Để nhìn đời và để nhìn mây


Tác giả: Thích Giác Tâm
06/08/2013 20:55 (GMT+7)
Số lượt xem: 26346
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Tản văn.

Để nhìn đời và để nhìn mây. 
Tác giả: Thích Giác Tâm. 
  
  Bản điện tử Chùa Bửu Minh xuất bản tháng ngày 6.8.2013




Mất Và Được

 Trong kiếp nhân sinh, nếu từ lúc lọt lòng mẹ cho đến lúc răng long đầu bạc con người chỉ toàn gặp may mắn hạnh phú , cầu được ước thấy. Không thực chứng ở nơi mình cũng như chứng kiến ở nơi người về nỗi khổ của: Sanh, Lão, Bệnh,Tử  thì chắc là Đạo Phật và Đức Phật không tồn tại trong thế gian này.


buddha3.jpg


     Cụ Thành có tất cả là mười lăm người con , 11 trai 7 gái. Trong đó có bốn  người làm nghề mổ bò heo. Anh Đồng là con trai của cụ, chị Phương là con dâu , hai vợ chồng anh chị sống bằng nghề mổ đã nhiều năm nay. Anh chị có bốn cháu hai trai hai gái: Dung, Hạnh là gái, Sơn, Lâm là trai. Dung lớn nhất 20 tuổi đã lập gia đình, Hạnh 17, Sơn 14, và cháu Lâm út mới 4 tuổi .    
  Anh quê quán ở Quảng Nam, chị quê quán ở Bình Dương. Gặp nhau nên vợ nên chồng sinh con cái ở Pleiku. Từ ngày lấy nhau anh chị đã sống bằng nghề mổ rồi . Tuổi thơ của các con anh trôi qua trong tiếng kêu gào rên xiết, và máu me lênh láng của loài gia súc : Chủ yếu là heo, bò. Tâm và bàn tay ta chỉ ghê rợn và rùng mình khi lần đầu hạ thủ và tiếp xúc với cảnh chết chóc, nhưng nếu không có nhân duyên để thức tỉnh , ta cứ thường xuyên lập đi lập lại động tác ghê rợn đó, thì tâm ta cũng sẽ chai lỳ, không còn xúc động xúc cảm nữa. Anh chị cũng vậy, ban sơ lòng cũng rờn rợn ghớm tay, nhưng lâu rồi quen dần anh chị thản nhiên trong cuộc sống . Và cháu Lâm út 4 tuổi cũng thản  nhiên  ngây thơ phát biểu : Mai mốt con lớn con cũng sẽ trói con bò lại và lấy búa đập vào đầu và chặt chân chặt tay y như ba vậy. Có lần cháu Lâm bắt anh nó bò xuống , rồi cháu lấy thanh gỗ mỏng giả làm con dao chặt vào đầu và hai tay hai chân của anh . Sơn nói : “Sao em lại chặt đầu chặt tay anh ?  cháu Lâm út trả lời : “em làm giống như ba” .

      Rồi bỗng một hôm gia đình hoảng hốt, sửng sốt khi nghe tin anh Đồng tự tử. Ba mẹ anh điếng hồn vì đây là lần đầu tiên ông bà mới mất một đứa con trong mười lăm đứa. Trong mười lăm người con của ông bà chỉ có người con trai tên Quang và cô con dâu tên Thanh là biết đến chùa đến Phật.Cuộc sống bình lặng , mọi việc đều thuận theo ý mình, ta có thể điều kia tiếng nọ không đồng tình với những người đi chùa lễ Phật. Nhưng khi gặp tai kia hoạn nọ, Phật Tính dễ trở về trong ta, chúng ta chợt  nhớ đến chiếc áo vàng của Chư Tăng, nhớ đến tiếng chuông tiếng mõ lời kinh của Đạo. Những lúc khổ đau cùng cực, người bạn người thân biết đến câu kinh tiếng mõ hoá ra rất cần thiết cho ta, là chỗ ta bấu víu vào khi lòng đớn đau chao đảo. Ông cụ Thành đã để cho Quang đến  chùa BM mời thầy GT ra tụng kinh cầu siêu và làm lễ tống táng anh Đồng .

 

      Nơi mộ huyệt Thầy đã đọc bài Sám Hồng Trần để cầu nguyện cho hương linh anh và tự nhắc mình nhắc người, rằng cuộc đời phù du mong manh như thế đấy:

 

Cuộc hồng trần xoay vần quá ngán

 Kiếp phù sinh  tụ táng mấy ( lăm) hồi

 Người đời có biết chăng ôi,

 Thân này tuy có, có rồi hoàn không!

 Chiêm bao khéo khuấy lạ lùng

 Mơ màng trong một giấc nồng mà chi.

 Làm cho buồn bã thế ni

 Hôm qua còn đó bữa nay đâu rồi.

 Khi nào đứng đứmg ngồi ngồi

 Bây giờ thiêm thiếp như chồi cây khô.

