Trước năm 1975 ở miền nam có hai pho tượng được giới mỹ thuật tán thán khen ngợi đó là tượng Thích Ca Phật đài ở Vũng Tàu, Kim thân Phật tổ trên đồi trại thủy Nha Trang. Sau năm 1975 có năm bảy công trình đại Phật Thích Ca nhưng không nổi tiếng, không để lại trong lòng người Phật tử cũng như du khách tham quan dấu ấn khó quên. Ở nơi Đức Phật là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, gương mặt Ngài luôn biểu lộ đức từ bi hỷ xả. Tạc tượng Phật phải làm sao nói lên được điều ấy. Muốn nói lên được điều ấy người nghệ nhân Tâm Phật phải lớn, phải luôn nhớ nghĩ Phật ngày đêm, trong Tâm có Phật thì Phật hiện ra ngoài. Thời gian làm Diện ( mặt) Phật rất cần trai giới thanh tâm.
Tự thân chúng tôi cũng đã từng tham gia điêu khắc tượng, và luôn thực hiện tiêu chí vừa nêu, cho nên khi tôn tượng Phật Thích Ca lộ thiên của chúng tôi thực hiện hoàn thành, đã phần nào đạt được tướng hảo từ bi của Phật. Nhà văn hóa, nhà phê bình nghệ thuật Phật giáo là Cư Sĩ Giác Đạo - Dương Kinh Thành ở thành phố Hồ Chí Minh có nhận xét về tượng Phật lộ thiên tại chùa Bửu Minh, xin được trích dẫn comment của Cư Sĩ như sau:
Dương Kinh Thành 28/02/2010 17:20:45
Tượng Đức Bổn Sư lộ thiên Chùa Bửu Minh đẹp quá !Tôi rất thích ngắm những tượng có nét đẹp hoàn mỹ như vậy.Ngoài tượng Phật lộ thiên ở Thích Ca Phật đài Vũng Tàu ,Chùa Long Sơn Nha Trang ra, thì đây là tượng lộ thiên thứ ba, lộ thiên (tuy hơi nhỏ) rất hoàn chỉnh .
Có lẽ nét đẹp ấy được thể hiện từ cõi lòng của chư Tăng Ni và Phật tử huyện ChưPăh Tỉnh Gia Lai . Tôi không nghĩ ra được ở một tỉnh cao nguyên xa xôi này lại có một ngôi chùa như thế, không phải dễ khó khăn lao nhọc lắm mới thành tựu được? Ừ nhỉ !Từ nắm xôi trọn nghĩa vẹn tình, tuy ít ỏi mà ngập tràn niềm hạnh phúc giữa kẻ hiến dâng và người tận hưởng. Ở một cái tỉnh có nhiều đồng bào người sắc tộc, cơm gạo khó khăn, của cải không nhiều, một nắm xôi thôi cũng đủ dâng Phật từ thùy chứng giám .
Xin chúc chùa Bửu Minh Phật sự hanh thông ,Tăng chúng huân tập, Phật tử thuần thành ,Tâm nguyện viên thành.
Reply 01/03/2010 12:51:08
Thích Giác Tâm
Kính anh Giác Đạo - Dương Kinh Thành !
Ảnh Phật Tổ chùa Bửu Minh, chụp không rõ lắm, vậy mà anh cảm nhận được như lời anh nhận xét, ngoài Nhạc ra, hình như anh giỏi về nhiều ngành nghệ thuật khác,anh có cặp mắt rất đặc biệt. Tượng Đức Phật Thích Ca lộ thiên, chúng tôi thực hiện trong thời gian, gian khổ nhất của đất nước, của chùa. Chúng tôi có tham khảo hai pho tượng Phật lộ thiên đẹp của đất nước mình là tượng Phật ở Vũng Tàu và Nha Trang, 4 tháng ăn chay nằm đất, ngày nhớ Phật, đêm nhớ Phật nên khi tác phẩm hoàn thành, tượng Đức Phật được như lời anh nhận xét. Có tri âm cuộc đời này cũng vui thú lắm ! Anh cho tôi xin địa chỉ email của anh, để tôi gởi tặng anh ảnh Phật chụp gần. Có dịp đi Sài Gòn tôi sẽ tìm thăm anh.
