(Nguoiduatin.vn) Trong thời Ngũ Đại loạn lạc, những cuộc chính biến cung đình, võ tướng làm phản không phải là điều gì mới mẻ.
Triệu
Khuông Dận với tư cách là thống soái cấm quân của kinh thành, cũng nhờ
một cuộc binh biến mà lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều Tống. Tuy
nhiên, để con rồng Triệu Khuông Dận có thể “đằng vân giá vũ”, có lẽ họ
Triệu phải thầm cảm ơn hai vùng đất có phong thủy cực đẹp liên quan tới
sự phát tích của mình….
Nguồn gốc họ Triệu
Trong số các dòng họ Trung Quốc, họ Triệu được coi là họ lớn nhất, được xếp ở vị trí đầu tiên trong “trăm họ”.
Nguyên
nhân thực chất là vì cuốn sách “Bách gia tính” (cuốn sách ghi lại các
dòng họ ở Trung Quốc) là do một văn nhân ở Tiền Đường, Hàng Châu sống
đầu thời kỳ nhà Tống viết ra. Nhà Tống do Triệu Khuông Dận lập ra, nên
họ Triệu được coi là quốc tính.
Chính
vì vậy, khi viết “Bác gia tính”, văn nhân này đã để họ Triệu lên đầu
tiên. Người đời sau cứ như vậy ngộ nhận rằng, họ Triệu là họ đứng đầu
trong trăm họ. Trên thực tế, đó chỉ là cách bọn văn nhân bồi bút lấy
lòng ông vua họ Triệu mà thôi.
Truy
nguyên theo gia phổ của Triệu Khuông Dận, người ta phát hiện ra rằng,
Triệu Khuông Dận là hậu duệ của Phượng Điểu. Theo ghi chép của sử sách
thì tổ tiên của Triệu Khuông Dận vốn không phải mang họ Triệu mà là họ
Doanh, có cùng tổ tiên với họ Doanh của nước Tần và hình thành từ thời
nhà Tây Chu.
Trác Quân
Khởi
thủy của dòng họ Doanh thực chất bắt nguồn từ thời Tam Hoàng. Tổ tiên
của họ là Bá Ích, là thủ lĩnh tộc Đông Di triều nhà Hạ, được vua Nghiêu
ban cho họ Doanh.
Tới đời cháu thứ chín của Bá Ích là Tạo Phụ, làm chức Xa Ngự (người đánh xe) cho Chu Mục Vương.
Tạo
Phụ rất giỏi săn bắn, vì thế, thường được cùng Chu Mục Vương ra bên
ngoài tham gia các cuộc vui chơi săn bắn. Có một lần, Tạo Phù phát hiện ở
chợ ngựa Đồng Quan có 6 con ngựa rất khỏe, lông chỉ tuyền một màu không
có sợi pha tạp.
Tuy
nhiên, vào thời bấy giờ, triều đình có quy định, xe của vua thì phải
dùng 8 con ngựa cùng một loại, màu sắc cũng phải giống nhau.
Nhưng
ở chợ Đồng Quan, Tạo Phụ chỉ thấy có 6 con ngựa, như vậy nếu có mua 6
con ngựa này về cũng không dùng được vì quy định không cho phép. Tuy
nhiên, 6 con ngựa mà Tạo Phụ nhìn thấy lại quá đẹp, nếu bỏ qua thì thật
đáng tiếc.
Sau
khi do dự một hồi lâu, Tạo Phụ nghe có người nói rằng, đến vườn đào sâu
trong lòng núi có thể tìm thấy những con ngựa cùng màu với 6 con ngựa
nói trên thì quyết định mua 6 con ngựa và lập tức vào vườn đào trong núi
để tìm.
Vườn
đào trong núi rộng tới 300 dặm, lại toàn cây cổ thụ cao vút, việc tìm
được hai con ngựa đâu phải chuyện nói là làm được ngay.
Thế
nhưng Tạo Phụ hạ quyết tâm nhất định phải tìm bằng được hai con ngựa
mới thôi. Những ngày sau đó, Tạo Phụ đã phải chịu rất nhiều khó khăn
gian khổ cuối cùng cũng tìm được được hai con ngựa có cùng màu lông với 6
con ngựa mình đã mua.
Tạo Phụ vui mừng lắm, đem 8 con ngựa gộp thành một đội rồi dâng tặng cho Chu Mục Vương.
Chu
Mục Vương được tặng ngựa rất vui vì Tạo Phụ đã sẵn sàng chịu mọi gian
khổ một mình vào vườn đào trong núi sâu để tìm ngựa tặng mình. Vì thế,
Chu Mục Vương đã đặt tên cho hai con ngựa mà Tạo Phụ tìm được trong rừng
là “Hoa Lưu” và “Li Nhĩ”.
