Hòa thượng Hư Vân thường dẫn câu nói của Vạn Hạnh thiền sư:“Nếu chẳng một phen sương buốt lạnh, hoa mai đâu dẽ thoảng mùi hương.” Và trong cuộc sống tu hành Ngài thường răn dạy chư Sơn môn “Người tu hành hoàn cảnh càng khốn khó đạo tâm càng kiên cố”.
Hơn thế nữa, là kẻ tu hành chúng ta “hãy kiệm chút phúc nhỏ để thành ruộng phúc lớn”
đó là hạnh tích phúc của đại lão Hòa thượng Hư Vân. Ngài tấm gương cho
hậu thế soi rọi học hỏi trên bước đường tu học đạo giải thoát.
Khi
Hòa thượng ở cái tuổi được xem là vượt qua ngưỡng đại thọ -117 tuổi,
nhưng Ngài vô cùng sáng suốt trong ngôn từ và cử chỉ sinh hoạt của mình
trong chốn thiền môn. Những chuyện tích phúc của Hòa thượng Hư Vân, cũng
khiến cho hàng Tăng lữ chúng ta suy nghĩ về con đường hành đạo, học đạo của mình.
Ở
cái tuổi mà ít ai sống thọ như thế, ấy vậy nhưng mỗi ngày Hòa thượng
đều cùng chư sơn môn khai hoang trồng khoa sắn phục vụ cho đời sống khi
điều kiện kinh tế của đất nước Trung Hoa còn khó khăn.
Ngoài
việc chăm lo thực phẩm hằng ngày cho chư sơn môn, Ngài còn tiếp cư sĩ
đến học học đạo và tìm hiểu Phật pháp. Mỗi ngày, khi hoàng hôn vừa buông
xuống, Ngài bắt đầu đi vào thiền đường giảng dạy cho đồ chúng những yếu
chỉ của thiền môn.
Sau 8
giờ, Ngài đọc lại những thư tín từ phương khác gởi đến. Nếu có văn kiện
quan trọng, Ngài tự tay viết thư phúc đáp, nếu như những thư tín thông
thường Ngài cũng vì sự hiếu học của tín đồ mà trả lời đại ý.
Đến
12 giờ đêm mới nghỉ ngơi, 2 giờ sáng lại thức giấc, tọa thiền cho đến
khi tiếng bản chùy đánh thức đại chúng đăng điện tụng kinh, Hòa thượng
xả thiền, vệ sinh cá nhân lên điện lễ Phật.
Lễ
Phật xong, Ngài lại tiếp tục tại đại điện tọa thiền, cho đến khi tiếng
bản chùy thọ thực buổi sớm được cất lên, Ngài rời đại điện cùng chư sơn
môn thọ thực tại trai đường. Đó là thời khóa tu tập của vị đại lão Hòa
thượng Hư Vân.
Những
năm kháng chiến Trung Nhật, lão bách tánh cơm không đủ no, y phục không
đủ ấm, bách tánh không có thực phẩm để cúng dường chư sơn môn trên
những ngọn núi cao cách hải bạt hơn 1000 mét. Những khó khăn ấy đã ảnh
hưởng đến cuộc sống tu hành của Sơn môn, điền dã không đủ trồng lương
thực, chúng Tăng khoai sắn không đủ ăn, khi thời tiết khắc nghiệt, vụ
mùa mất trắng, Ngài phải hái rau rừng nấu cháo cho chúng Tăng qua bữa.
Mỗi
khi lên quả đường, Ngài đều quan sát tinh thần cũng như sức khỏe của
sơn Tăng mà cố gắng khai hoang để có thêm ruộng vườn trồng khoai sắn.
Với sự khó khăn kinh tế, tín đồ cũng không thể có nhiều sự cúng dường
cho Tăng chúng, do vậy, bữa ăn chính của sơn môn là khoai sắn và rau
rừng.
Mặc
dù tuổi đã quá cao, nhưng Hoà thượng không có chế độ ăn uống riêng biệt
nào. Ngài luôn tri túc trong ăn uống,chỉ xem ẩm thực là dược liệu để
trị bệnh yếu gầy.
Mỗi khi giảng dạy cho Tăng chúng, Hòa thượng thường khuyên bảo, mái chùa là nơi trưởng dưỡng những tâm hồn thoát tục, ở đó chỉ có những tâm hồn thanh tịnh, trong sạch về mặt chất lẫn mặt thể, nếu có sự cấu bẩn trong ý niệm thì hãy chuyên tâm tu tập đào thải và tiêu diệt chúng.