Thân
T. Giác Tâm
Reply
GIÁC ĐẠO-Dương Kinh Thành 01/03/2010 17:43:31
Kính Bạch Thầy Giác Tâm !
Trong bài phản hồi tôi không đính kèm Pháp danh,thế mà Thầy cũng biết được tròn vẹn PD và tên thường gọi của tôi,quả thật Thầy cũng "có cặp mắt tinh tường". Hơn thế nữa Thầy còn biết tôi hiện đang làm công tác Văn Hóa Văn Nghệ PG..thì phải nói"gặp tri âm'" là điều rất khó.
Tôi mạnh dạn ngợi khen tượng đức Bổn Sư lộ thiên Chùa Bửu Minh vì đó đây chúng ta thấy tuy cũng có nhiều công trình trình tôn tạo kim tượng đức Bổn Sư nhưng có nơi bề thế mà thiếu vẻ uy nghi, có nơi hùng vĩ mà mất tính cân đối hài hòa.Và quan trọng nhất,vô hình trung đã có khái niệm "mẫu tượng Phật Việt Nam". Đó là mẫu tượng Đức Bổn Sư ngổi thiền định kiết già vấn y choàng cổ. Một biểu tượng là đạo sư ba cõi, khác với kiểu vấn y chừa vai phải, biểu thị lúc hành đạo, còn "nể trọng" một bề trên nào đấy. Chúng ta nên nhớ mẫu tượng đức Bổn Sư choàng y quanh cổ (mẫu tượng VN) là do gợi ý của Đại Đức Na Lan Da, tác giả quyển "ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP", khi giữa thập niên 50 thế kỷ trước, sang thăm VN, đi từ Nam ra Bắc nhìn thấy các mẫu tượng, sau đó đúc kết và nhận ra VN phải có mẫu tượng riêng.Từ đó tượng đức Bổn Sư (nhất là ở các tỉnh phía Nam) đều đồng loạt thực thi đề xuất hợp lý đó. Sự việc này khi tôi còn nhỏ, khi lớn hơn chút đỉnh là đập vào mắt tôi đầu tiên chính là tượng Phật Thích Ca Vũng Tàu. Ấn tượng từ đó theo tôi mãi đến hôm nay.Sau này lại thêm tượng Phật Thích Ca lộ thiên ở Long Sơn Nha Trang, nhưng đôi gối tượng này hơi nhỏ so với toàn bộ kim thân. Đó là chưa kể đến tượng đức Bổn Sư niêm hoa vi tiếu ở Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt.
Tóm lại,đây là ba mẫu tượng tôi tâm đắc nhất. Qua những nhận định trên chỉ đứng ở góc độ mỹ thuật, ngoài ra tôi không có ý kiến gì hết.Tuy nhiên, nếu đặc tả hết 32 tướng tốt,80 vẻ đẹp thì chỉ có Trời mới làm được chứ 100 vị kỷ sư, điêu khắc tài ba cỡ nào cũng không làm được. Nhưng, một tượng Phật Bổn Sư tối thiểu cũng phải dừng lại ở định nghĩa mỹ thuật hoàn hảo.
Rất vui vì Thầy đã đồng cảm và hiểu tôi.Hy vọng sẽ sớm nhận được chân dung đức Bổn Sư (càng lớn càng tốt,về chuyện này tôi tham lắm Thầy ạ !).LL :0949717588 .
Xin chúc Thầy luôn vạn an .
Có hai comment cho bài TVTL Tây Thiên: Lễ lạc thành mẫu đầu tượng Phật “Quốc thái dân an Phật đài”
Phản hồi (2 bài gửi)
Lăng nghiêm 13/06/2013 09:34:59
Đầu Phật không đẹp phần trên tóp lại,tai quá dài,chín giữa trán làm gì có hột tròn to vậy còn mô hình thì đầu gối giang ra quá dài?Tôn tượng để lại hậu thế hàng trăm năm thì nên lấy mẫu tượng kim thân Phật Tổ ở Nha trang,Vũng tàu hay Lô sơn Khánh hòa .Ở TQ có nhiều tượng Phật lớn nhưng họ làm rất đẹp cái nào cũng giống nhau đều thể hiện tướng tốt của Đức Phật hiền từ phúc hậu còn mình mạnh ai nấy làm chẳng sáng tác,chẳng thi ,chẳng duyệt!?