Cũng bắt đầu từ đây, hai từ “Hoa Lưu” và “Li Nhĩ” trở thành hai từ dùng để ca ngợi vẻ đẹp của những con ngựa tốt.
Được
tặng ngựa quý, Chu Mục Vương đương nhiên càng sủng tín Tạo Phụ hơn.
Truyền thuyết nói rằng, vào một ngày nọ, hai người nổi hứng thúc ngựa
phi thẳng về phía tây, 8 con thiên lý mã ngay lập tức bỏ xa đội quân cận
vệ theo hầu Chu Mục Vương lại phía sau, chẳng còn thấy bóng dáng đâu
nữa.
Chu
Mục Vương và Tạo Phụ vô cùng vui vẻ, chẳng còn để ý gì tới những người
phía sau nữa, cứ thế quất ngựa chạy thẳng về phía tây. Chưa tới nửa ngày
sau hai người đã đặt chân tới Tây Vực.
Đây
là lần đầu tiên hai người tới một nơi cách vương quốc của mình xa như
vậy. Cảnh sắc nơi đây hoàn toàn khác với quan trung, đất đai bao la, núi
sông tráng lệ khiến hai người lưu luyến quên cả việc trở về.
Thêm
nữa, nơi đây còn hoang sơ, chim thú quý xuất hiện khắp nơi, Chu Mục
Vương và Tạo Phụ vốn là hai người ưa sắn bắn đương nhiên không thể dằn
lòng được. Hai người quất ngựa đuổi theo săn bắn những loài chim thú kỳ
lạ.
Chẳng
bao lâu sau, trời đã tối sập, hai người đành thả cho 8 con ngựa tùy ý
chạy trên vùng hoang mạc hoang vu của Tây Vực. Cứ như vậy, chẳng mấy
chốc, Chu Mục Vương và Tạo Phụ đã tới Côn Luân Khâu, đó chính là Giao
trì của Tây Vực.
Tại
đây hai người đã gặp Tây Vương Mẫu, được Tây Vương Mẫu khoản đãi rất
thịnh tình, ba người cùng uống rượu tiên và ca hát, vô cùng vui vẻ sáng
khoái.
Đúng
lúc Chu Mục Vương còn đang chìm đắm trong những thú vui ở chốn bồng lai
thì Từ Yển Vương của Từ Quốc khởi binh làm phản. Chu Mục Vương vô cùng
lo lắng, Tạo Phụ bèn đánh xe ngày vượt ngàn dặm, vội vàng trở về Cảo
Kinh, kịp thời dập tắt phản loạn.
Sau
khi dẹp tan quân phản loạn, Chu Mục Vương khen ngợi Tạo Phụ đã lập công
lớn trong lần dẹp loạn này vì vậy đã dùng thành Triệu (tức này là vùng
phía bắc của huyện Hồng Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc) làm phần thưởng
cho Tạo Phụ.
Người Trung Quốc cổ đại có thói quen dùng tên nơi ở làm họ vì thế, con cháu Tạo Phụ sau này đều tự xưng mình mang họ Triệu.
Tại
thành Triệu, con cháu Tạo Phụ truyền đến đời thứ 6 là Yểm Phụ. Yểm Phụ
tên là Công Trọng, giống như tổ tiên của mình, Yểm Phụ là một quan đánh
xe của Chu Tuyên Vương.
Nhờ
giúp Chu Tuyên Vương trong công cuộc phụng hưng nhà Chu, sử sách gọi là
“Tuyên Vương trung hưng”, họ Triệu của Yểm Phụ bắt đầu có địa vị và sự
phát triển đầu tiên.
Tới
thời Chu U Vương, vì ông vua này vô đạo, cháu đời thứ 7 của Tạo Phụ là
Thúc Đới rời nhà Chu tới nước Tấn và trở thành người đánh xe của Tấn Văn
Vương.
Từ Thúc Đới trở về sau, con cháu họ Triệu đều là quan lại nhà Tấn và luôn được xếp vào loại danh gia vọng tộc ở quốc gia này.
Tới
những năm đầu thời chiến quốc, thế lực của quý tộc nước Tấn bị suy yếu,
các quan đại phu trong triều đình bắt đầu nắm chính quyền.
Cháu
đời thứ 12 của Thúc Đới là Triệu Tương trở thành một trong những đại
thần quyền lực nhất lúc bấy giờ. Triệu Tương liên hợp với hai họ khác là
họ Ngụy và họ Hàn cùng nhau phân chia nước Tấn, thành lập ba nước là
Triệu, Ngụy, Hàn.