 Khi nào du lịch giang hồ

 Bây giờ nhắm mắt mà vô quan tài.

      Hôm tuần thất thứ nhất của anh, cúng Phật cúng Linh xong Thầy mời tất cả tang quyến cùng ngồi  xuống chung quanh Thầy nghe chuyện đạo .

 

      Thưa tang quyến :  

    Anh Đồng mất đã 7 ngày, hôm nay là ngày cúng sơ thất của anh . Tôi rất xúc động khi chứng kiến cảnh  gia đình ngồi lễ Phật tụng kinh cầu siêu cho anh. Trong các vị chắc không ai nghĩ rằng một ngày nào đó mình lại lạy Phật tụng kinh, vậy mà do cái chết của người thân , từ  tình thương mà quý vị nghĩ đến Phật cầu Ngài cứu độ cho hương linh .

 

      Hoà Thượng Thích Trí Thủ vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo, khi còn sinh tiền Ngài Trụ Trì Tu Viện Quảng Hương Già Lam ở GòVấp, TP Hồ Chí Minh . Ngôi chùa Ngài luôn có những người hành khất đến xin , có lần Ngài đem  cho họ những xâu chuỗi tràng hạt và yêu cầu họ ai lần chuỗi niệm Phật được bao nhiêu thì Ngài tặng tiền bấy nhiêu , ( ý Ngài muốn nói niệm Phật nhiều thì tặng tiền nhiều, niệm ít thì tặng tiền ít) vì Ngài nghĩ rằng nếu chỉ cho tiền mà không ra điều kiện  Niệm   Phật ,  thì không gieo được trong tâm họ hạt giống Phật. Hiện tại tuy được làm người nhưng phước mỏng quá phải đi ăn xin. Kiếp này đ ã vào được đất Phật rồi mà không biết Niệm Phật, thì kiếp sau sẽ đoạ lạc và khốn khổ hơn nữa . Nhưng rồi những người ăn xin đã trả lời: “Ngài có thương chúng tôi thì cho tiền rồi chúng tôi đi, còn nếu không thì thôi, chớ chúng tôi không niệm Phật được” .

 

      Gia đình thấy không ? Chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật mà còn được tặng tiền nữa vậy mà không thể niệm, huống hồ là lạy Phật tụng kinh. Hôm nay tôi rất xúc động khi thấy các cháu nhỏ trong gia đình quỳ lạy Phật tụng kinh.  Để có được buổi lễ này chính là do vợ chồng Quang-Thanh trợ duyên ,  Quang - Thanh là phật tử , là gạch nối giữa nhà chùa với gia đình .

 

      Tôi được chị Phương mẹ các cháu cho biết cháu Hạnh tuy là gaí nhưng rất quậy ( từ mẹ cháu dùng ), còn cháu út Lâm thì nghịch không chịu được, tới bữa cơm thì biểu mẹ hoặc chị bới cơm ra ngoài mộ Ba moi đất đổ cơm xuống cho Ba ăn, nếu không làm theo cháu thì cháu bò lăn ra khóc,  không ai dỗ nín được. Trong nhà Phật có câu : “Bồ Tát sợ nhân , chúng sanh sợ quả”.  Bồ Tát là những người có lòng thương và hiểu biết lớn , sống vì mọi người. Bồ Tát rất sợ nguyên nhân và tránh từ nguyên nhân ,  còn chúng sanh tức là chúng ta không sợ nguyên nhân mà chỉ sợ kết quả thôi. Nói rõ hơn là chúng ta đợi cháy nhà rồi mới chữa cháy. Thông thường chúng ta thấy đâu nói đó, ít truy tìm nguyên nhân sâu xa. Cháu Hạnh , cháu út Lâm có quậy đấy nhưng từ nguyên nhân nào mà các cháu quậy, chúng ta thử tìm hiểu: Do nghiệp lực của quá khứ đúc kết dẫn dắt mà kiếp này chúng ta đã chọn lựa những nghề nghiệp sai khác: Tu sĩ,  Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo sư Thương gia, làm nông, chăn nuôi, mổ xẻ gia súc … Từ  nghiệp của quá khứ ba mẹ các cháu đã chọn nghề mổ xẻ để mưu sinh. Tuổi thơ của các cháu hằng ngày đã nhìn thấy máu me lênh láng, nghe tiếng rên xiết giãy giụa của bò heo bị chọc tiết. Tâm thức các cháu không hề tĩnh lặng bình yên trong khung cảnh đó, cộng với tâm thức luôn dao động bất an,  xao xuyến hằng ngày của ba mẹ các chaú trút xuống các cháu , khiến các cháu phải động, phải quậy thôi .

 

 

   Ca dao Việt Nam ta có câu 

   Kiếp xưa đã vụng đường tu .