Hơn nữa, mục tiêu của sự hướng thượng là hướng đến phương trời giải thoát cao cả, đọan trừ tham ái, dục nhiễm, thanh lọc tâm hồn bằng lời kinh tiếng kệ… Có thế mới mong chạm đến ngưỡng cửa giác ngộ, không cô phụ chí nguyện xuất gia.
Nếu
ai đó đã một lần đặt chân đến Trung Hoa, mới thấy được ngày xưa nơi tu
hành của Sơn môn hầu hết được kiến tạo trên đỉnh núi cao, cách hải bạt
từ 500 đến hơn 1000 mét.
Mùa
Đông thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thường có tuyết đóng băng, nhiệt độ
thông thường là dưới 17-18 độ c. Với sự giá lạnh như thế, khoai sắn quá
kỳ thu hoạch đều bị hóa sùng, ăn rất đắng, ấy vậy mà Hòa thượng đều có
thể ăn được.
Lời
tâm sự của một cư sĩ đã từng diện kiến Hòa thượng Hư Vân. Một lần chúng
tôi từ phương xa đến viếng Hòa thượng, đúng giờ Ngọ chúng tôi được Ngài
lưu lại dùng bữa, trên bàn chỉ toàn là sắn được nấu với ít gạo. Ăn đến
những củ khoai lang bị sùng, rất đắng, lúc ấy, tôi tiện tay nhặt để lên
bàn, không thể nào dùng được.
Hòa thượng không nói gì, sau khi ăn xong, chúng tôi rời khỏi trai đường, Ngài nhặc lại những củ khoai ấy cho vào bát của mình!...
Tôi
tự nghĩ, nhẽ nào Hòa thượng lại có thể ăn những củ khoai lang đã bị
sùng rất đắng như thế! Quả thật, tôi vờ quan sát và biết được, Ngài lưu
lại là để ăn. Trong lòng tôi không khỏi khởi lên sự tàm quý!
Một
vị tăng tuổi cao sức yếu sao lại có thể ăn những khoai sắn đã bị hóa
sùng như thế, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của Ngài không? Và tôi tự
hỏi sao Ngài ăn như thế mà vẫn trường thọ đến hơn 100 tuổi.
Nhìn sự tò mò khó hiểu của tôi, Hòa thượng cười bảo: “Lương thực là để ăn, không thể tùy tiện vứt bỏ, vị đắng cũng là thuốc hay để trị lành bệnh.” (Lược dịch câu chuyện tích đức của bốn vị Cao Tăng)
Lại
một lần khác đến viếng Hòa thượng, chúng tôi cũng được lưu lại sơn môn
dùng bữa, lần này tôi chú ý không bỏ thức ăn, mà ăn tất cả những gì đã
được dọn cho thực khách. Nhưng “vọng tình dị tập” (cái thói quen thế
gian vẫn ngự trị quá dày trong lòng) tôi vẫn không tránh khỏi sơ sót,
trong khi ăn đã làm rơi rớt cơm ra ngoài.
Hòa
thượng nhặt những hạt cơm rơi ấy mà cho vào bình bát của mình! Lúc này
tôi liền thưa, bạch Hòa thượng, cơm bị rơi đã dính bẩn, Ngài chớ ăn dễ
sinh bệnh!
Hòa
thượng nói: hạt cơm chính là lương thực, là mồ hôi và công sức của
người lao động, chúng ta không cày mà có ăn, không dệt mà có mặt… “Bất
canh vi thực, bất chức vi y”. Do vậy một hạt cũng không nên để rơi rớt,
nếu không có những hạt cơm này, tấm áo này thì không giúp ta tồn tại
màtu hành được!
Nhìn
cử chỉ và ngôn từ của bậc tu hành như Ngài, tôi khởi lên sự tàm quý và
tự hỏi bản thân mình, tôi được gọi là Phật tử hộ đạo, nhưng chúng tôi
chỉ mang chút ít tịnh tài tịnh vật đến chùa bố thí cúng dàng nghĩ rằng
đó là làm phúc đức, đâu có nghĩ “kiệm một chút phúc nhỏ sẽ thành ruộng phúc lớn”.
