Trong khi
đó một số người tập
thiền rồi tự xưng là
Phật, là
A La Hán đương
đại
duy nhất, là
đại giáo chủ, là
siêu
sư phụ, và là
vân vân. Có phải
vì họ đã nhìn thấy hào
quang? Có phải họ đã
nghe tiếng lạ? Có phải
vì họ thấy
toàn thân lay
động như có cõi vô hình
nhập vào? Có phải vì
nhiều
lý do tương tự?
Thực ra thấy nghe
gì cũng
từ tâm
hóa hiện ra,
tưởng thực sẽ là những
dạng bệnh thôi. Nơi đây,
chúng ta chỉ nhìn
về
sự kiện và sẽ chỉ
nói về những gì có thể
giải thích theo
khoa học và kinh sách.
Cũng xin thưa, bài này
chỉ là một khảo sát
không
thẩm quyền, vì
bản thân người
viết
tu học chưa tới
đâu, nên không có cặp
mắt nhìn thấu suốt
ba cõi.
Chúng ta đang
nhìn thấy dân Hoa Kỳ rủ
nhau
Thiền tập, từ
bệnh viện tới nhà tù cai
nghiện, từ quân đội tới
cảnh sát, từ trường học
tới Quốc hội… Ai cũng
nhìn thấy
công năng
thần diệu của
Thiền tập. Đúng
là có
công năng thực sự.
Thậm chí, có thể chữa
rất nhiều bệnh, có thể
giúp bỏ hẳn thuốc giảm
đau trong nhiều
trường hợp. Thiền
tỉnh thức có
công năng như thế,
với
đại đa số người
tập.
Kỳ lạ
là, không nghe nói
chuyện
giữ giới trong
các khóa
Thiền tập
thế gian. Có lẽ,
vì khi nói tới
giới luật, sẽ làm
cho đậm phong cách nhà
Phật, trong khi
Hiến pháp Hoa Kỳ
buộc phải tách biệt
hình ảnh
tôn giáo ra khỏi
tất cả
cơ quan công
quyền?
Trong
khi đó, đối với một số
trường hợp,
Thiền tập sẽ có
hiệu ứng
tiêu cực, có thể
dẫn tới
ảo giác, có thể
tăng thêm
thèm muốn
sắc dục, có thể
làm nghe nhiều tiếng
thì thầm xúi giục
bên tai, và
vân vân.
Báo
Washington Post ngày 5
tháng 6/2015 có bài viết
nhan đề “Meditation
and mindfulness aren’t
as good for you as you
think” (Thiền
định và Thiền
tỉnh thức không
tốt cho bạn như bạn nghĩ)
của hai phóng viên
Miguel Farias và
Catherine Wikholm.
Trong
bài nói về Thiền
tỉnh thức lấy từ
nhà Phật ra, để người
tập chỉ nhìn vào niệm
trong tâm, vào
cảm thọ và
cảm xúc mà không
phán đoán, để làm
công cụ
đối trị
lo lắng, trầm cảm.
Tuy nhiên, một số
cuộc
nghiên cứu cho
thấy một số người ngồi
một mình tự nhìn
vào
tâm thức và không
chịu nổi các rối bời
cảm xúc. Nghĩa là,
viên thuốc
Thiền tập có
“hiệu ứng phụ” với một
số người.
Bài
viết
cho biết nhiều
Phật tử
chỉ trích việc
sử dụng Thiền
tỉnh thức cho các
mục tiêu thuần
thế tục, vì sẽ
làm tăng thêm
quyến luyến
cõi trần gian và
tăng thêm
chấp ngã. Nghĩa
là, như thế
xa lìa
mục tiêu
Thiền tập nhà
Phật là
nhận ra “tánh
không” và
xa lìa mọi
chấp thủ. Bài báo
ghi lời nhà văn Giles
Coren nói rằng kỹ thuật
như thế đã biến
Thiền tập
trở thành món
bánh ăn liền
McMindfulness, chỉ
củng cố tự ngã
sâu dày hơn.
Chính
phủ Mỹ cũng biết, và
cũng có ghi lời cảnh
giác, nhưng không mấy ai
để ý.
Trên
trang web của viện
nghiên cứu NCCIH
thuộc Bộ Y Tế Hoa Kỳ (https://nccih.nih.gov/health/meditation/overview.htm#sideeffects)
có phần tựa đề “What
the Science Says About
Safety and Side Effects
of Meditation” (Khoa
học nói gì về
An toàn và Hiệu
ứng phụ của
Thiền tập), dịch
như sau:
“Thiền
tập một cách tổng
quát được xem là
an toàn cho người
khỏe mạnh.
