Đi thăm gần chục ngôi chùa trong phố cổ chỉ trong vài tiếng
đồng hồ là trải nghiệm thú vị về một khoảng không gian tâm linh của Hà
Nội.
Với nhiều
người, khu vực phố cổ đất chật người đông luôn là nơi ồn ào, tấp nập
bậc nhất Hà Nội. Như để cân bằng với khía cạnh vật chất ấy, đây cũng là
khu vực tập trung các công trình tâm linh ở mức độ dày đặc nhất của Hà
thành. Và các ngôi chùa chiếm vị trí nổi bật trong các công trình
này.
Kể sơ sơ, trong bán kính vài trăm mét của phố cổ tập trung đến gần chục
ngôi chùa: Bà Đá, Lý Thiều Quốc Sư, Kim Cổ, Thái Cam, Pháp Bảo Tạng,
Vĩnh Trù, Huyền Thiên, Cầu Đông...
Do nằm trong khu vực “tấc đất tấc vàng” nên đặc trưng của các chùa phố
cổ là diện tiện tích khiêm tốn, quy mô xây dựng không hoành tráng, nhiều
chùa còn bị các hộ dân lấn chiếm nghiêm trọng. Tọa lạc ngay trên các
phố buôn bán nên bên ngoài cổng chùa thường là cảnh hàng hóa nhộn nhịp,
người xe ồn ào, huyên náo.
Nhưng đằng sau cái vẻ ngoài xô bồ ấy, bên trong chùa luôn là khoảng
không gian tâm linh trang nghiêm, chỉnh tề, đem lại cảm giác bình an cho
các Phật tử và khách thập phương mỗi khi tới ghé thăm chùa…
Nằm rất gần nhau trong một phạm vi hẹp của phố cổ nên chỉ cần đi bộ
trong một buổi là cũng có thể thăm được hết tất cả các ngôi chùa kể
trên. Và đây là trải nghiệm thú vị về một khoảng không gian tâm linh ấm
cúng của Hà Nội.
Một số ghi nhận của Đất Việt về các ngôi chùa trong phố cổ:
|
Phía sau cánh cổng khiêm tốn ở số 3 phố
Nhà Thờ là một ngôi chùa đã có gần 1.000 năm tuổi: chùa Bá Đá. Theo
tương truyền, chùa Bà Đá còn có tên Linh Quang tự hay Sùng Khánh tự được
thành lập từ năm Bính Thân (1056). Ngày nay chùa bà Đá là ngôi chùa cổ
nhất trong khu vực phố cổ đồng thời cũng nằm gần hồ Hoàn Kiếm nhất.
Trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội được đặt tại chùa.
|
|
Trong chùa Bà Đá còn có Trường Trung cấp
Phật học Hà Nội. Hằng năm, các buổi lễ của Thành hội Phật giáo Hà Nội
được tổ chức tại đây. Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đến thăm
chùa Bà Đá và nói chuyện với các thượng tọa, tăng ni, phật tử. Trong
cuộc gặp, Bác đã nói "Việc Phật không xa rời việc thế gian, phải tham
gia vào các công việc cách mạng, cứu đói, cứu dốt".
|
|
Cách chùa Bà Đá khoảng 100m là chùa Lý
Triều Quốc Sư, tọa lạc ở số 50 phố Lý Quốc Sư. Chùa được lập vào năm
1131 theo lệnh của Vua Lý Thần Tông và mang tên Lý Triều Quốc, Sư là tên
của Thiền sư Minh Không (1066-1141) người đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý
Thần Tông năm 1138.
|
|
Qua nhiều năm tháng đầy biến động của
Thăng Long - Hà Nội, chùa Lý triều Quốc sư vẫn bảo tồn được di vật có
giá trị lịch sử và nghệ thuật, tiêu biểu là cột trụ đá trước sân, trên
đỉnh nóc an trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm có niên đại thời hậu Lê.