Việc
thành lập nước Triệu lúc bấy giờ được coi là hành động bất trung với
thiên tử nhà Chu, cũng bất trung với vương thất nhà Tấn. Tuy nhiên,
Triệu Nhương biết vậy vẫn làm.
Tới
cháu của Triệu Nhương là Triệu Tịch thì nước Triệu chính thức được Chu
Liệt Vương công nhận, cùng với Hàn, Ngụy, họ Triệu được liệt vào hàng
chư hầu.
Năm
222 trước Công nguyên, nước Triệu là một trong 6 nước chư hầu bị nước
Tần tiêu diệt. Vương thất, quý tộc cho tới dân thường nước Triệu đều lấy
tên nước làm họ, xưng là họ Triệu, tản mác khắp nơi trong cả nước.
Trong
số này, có ba phân chi lớn của họ Triệu là tại Thiên Thủy, Hàm Đan,
Trác Quận, trong đó phân chi ở Trác Quận (còn gọi là họ Triệu ở Hà Gian)
được coi là phân chi kế thừa long mạch của họ Triệu.
Tuy
nhiên, họ phải đợi tới mãi thời Ngũ Đại mới xuất hiện “chân long thiên
tử” của dòng họ mình. Người đó đương nhiên chính là ông vua sáng lập nhà
Tống – Triệu Khuông Dận.
Trác Quận màu mỡ
Trác
Quận là một kinh đô lâu đời trong lịch sử Trung Quốc. Trác Quận bắt đầu
xuất hiện từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang. Trác Quận nổi tiếng nhờ Trác
Thủy.
Trong
con mắt của nhiều nhà phong thủy, Trác Quận được coi là một nơi “đất
quý” còn trong mắt các nhà địa lý, Trác Quận là một mảnh đất rất màu mỡ.
Trên
thực tế, bản thân Trác Quận vốn không có hệ thống sông phát triển như
vậy. Tuy nhiên, việc nhà Tùy cho đào Đại Vận Hà đã khiến nơi đây trở
thành điểm tàng phong tụ khí.
Vào
năm 605 sau Công nguyên, tức năm Đại Nghiệp thứ nhất, ngay trong năm
đầu tiên lên ngôi Tùy Dạng Đế đã ra lệnh cho hơn 7 triệu binh lính và
phu dịch đào một con sông thông tới Trác Quận, cùng năm đó, Tùy Dạng Đế
lại cho cải tạo Hàn Câu. Cho tới năm 610, việc đào Đại Vận Hà mới được
thực hiện xong.
Tùy
Dạng Đế nổi tiếng là ông vua tàn bạo và dâm loạn trong lịch sử Trung
Quốc, tuy nhiên, trong suốt thời gian trị vì của mình, Tùy Dạng Đế đã
đào kênh Vĩnh Tế, kênh Thông Tế, Hàn Câu, sông Giang Nam, giúp nối liền
Hoàng Hà với Trác Quận, Biện Thủy với Hoài Hà, Hoài Hà với sông Trường
Giang, Kinh Khẩu với Từ Châu giúp việc giao thông đường thủy từ bắc đến
nam được lưu thông. Hệ thống này được gọi sử sách gọi là Đại Vận Hà.
Đại Vận Hà bắt đầu từ Trác Quận ở phía bắc kéo dài đến Từ Châu ở phía nam, tổng cộng kéo dài hơn 5.000 dặm.
Ngoài
tác dụng là đường giao thông huyết mạch từ bắc tới nam, Tùy Dạng Đế còn
sai người tu sửa đường xá ở hai bên bờ sông, trông các hàng dương liễu
để tiện cho mình từ Trường An tới Giang Đô du ngoạn.
Ngoài
ra, Tùy Dạng Đế còn cho xây dựng ở dọc sông rất nhiều kho chưa lương
thực làm nơi trung chuyển hoặc tích trữ lương thực cho các địa phương và
triều đình.
Như vậy, Trác Quận trở thành điểm cuối cùng của Đại Vận Hà, trở thành nơi tụ hội của những tài sản và tinh hoa của cả thiên hạ.
Hơn
nữa, hệ thống Đại Vận Hà này cũng nối liền với hai con sống lớn nhất
trên lãnh thổ Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang, nối liền ba long
mạch lớn vắt ngang trung nguyên.
Chính
vì thế Trác Quận bắt đầu lộ ra long mạch. Việc phán đoán phong thủy một
vùng đất là tốt hay xấu, việc xem xét hệ thống sông nước của vùng đó là
rất quan trọng.
Hải Phong