Trả lời
nguyen 18 hours 19 minutes ago
Không biết điêu khắc gia nào làm mà trông khuôn mặt Phật giống như khóc, không có một chút nào thể hiện sự an lạc, thanh thản, từ bi.
Ý kiến chúng tôi:
Cùng ý kiến với nhà phê bình nghệ thuật Giác Đạo - Dương Kinh Thành : "một tượng Phật Bổn Sư tối thiểu cũng phải dừng lại ở định nghĩa mỹ thuật hoàn hảo". Khi chúng tôi điêu khắc pho tượng lộ thiên Kim thân Phật Tổ chùa Bửu Minh, chúng tôi luôn nghĩ đến sự cân đối hài hòa từ đầu đến chân Phật, và cả tòa sen Phật ngồi, tòa sen, cánh sen phải như thế nào để Phật ngồi cho đẹp, tượng đẹp mà tòa sen xấu cũng sẽ làm cho pho tượng mất đi giá trị. Y Phật choàng nếp gấp không không được quá nhiều, vì Y sẽ bị nhàu. Nếp gấp Y quá ít nhìn sẽ đơn điệu. Tóm lại nếp gấp của Y không nhiều cũng không ít vừa phải nhưng phải mềm như vải, dẫu làm bằng chất liệu gì. Dáng ngồi của Phật phải thong dong tự tại, nhìn thẳng nhìn nghiêng đều đẹp.
Riêng đầu Phật là phần quan trọng nhất: Nhục kế trên đầu Phật không lớn lắm mà cũng không qúa nhỏ, những lọn tóc xoay về phía phải, phải phân chia hợp lý, không quá nhỏ để khó điêu khắc và sẽ dẫn đến đầu tóc rối, không quá lớn để dẫn đến sơ sài tóc không đẹp, phân chia lọn lớn lọn nhỏ đan xen vào nhau sao cho hợp lý. Tham khảo kỹ đầu Phật, gương mặt Phật ở
Thích Ca Phật đài Vũng Tàu chúng ta sẽ nhận ra điều đó.
Những lọn tóc ở mẫu đầu tượng Phật
“Quốc thái dân an Phật đài” nhỏ quá so với đầu và gương mặt Phật, nhục kế trên đầu hình như nhỏ hoặc không có, bởi qua ảnh không thấy được ( đầu Phật không có nhục kế xem như hỏng). Phần từ đuôi mắt Phật lên trán lên đỉnh đầu bị nhỏ, phần dưới phình ra, mũi thô và đôi môi hơi dày, tai dài quá trông hơi giống đầu tượng ở đền Angkor Wat ở Campuchia.
Tóm lại mẫu đầu tượng Phật
" Quốc thái dân an Phật đài" nếu được, nên cần điều chỉnh trở lại, không nóng vội đem thi công liền kết quả sẽ không mỹ mãn. Công trình để lại cho hậu thế trăm năm, nhiều trăm năm mà bất toàn chê nhiều hơn khen sẽ không cảm tâm người con Phật và thập phương du khách xa gần thăm viếng lễ bái không lưu luyến, không rung cảm, không phát tâm hướng thiện, chỉ thăm một lần không muốn quay trở lại nữa là phải tội.
Thích Giác Tâm
-------------------------
Kính chia sẻ một vài hình ảnh để tham khảo:
Tượng Phật nằm tại chùa Bửu Minh - Gia Lai
Đầu mẫu tượng Phật Quốc Thái Dân An Phật Đài - Thiền viện Trúc Lâm - Vĩnh Phúc
Kim thân Phật Tổ lộ thiên tại chùa Bửu Minh - Gia Lai
Tranh sơn dầu tại chùa
Tranh sơn dầu tại chùa
Tranh sơn dầu tại chùa