Nhìn
chiếc chiếu Hòa thượng ngủ đã quá cũ, nhưng có lẽ đó là cách kiệm phúc
của bậc chân tu, liễu đạo. Mặc dù lúc ấy, một chiếc chiếu chỉ xứng đáng 2
đồng nhân dân tệ, tôi ước gì nếu như Ngài bằng lòng thọ nhận tôi sẽ
mang đến cúng dàng. Thế nhưng đó là quan kiến của kẻ phàm tục như tôi
đang nghĩ, còn Ngài vẫn an lạc mỗi đêm trên chiếc chiếu mà chúng tôi
nghĩ là quá cũ kỹ không thể dùng.
Với
nội lực đã được huấn luyện hằng ngày, do vậy bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,
Đông, đối với Ngài không hề có sự nghiệt ngã của thời tiết, bất luận
thời tiết khắc nghiệt hay giá rét, Ngài vẫn đi vào đại định một cách
thanh tịnh và an lạc.
Hòa thượng thường dạy đại chúng “Tu huệ nên cần phải rõ lý. Tu phúc chi bằng tích phúc”.
Cái nghĩa lý ấy, nghe thì đơn giản, nhưng thật hành cho thông thạo cả
là vấn đề mà chúng ta suốt đời tu tập chưa ắt đã làm được.
Kỳ
thật, người là tu huệ tham thiền nên rõ cái đạo lý, đạo lý chính là cái
đầu mối của đạo giải thoát, nếu như dụng công tham thiền mà không tỏ rõ
đầu mối của giải thoát thì không thể lãnh hội nghĩa lý của gải thoát,
thế thì công phu chỉ thành luống uổng. Cổ nhân nói: “Tu hành không có sự phân biệt, mà quý hóa là ở sự nhận thức được con đường mình đang đi là đã gở trói được sợi dây sinh tử”.
Do
vậy, chúng ta tu phúc chi bằng chúng ta tích phúc, đừng hoang phí những
cái phúc nhỏ hiện tại có được, để rồi hết phúc lại chuốc lấy hoại vào
thân.
Lại
có người không biết kiệm phúc đến khi phúc hết lại dùng tiền làm chuyện
phúc như một hình thức mua phúc vậy. Kỳ thật tạo phúc chi bằng đừng
hoang phí phúc đã có, hãy tích phúc dù chỉ là chút phúc nhỏ mọn.
Chúng
ta phải biết trân quý tất cả những phúc đức thật nhỏ trong cuộc đời
chúng ta chớ quá đà xài hết phúc rồi lại đi mua phúc thì thật là phi lý.
Hòa
thượng thường dạy Tăng chúng cũng như Phật tử hãy tích chứa điều phúc
ngay khi còn trẻ, nếu chúng ta không biết tiếc phúc mà thọ hưởng quá đà
đến khi phúc tận thì chúng ta sẽ vô cùng đau khổ, phải lê tấm thân xin
người từng miếng cơm để no lòng, từng tấm áo để che thân, quả là điều
khó lường! Cớ sao không chịu tích phúc khi phúc còn!
Cuộc
đời Hòa thượng đối với việc ăn, mặc, ở, ngủ Ngài vô cùng thận trọng,
mỗi hành vi đều quán chiếu đến tội phúc mà tích lũy. Nếu người tu hành
mà không biết kiệm phúc thì dù có tu hành pháp môn gì cũng chỉ là chướng
ngại cho niềm tin của tín đồ.
Cổ đức nói: “Người có đạo cao rồng hổ đều cảm kính, người có đức dày qủy thần đều kính phục”.
Sự
tích phúc của hòa thượng Hư Vân quả là danh bất hư truyền, một đời ẩn
dật nơi thâm sơn mà tiếng vang muôn thuở không tuyệt dứt. Đọc Hư Vân
truyện khiến kẻ học Phật tôi khởi lên muôn phần hổ thẹn.
Chúng
ta nương tựa các bậc chân tu đức trọng, mỗi cử động, mỗi lời ngôn hành
của quý Ngài đều có thể làm khuôn vàng thước ngọc cho người đời sau noi theo.
Chúng
ta hãy học hạnh của Hư Vân đại lão Hòa thượng với câu nói bất hủ “Hãy
kiệm chút phúc nhỏ sẽ tạo thành ruộng phúc lớn!” “Tu huệ nên cần phải rõ
lý. Tu phúc chẳng thà tích phúc vậy!”.