƯỜNG TIẾP XÚC CÁ NHÂN

Bước cuối cùng:  Thực hiện hành động.  Một cách rõ ràng, hai bước đầu tiên trong phương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma về biệc xây dựng ý thức cộng đồng, liên hệ sự phát triển tâm tỉnh thức lớn hơn, không có nghĩa gì cả ngoại trừ  ý thức tỉnh giác ấy được biến thành hành động.  Nhiều năm sau này khi tôi ôn lại buổi đàm luận ấy, tôi đã đi đến những bình luận của ngài về việc không biết những người hàng xóm của chúng ta.  Trong khi tỉnh thức một cách đúng đắn rằng những lời của ngài được liên hệ đến cho tôi lúc ấy, tôi đã mau chóng quên đi.  Thực tế bây giờ đây, hàng năm sau đó, tôi đã nhận ra rằng tôi vẫn không buồn để tìm hiểu tên tuổi những người hàng xóm của tôi.  Dĩ nhiên, tôi đã không tảng lờ họ sau nhiều năm, nhưng bất cứ khi nào tôi thấy một người hàng xóm, phản ứng luôn luôn hạn chế đến một cái gật đầu, có lẽ một nụ cười mĩm, đôi khi một lời xã giao “Khỏe chứ?” hay hiếm khi có một cuộc trao đổi ngắn ngủi về thời tiết.  Nhưng không bao giờ có một cố gắng đề liên hệ trong một cung cách đầy đủ ý nghĩa.

Khi tôi đọc những lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma ghi lại “đơn giản chỉ là một vấn đề của ý chí” và gợi nhớ lại cuộc đàm luận của chúng tôi, tôi đột nhiên đứng lên khỏi máy điện toán của tôi.  “Trể còn hơn là không bao giờ”, tôi nghĩ, và đi ra ngoài, quyết định để gặp ít nhất một người hàng xóm của tôi.  May mắn, tôi thấy một người đang gặp rắc rối với xe cộ.  Tôi bước tới để tỏ lời giúp đở.  Chúng tôi giới thiệu lẫn nhau và khi hóa ra sau đấy chúng tôi đã có một cuộc đàm thoại vô cùng hứng thú.  Tôi bước vào trong nhà, trở lại máy điện toán của tôi, và làm việc lại.

Những đồng nghiệp chuyên môn của tôi có thể liệt điều này một cách gièm pha như “báo cáo vặt vảnh” và gạt bỏ những sự theo dõi của tôi như thiên kiến và không có giá trị minh chứng cho bất cứ điều gì.  Tốt thôi, không sao.  Nhưng tôi quả quyết rằng chỉ thực hiện một bước nho nhỏ, hành động đơn giản của việc nối kết với những người láng giềng, đã cho tôi một sự cổ vũ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trạng, mức độ nghị lực, và ngay cả sự trong sáng tinh thần, như tôi có thể trở lại làm việc với sự tươi mát và nhiệt tình mới mẻ, giống như mới trở lại làm việc sau những ngày nghĩ cuối tuần thay vì một buổi nói chuyện ngắn ngủi với người hàng xóm của tôi.

Khi quán chiếu về sự suy thoái ý thức cộng đồng của chúng ta, sự xa lánh gia tăng trong xã hội của chúng ta, và những năng lực tàn phá làm ra chúng, những điều này ban đầu dường như là những vấn nạn thực sự không thể giải quyết.  Nhưng bây giờ, chúng dường như có thể giải quyết được.  Trong việc trình bày những vấn đề xã hội phức tạp và dường như đang lan tràn với Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài dường như cắt xuyên qua chúng ra từng miếng mõng như A Lịch Sơn Đại Đế giải quyết những vấn đề hắc búa.  Những câu trả lời của ngài vô cùng căn bản, chúng bị tước hết khả năng làm rắc rối.  Nếu chúng ta dời đến một chỗ mới thì sao?  Chỉ đơn giản tham gia một nhóm người.  Nếu chúng ta cảm thấy chẳng có lý do gì?  Hãy thông hiểu hơn về những lợi ích.  Nếu chúng ta cảm thấy bị cô lập, bị xa lánh, và không liên hệ với bất cứ cộng đồng nào thì sao?  Lưu tâm đến những thích thú riêng của mình, và liên hệ với những người khác có cùng sở thích tương tự.

Chỉ cho chúng ta cung cách bắt đầu để xây dựng một ý thức làm mới cộng đồng, một cảm giác liên đới, ngài chỉ ra lẽ thật với sự trong sáng hoàn toàn.  Tùy vào chúng ta mà thôi.  Ngài đặt trách nhiệm một cách dứt khoát vào trong tay của chính chúng ta thay vì trong bàn tay của những năng lực tràn ngập xã hội.  Chúng ta không phải điều chỉnh đồng hồ ngược lại những ngày nào đấy trước đây; chúng ta không phải trở lại những xã hội thời nông nghiệp.  Chúng ta không cần phải thay đổi dòng chuyển biến của xã hội hiện đại nhằm để tạo ra một ý thức cộng đồng lớn hơn.  Chúng ta chỉ cần hành động, từ mỗi người, từ mỗi lúc, vươn ra để nối kết với những người khác với những thích thú tương tự.

Nhưng trong khi những nguyên tắc của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố là đơn giản, nhưng chúng không phải quá giản dị, chúng cũng không nhất thiết là dễ dàng để đạt đến.  Khi tôi khám phá ra, nhưng ý tưởng mà ngài đã trình bày vô cùng sâu sắc và tế nhị hơn, và sự tiếp cận của ngài quá thẳng thắn dường như ngay trên cái nhìn đầu tiên.  Điều này chỉ là bước đầu tiên trong việc khám phá mối quan hệ giữa cá nhân, xã hội, và việc theo đuổi hạnh phúc của con người.

Nguyên tác:
 Me Vesus We trích từ quyển The Art of Happiness in a Trouble World
Ẩn Tâm Lộ ngày 23/05/2011


Âm lịch

Ảnh đẹp