Những người có
hạn chế nơi cơ
thể có
thể không có
thể tham dự
thiền tập
liên hệ tới
chuyển động. Những người
có bệnh trong cơ thể nên
nói với chuyên gia chăm
sóc y tế của họ trước
khi khởi đầu tập Thiền,
và phải
thông báo cho
người dạy Thiền biết về
hoàn cảnh bệnh
của mình.
Có
một số
trường hợp hiếm
hoi
ghi nhận rằng
Thiền tập có thể
gây ra hay làm tệ hơn
các hội chứng trong
những người có
vấn đề
tâm lý như
lo lắng và trầm
cảm. Những người đang có
bệnh chứng
tâm thần nên nói
với chuyên gia chăm sóc
y tế của họ trước khi
khởi đầu tập Thiền, và
phải
thông báo cho
người dạy Thiền biết về
hoàn cảnh bệnh
của mình.” (hết
trích dịch)
Bộ Y
Tế Mỹ nói như thế, không
ai
để ý, vì nghĩ
cũng y hệt như lời
cảnh báo rằng hễ
ai nghiện xài điện thoại
cũng dễ bệnh
tâm thần. Và điện
thoại cũng y hệt như
Thiền tập, vì mở
ra được những cánh cửa
thế giới nhiều
sắc màu, hễ bấm chệch
một nút là sẽ rơi vào
các mê lộ
thiên nữ múa hát
nhạc trời… và ai không
bước ra nổi là sẽ
bệnh.
Tạp
chí The Atlantic trong
ấn bản ngày 25/6/2014 có
bài viết tựa đề "The
Dark Knight of the Soul"
(Hiệp Sĩ Bóng Tối của
Linh Hồn) kể về
cuộc
nghiên cứu của
Tiến sĩ
Willoughby Britton tại
Providence, Rhode
Island. Nhóm
nghiên cứu của bà
chuyên
nghiên cứu về các
trường hợp gặp
“hiệu ứng phụ” của
Thiền tập. Họ
nghiên cứu kinh
sách từ các
tông phái nhà
Phật – Theravada,
Phật Giáo Tây Tạng,
Thiền Tông… -- và cả
kinh sách của các trường
phái
chiêm nghiệm
thần bí của Ky Tô
Giáo,
Hồi Giáo Sufism,
Do Thái Giáo… và
đối chiếu với các
trường hợp
cụ thể.
Như
trường hợp David,
27 tuổi, năm 2013 tới
trình bày với GS Britton
rằng anh nghe tiếng nói
trong đầu “Ta sẽ xâm
chiếm ngươi” đầy
kinh hoàng, và
anh “nhìn thấy thần
chết với lưỡi hái và mũ
nhọn trùm đầu và
ý nghĩ cứ hiện
trong đầu anh ‘Ngươi hãy
tự sát đi’
liên tục…”
Hay
như
trường hợp
Michael, 25 tuổi, là một
thầy dạy yoga, tới trình
bày với GS Britton rằng
thiền tập một
thời gian, cơ thể
anh không muốn ăn nữa,
trong ba năm anh mang
cảm giác “bị
hủy hoại
hoàn toàn”
bởi
Thiền tập.
Britton là giáo sư
tâm lý học ở
đại học y khoa
Brown University Medical
School,
thường xuyên nhận
được điện thoại, email
từ khắp nơi về hiệu ứng
phụ
Thiền tập cho
cuộc
nghiên cứu của bà
có tên là "The Dark
Night Project."
Các
nhân vật trong hồ sơ của
bà đều được giữ
bí mật, ghi tên
khác. Để tìm người
phỏng vấn, nhóm
của bà
liên hệ với các
Thiền sư Hoa Kỳ
nổi tiếng, như
Jack Kornfield tại
Thiền viện Spirit
Rock ở California, và
Joseph Goldstein tại
Thiền viện
Insight Meditation
Center ở Massachusetts.
Tạp
chí The Atlantic ghi
rằng hai vị thầy
Goldstein và Kornfield
kể với GS Britton về một
số khóa
thiền thất trong
quá khứ, khi có
thiền sinh
tâm thần bỗng
nhiên bất toàn. Britton
kể rằng Jack Kornfield
nói là có một
thiền sinh hình
như không bao giờ
bình thường
trở lại.
Thực ra, không có
gì khó hiểu.
Đơn giản,
Kinh Lăng Nghiêm
đã nói rằng,
tu Thiền mà không
giữ giới luật
cũng y hệt như nấu
cát thành cơm.
Tất cả các
phương pháp Thiền
tỉnh thức tại Hoa
Kỳ dạy trong quân đội,
cảnh sát, bệnh viện,
trường học, nhà tù… đều
không nói gì về
giới luật. Vì
Hiến pháp Mỹ
không cho nói về
tôn giáo nơi công
quyền. Chỉ trừ khi người
dạy Thiền là các vị sư
ni, bấy giờ mới nói về
giới luật qua
Thiền Tâm Từ.