    Kiếp này buộc phải đền bù cho xong

 

       Đức Phật dạy : Chúng ta có mặt ở cõi trần này không phải ngẫu nhiên mà có. Chính từ nghiệp lực của kiếp trước mà chúng ta tái sinh lại trong kiếp này (nghiệp là những hành động do chính chúng ta tạo, hành động có thiện và ác. Nghiệp thiện  tái sinh vào cõi thiện, đó là cõi trời, cõi người, cõi a tu la. Nghiệp ác đoạ lạc vào cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sáu cảnh giới đó gọi là sáu cõi luân hồi ). Và chính hành động thiện hoặc ác của chúng ta tạo trong kiếp này sẽ dẫn dắt đưa chúng ta tái sinh vào một kiếp khác chứ không phải chết là mất hẳn. Mọi hiện tượng trong cuộc đời này đều như thế cả, không bao giờ mất hẳn. Chỉ thay hình đổi dạng tương tục trong hình thái khác. Ví dụ cho dễ hiểu như tờ giấy sớ lúc nảy chúng ta đốt, thử đặt một câu hỏ , tờ giấy sớ từ đâu mà có? Có phải được chế biến từ cây rừng không ? Không chỉ là cây rừng, mà còn nhiều nhân duyên liên hệ đến cây rừng nữa như mặt trời, mây, mưanhà máy chế biến giấy, công nhân Như vậy thì tờ giấy không phải là từ không trở thành có,  sự có mặt của giấy là có từ rất nhiều nguyên nhâ . Và khi đốt đi - với cái thấy của chúng ta tờ giấy tuồng như không còn nữa, là cháy mất . Nhưng với tuệ giác của nhà Phật thì tờ giấy vẫn không mất. Khi đốt lên tờ giấy biến thành tro, tro lại trở về với đất bón lại cho cây khác,  khói thì bay lên chơi với mây và làm mưa. Nhiệt lượng tức là sức nóng được đốt lên từ tờ giấy lại hoà nhập vào trong vũ trụ , chứ nếu  không tại sao các nhà khoa học cứ báo động lên rằng : Trái đất mỗi ngày mỗi nóng lên vì chất đốt của công nghiệp.Tờ giấy sớ còn không mất hẳn huống hồ là con người như chúng ta , một sinh vật tối linh, một thực thể rất mầu nhiệm, làm sao chết lại mất hẳn được.

 

      Đức Phật dạy:  Sau khi chúng ta chết đi, thân xác được vùi trong lòng đất, còn  thần thức  (tạm gọi là linh hồn cho dễ hiểu) cứ bảy ngày một lần tìm cảnh giới tương ưng với nghiệp lực mà đầu thai, hoàn tất đầu thai (còn gọi là tái sinh) trong khoảng 49 ngày . Trong khoảng 49 ngày đó hương linh người chết rất mong thân quyến mời  Chư Tăng, Phật tử  tụng kinh siêu độ cho họ .Cúng dường Tam Bảo , trai tăng , bố thí,  phóng sanh và tạo mọi phúc duyên để hồi hướng công đức cầu nguyện cho họ được vãng sanh vào cảnh giới của chư Phật hoặc tái sanh vào các cõi giới tốt đẹp. Điều tối kỵ trong các lễ tang của những gia đình tin Phật hoặc cảm tình với đạo Phật là sát sanh để cúng tế . Trong sáu nẻo luân hồi có khi người thân chúng ta đoạ lạc làm súc sin , giết loài vật để cúng tế biết đâu  lại giết chính người thân của chúng ta .

 

  Thưa tang quyến !

 Chúng tôi và gia đình gặp gỡ nhau như thế này cũng là nhân duyên, những gì mà chúng tôi biết mà không đem ra nói lại cho các vị, soi sáng cho nhau dìu nhau đi trên con đường Chân Thiện Mỹ thì không phải là con Phật. Do đó vừa rồi  mới có những lời lẽ trao đổi với tang quyến cho rõ hơn về lẽ sống chết.

 

      Cây gia tộc của dòng tộc các vị, tất cả mọi người phải cùng nhau chăm sóc . Bắt sâu, tỉa cành, bón phân, tưới nước, vun gốc … Nói cụ thể hơn là mọi người hãy cùng nhau Quy Y Tam Bảo tu tập, vun trồng cội phúc. Có phước có đức thì có lộc, đừng sợ tu tập rồi sẽ nghèo. Chỉ biết lo làm giàu thôi mà quên đi phần tu tập, nhiều khi lại là cái hoạ. Uổng phí một kiếp làm người. Một khi mất thân này đi, trở lại làm người cũng rất khó. Nếu tất cả  cùng ý thức và hành trì  được như vậy thì cội cây gia tộc của quý vị, theo tháng năm sẽ sum xuê cành lá,  đơm hoa kết trái đẹp như lòng mong ước của các vị. Hãy nhìn về tương lai của con cháu chúng ta mà cùng cầu nguyện .

 

                                                       Nam Mô A Di Đà Phật .

                                         Chùa Bửu Minh,ngày 01 . 06 . Nhâm Ngọ


 

     

 


Âm lịch

Ảnh đẹp