2- Xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ở đâu ?
Xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ở hướng Tây, hướng mặt trời
lặn, cách đây mười muôn ức cõi. Theo ’sự’, xác định hướng Tây là nhằm giúp cho
hành giả có một niềm tin để tu thiền và tịnh được nhất niệm. Vì có được nhất
niệm và phát nguyện thì mới cảm ứng đạo giao với Phật A-Di-Đà và sẽ được vãng
sanh.
3- Lấy gì để vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà ?
Lấy thần thức để vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật
A-Di-Đà. Thần thức còn gọi là linh hồn.
Khi chúng ta còn sống thì thần thức thể hiện qua 6
căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc. Khi chết thì xác thân trở về tứ đại,
chỉ còn lại thần thức nó bàng bạc khắp mọi nơi trong không gian. Thần thức
tỏa ra xa hay gần tùy theo định lực mạnh hay yếu.
4- Muốn vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà có mấy điều
kiện?
Muốn vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà cần
phải có 3 điều kiện: Tín - Hạnh
- Nguyện.
*Tín: là lòng tin, tin phải
sâu. Tin có 6:
1/ Tin tự :
tin chính mình niệm Phật đạt nhất niệm thì chắc chắn được vãng sanh về xứ Cực
lạc của Đức Phật A-Di-Đà.
2/ Tin
tha : tin chắc chắn rằng Đức Phật A-Di-Đà sẽ tiếp dẫn những chúng sanh
nào niệm Phật được nhất niệm và có phát nguyện về xứ Cực lạc.
3 + 4/ Tin
nhân và Tin quả : hiện nay ta đã gieo nhân niệm Phật đạt nhất
niệm thì sẽ được hưởng cái quả vãng sanh về xứ Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà.
5/ Tin
sự: tin có thế giới Cực lạc thật sự ở phương Tây, cách đây
mười muôn ức cõi, có Đức Phật A-Di-Đà và chư Thánh chúng. Đức Phật A-Di-Đà và
chư Thánh chúng là Chánh báo, còn thế giới Cực lạc là Y báo.
6/ Tin
lý : tức là Chánh báo và Y báo cũng phát hiện từ Chân tâm Phật tánh mà
ra.
* Hạnh: là
hành chuyên. Hành có 4 điều kiện : rành rõ, tương ưng, chí thành, nhiếp
tâm
1/ Rành rõ : rành là từng chữ, từng câu rành rẽ
không lộn lạo; rõ là mình tự nhận lấy tiếng niệm Phật rõ ràng không trại,
không mờ.
2/ Tương ưng : là tiếng hiệp với tâm, tâm
duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắng khít nhau.
3/ Chí thành : một lòng tha thiết luôn tưởng
nhớ đến Phật, như con thơ mắc nạn mà kêu cầu từ mẫu cứu vớt.
4/ Nhiếp tâm : là
để tâm vào tiếng niệm Phật, không để tạp niệm xen vào, nếu xao lãng thời liền
thâu lại, chăm chú nhận rõ tiếng niệm Phật của mình.
* Nguyện :
là phải mong mõi về Cực lạc, chí thành tha thiết như viễn khách nhớ cố
hương, lúc nào cũng nhớ Phật, tưởng Phật như con thơ nhớ từ mẫu.
5- Tín –
Hạnh – Nguyện cái nào có trước, cái nào có sau?
* Nói về sự: Tín - Hạnh - Nguyện
là cái vòng lẩn quẩn, nó cũng giống như cái kiềng ba chân không thể thiếu một.
Nhưng tùy theo nhân duyên, hoàn cảnh và trình độ của mỗi người đến với pháp môn
Tịnh độ : tín trước hoặc hạnh trước hay nguyện trước.
Thường thì
người sơ cơ đến với pháp môn Tịnh độ bằng tín trước. Tức tin rằng thế giới Cực
lạc thật sự ở phương Tây, cách đây mười muôn ức cõi, có Đức Phật A-Di-Đà và chư
Thánh chúng. Rồi sau đó mới nhàm chán cõi Ta bà mong mõi về Cức lạc. Mà muốn về
Cực lạc phải hành câu niệm Phật cho được nhất niệm.
* Nói về lý: thì Tín - Hạnh -
Nguyện có cùng một lúc, không thể nói cái có trước, cái có sau. Vì trong tín có
hạnh và nguyện, trong hạnh có tín và nguyện, trong nguyện có tín và hạnh. Tức
là ba phương diện của một thực thể.
