11/09/2013 03:15 (GMT+7)
Số lượt xem: 1205
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Không thể phủ nhận những thiết bị di động nhỏ gọn, nhiều tính năng đã làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh nào đó, chúng là nguồn gốc khiến con người ngày càng “thô lỗ” hơn, tác động tiêu cực đến thói quen và lối sống của nhân loại.

Debrett’s - nhà xuất bản hàng đầu ở London (Anh Quốc) - đã tiến hành khảo sát hơn 1.000 người về tác động của điện thoại với hành động ứng xử của con người. Theo đó, 77% ý kiến cho rằng kỹ năng “đối nhân, xử thế” xấu hơn so với 20 năm trước, 72% nhận thấy điện thoại khiến con người trở nên thô lỗ hơn. Bản báo cáo cũng cảnh báo con người ngày càng phụ thuộc vào smartphone và máy tính, thậm chí nhiều người còn không biết cách viết thư.
 
Louise Ruell - Giám đốc điều hành của Debrett’s - khẳng định: Việc phát triển và duy trì những kỹ năng ứng xử trong môi trường làm việc và cuộc sống hàng ngày là yếu tố quan trọng để có được sự thành công. Tuy nhiên, con người đang mất tỉnh táo khi tự biến mình thành những tên nô lệ ngốc nghếch của điện thoại. Thậm chí, một khái niệm mới đã xuất hiện: “Smartphonetic (tạm dịch là: những người lệ thuộc vào smartphone). Họ là những người hoàn toàn dựa vào smartphone để thực hiện mọi giao tiếp xã hội và hoạt động mua sắm, giao dịch ngân hàng…
 
Rõ ràng, công nghệ hiện đại giúp ích khá nhiều cho cuộc sống. Nhưng chính chúng làm con người ngày càng “thô lỗ” hơn. Trước đây, khi nhận được món quà, người lớn thường viết thư cảm ơn thay vì gửi tin nhắn. Ngày nay, những phiền hà do điện thoại và những người vô ý thức không tắt chuông trong các cuộc họp hay nhà hát... đã trở nên quá đỗi bình thường.
 
Không chỉ có vậy, mọi người bắt đầu dễ dãi với bản thân trong việc phải đến chỗ hẹn đúng giờ và ngày càng xin lỗi nhiều hơn vì chỉ cần một message thông báo đến muộn là mọi chuyện coi như được giải quyết. Nhiều người có thói quen vừa ăn hoặc nói chuyện với người khác, vừa nhìn chăm chăm vào điện thoại. Cố gắng xử lý cả hai cuộc hội thoại cùng một lúc (trên điện thoại và người đối diện) dần trở thành “bản năng” của con người. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng chấp nhận thói quen “bất lịch sự” này. Năm 2012, một quán café Anh đã từ chối phục vụ những khách hàng vừa gọi món, vừa nói chuyện điện thoại.
 
Ngoài ra, những câu hỏi tưởng như quá đỗi thường nhật như: trạm xe bus gần nhất ở đâu? Ai là người sáng lập ra Facebook?... ngày càng ít xuất hiện vì đã có “giáo sư Google” và smartphone trước mặt. Thậm chí, nếu chót hỏi những câu cơ bản như vậy, thì bạn có thể bị mọi người xung quanh nhìn như “người rừng” vì bị cho là thiếu nhạy bén trong tìm kiếm thông tin. Đó cũng là nguyên nhân khiến những giao tiếp cơ bản cũng theo đó mà ít đi.
 
 


Âm lịch

Ảnh đẹp