|
|
Từ phố Lý Quốc Sư rẽ sang phố Hàng Bông
và đi tiếp đến đầu phố Đường Thành, tại nhà số 73 là một ngôi chùa mà sự
tồn tại của nó không nhiều người Hà Nội biết đến: chùa Kim Cổ. Chùa là
nơi thờ thờ bà chúa Tấm - tên gọi thân thiết mà người dân dành gọi cho
bà Nguyên phi Ỷ Lan tài sắc vẹn toàn. Chùa Kim Cổ cũng là một trong
Thăng Long tứ quán của kinh thành xưa.
|
|
Chùa Kim Cổ vốn là một quần thể kiến trúc
có quy mô lớn, nhưng sau nhiều biến động lịch sử cùng sự xâm lấn của
các hộ dân cư, diện tích chùa ngày nay chỉ còn gói gọn trong vài chục
m2. Tuy vậy, bước vào trong chùa khách thập phương vẫn có thể cảm nhận
được không khí trang nghiêm trước những ban thờ chỉnh tề nghi ngút khói
hương.
|
|
Toạ lạc ở số nhà 44 phố Hàng Vải, chùa
chùa Thái Cam nằm cách chùa Kim Cổ khoảng 5 phút đi bộ. Theo văn bia,
chùa Thái Cam được xây dựng vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Tên gốc của
chùa là Tân Khai linh tự, song đã từ lâu nhân dân ở đây gọi là chùa
Thái Cam vì trong chùa ngày trước có một cái giếng cổ nước rất thơm
ngọt, gọi là giếng Thái Cam.
|
|
Nằm cùng trục phố với chùa Thái Cam là
chùa Pháp Bảo Tạng (số 44 Hàng Cót). Đây là một trong những ngôi chùa
“trẻ” nhất của Hà Nội, được xây dựng trong những năm Pháp tạm chiếm
(1948-1954) để bảo vệ những bản mộc in Kinh Phật.
|
|
Từ Hàng Cót, đâm thẳng Hàng Chai ra Hàng
Lược sẽ đến chùa Vĩnh Trù, nằm ở số 59 phố Hàng Lược. Chùa ra đời từ
khoảng thế kỷ 19, nằm ngay giữa chợ hoa Hàng Lược nên mỗi ngày xuân đến
trước cổng chùa lại tái hiện cảnh trên trăm hoa khoe sắc, người mua kẻ
bán nhộn nhịp…
|
|
Từ thời Pháp thuộc, nhiều hộ dân lấn
chiếm diện tích, sinh sống ngay trong khuôn viên chùa. Tình trạng này
kéo dài đến ngày nay nên không có gì ngạc nhiên trước cảnh chung đụng
giữa các hộ dân với nhà chùa.
|
|
Từ Hàng Lược rẽ sang phía chợ Đông Xuân
một đoạn sẽ đến chùa Huyền Thiên ở số 54 phố Hàng Khoai. Chùa được khởi
dựng vào thời Lý, cùng với chùa Kim Cổ là một trong tứ quán của kinh
thành Thăng Long xưa. Ngày nay chùa nằm đối diện với chợ Đồng Xuân, một
khu buôn bán lớn bậc nhất Hà Nội.
|
|
Nhìn từ phía ngoài, chùa Huyền Thiên như
bị chìm lấp bởi cảnh chợ búa tấp nập, huyên náo. Nhưng bước vào bên
trong chùa, khách thập phương có thể sẽ ngạc nhiên trước một khoảng
không gian hoàn toàn trái ngược, mang vẻ đẹp thanh tịnh của một ngôi
chùa cổ kính.
|
|
Rời chùa Huyền Thiên, đi dọc trục chính
của phố cổ, cổng chùa Cầu Đông hiện ra ở số nhà 38 phố Hàng Đường. Chùa
được xây dựng trước thế kỷ 15, mang tên Cầu Đông vì thời xưa chùa xây
gần cầu Đông, cây cầu bắc qua sông Tô Lịch, chảy từ sông Hồng vào khu
vực phố thị.
|
|
Cũng như chùa Huyền Thiên, đối lập vởi
cánh buôn bán nhộn nhịp bên ngoài, không gian bên trong chùa Cầu Đông
rất thoáng đãng, thanh tịnh. Bước qua cổng chùa khách thập phương có cảm
giác như đã bước sang một thế giới hoàn toàn khác… |
Hồng Quân
Theo: baodatviet.vn