6- Tín –
Hạnh – Nguyện cái nào quan trọng ?
Nguyện
quyết định cho sự vãng sanh.
*Tín: nói về phẩm, có
bốn :
1/ Tin
sự: của người, trời. Vãng sanh về cõi Phàm
Thánh đồng cư Tịnh độ thuộc Hạ phẩm.
2/ Tin
lý: của 4 bậc Thánh. Vãng sanh về cõi Phương
tiện hữu dư Tịnh độ thuộc Trung phẩm.
3/ Tin
sự- lý vô ngại pháp giới: của chư Bồ tát. Vãng sanh về cõi Thật báo trang nghiêm Tịnh độ thuộc
Thượng phẩm.
4/ Tin
sự - sự vô ngại pháp giới: của Như lai. Vãng sanh về cõi Thường tịch quang Tịnh độ thuộc Thượng phẩm.
* Hạnh: nói
về sanh, có ba: nếu hành được: 8/24 là Hạ sanh, 16/24 là Trung sanh – 24/24 là
Thượng phẩm.
-
Người- trời: niệm Phật được nhất niệm: .8/24 là Hạ phẩm- Hạ sanh.
.16/24
là Hạ phẩm- Trung sanh.
.24/24 là Hạ phẩm - Thượng sanh.
- Bốn bậc Thánh: vừa niệm Phật vừa nhận lại Phật tánh. Vô
niệm.
.8/24
là Trung phẩm- Hạ sanh.
.16/24
là Trung phẩm- Trung sanh.
.24/24
là Trung phẩm- Thượng sanh.
- Bồ tát: vừa niệm Phật
vừa tùy thuận giáo hóa chúng sanh. Vô niệm-niệm, niệm-vô niệm:
.8/24
là Thượng phẩm- Hạ sanh.
.16/24 là Thượng phẩm- Trung sanh.
.24/24 là Thượng phẩm- Thượng sanh.
* Nguyện: có nguyện thì mới
được vãng sanh và phải nguyện chí thành tha thiết.
Tóm
lại: Tín- Hạnh- Nguyện nếu nói về sự thì nguyện quan trọng hơn hết. Vì
nó quyết định cho sự vãng sanh. Còn nói về lý thì Tín- Hạnh- Nguyện đều quan
trọng như nhau.
7/
Tu Tịnh độ có chắc chắn vãng sanh không?
- Đối với những vị tu đắc Tứ thiền, Tứ
không và ba quả Thánh đầu thì câu hỏi này là thừa. Vì định lực của những vị này
rất mạnh, nếu muốn vãng sanh sẽ được vãng sanh. Những vị tu đắc Tứ thiền, Tứ
không định lực của họ rất mạnh, sau khi chết lập tức sanh về cõi trời ngay. Và
trường hợp của những người tạo tội ngũ nghịch, vì quá ác mất hết cái biết nên
khi chết bị đọa địa ngục ngay, nên không mang thân trung ấm.
- Đối với 4 đường ác đạo, cõi người,
cõi trời dục giới thì câu hỏi này không trả lời được, vì hiện tượng giới rất là
phức tạp, thuộc về nhân quả ba đời mà chỉ có Như lai mới hiểu rõ thôi. Cho nên
câu hỏi này phải nên sửa lại là “chúng ta
tu Tịnh độ có đầy đủ tín - hạnh - nguyện chưa? Và nhất là nguyện lực có chí
thành khẩn thiết không?”.
Nếu mà chấp nhận câu hỏi này thì trả
lời rằng: chúng ta tu Tịnh độ có đầy
đủ tín - hạnh - nguyện và nguyện lực có chí thành tha thiết thì chắc chắn sẽ
được vãng sanh 100%. Nhưng nếu lỡ lâm chung do cận tử nghiệp nào đó làm trở
ngại cho sự vãng sanh phải đọa vào ác đạo, đó là trường hợp ngoài ý muốn. Và do
thường ngày chúng ta có huân tập sẵn những chủng tử niệm Phật vào trong alaya
thức, thì khi đó chúng ta nhớ lại, liền niệm Phật với một lòng chí thành tha
thiết nhớ tưởng Phật, nguyện về Cực lạc. Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm
ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển
hóa thành cảnh “Cực lạc” và chúng ta sẽ được vãng sanh. Vì “Tất cả cảnh giới đều do tâm tạo”, chỉ
cần chuyển đổi cái tâm thì cảnh giới sẽ được chuyển đổi.
Source: thuvienhoasen