Một
điều nữa: rất nhiều
người khi tập Thiền đều
ước muốn
thành đạt gì đó
cho “cái tôi” để rồi sẽ
có
quyền lực siêu
hình nào đó cho “cái của
tôi”… Nghĩa là, chệch ra
ngoài
Phật pháp. Trong
khi một kinh
căn bản về
Thiền tập là
Kinh Kim Cang
yêu cầu không
“trụ tâm vào bất kỳ đâu”…
và như thế, sẽ không có
tâm nào trở nên khủng
hoảng, rối bời nữa.
Tóm
gọn, cốt tủy nhà Phật là
Giới Định Huệ…
Nghĩa là, phải
giữ giới trước.
Không
giữ giới mà đòi
tu là chuyện
hoang đường.
Nên
nhớ rằng
Đức Phật dạy rất
nhiều
phương pháp rất
độc đáo để
giải thoát. Nhưng
tất cả đều cần
bước đầu là
giữ giới.
Đức Phật đã từng
học xong
tứ thiền bát định
với các bậc thầy
ngoại đạo là
Alara Kalama và Uddaka
Ramaputta, nhưng rồi
thấy là như thế
không giải thoát
được, nên mới bỏ đi để
tìm đường riêng.
Tuy nhiên, nếu
chúng ta muốn
đơn giản hóa, thử
xin
Đức Phật dạy pháp
nào ngắn hơn, có thể
tiết kiệm được
90% thời lượng… Hình như
sẽ có kinh như thế:
Trong rất nhiều cách
đơn giản (nhưng
cũng cần
nỗ lực) để
giải thoát, có
một cách là hãy
giữ gìn
giới đức
thanh tịnh,
và thế thôi, không
cần tu gì khác.
Sáng trưa chiều tối,
giữ
tâm thanh tịnh
được là sẽ xong.
Đức Phật có dạy
trong hai Kinh rằng hễ
ai
giới đức
thanh tịnh sẽ tất
nhiên
giải thoát. Hai
kinh này
dựa vào
phương pháp gỡ
mắt xích của “hành”
trong
Thập Nhị Nhân Duyên.
Đó là Kinh AN 10.2 và
Kinh AN 11.2. Điều
ghi nhận rằng hai
Kinh này nằm trong nhóm
Kinh
Tiểu Bộ, gần với
Kinh AN 11.10 -- tức là
Kinh Sandha Sutta, trong
đó
Đức Phật dạy rằng
học trò giỏi (cũng như
tuấn mã) là phải thấy
không có pháp nào để tu
hết.
Kinh
AN 10.2 trong bản dịch
của Bhikkhu Bodhi đặt
nhan đề là Volition
(Hành), viết: “Bhikkhus,
for a virtuous person,
one whose behavior is
virtuous, no volition
need be exerted…” (https://suttacentral.net/en/an10.2)
Dịch
là: Các sư, đối với
một người
giới đức
thanh tịnh, có
các
thái độ
thanh tịnh, sẽ
không cần khởi
ý định làm gì
nữa…
Câu
trên trong Kinh AN 10.2
dịch bởi Piya Tan là: “Bhikshus,
for the morally
virtuous, there is no
need of the intention
[an act of will]…” (http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2013/04/41.6-Dasaka-Cetanakaraniya-S-a10.2-piya.pdf)
Dịch
là: Các sư, đối với
những người
giới đức
thanh tịnh, không
cần phải
khởi tâm làm
gì nữa [không cần
nỗ lực
ý chí
gì nữa]…
Tương tự, bản
dịch của Thanissaro
Bhikkhu: “For a
person endowed with
virtue, consummate in
virtue, there is no need
for an act of will…”
(http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an11/an11.002.than.html)
Tại
sao? Kinh này ghi lời
Đức Phật
giải thích rằng,
người có
giới đức
thanh tịnh, sẽ tự
động không
hối tiếc, sẽ tự
động có
hỷ lạc, sẽ tự
động có
khinh an, sẽ tự
động đắc định, sẽ tự
động thấy và biết
như thật, sẽ tự
động
ly tham, sẽ tự
động có
giải thoát tri kiến.
Và đó là
đắc quả
A La Hán.
Một
Kinh
tương tự là Kinh
AN 11.2, cũng ghi rằng
chỉ cần
giới đức
thanh tịnh, và
không cần
khởi tâm làm gì
cả. Nghĩa là, khi
giới thanh tịnh
được, sẽ không cần một
pháp nào khác để làm.
Kinh
AN 10.2 nêu trên được
Piya Tan đặt nhan đề là:
Discourse on “Needless
of Intention” (Kinh về
“Không Cần Khởi
Ý Định Gì”).
Kinh
AN 11.2 (http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2010/02/33.3b-Ekadasaka-Cetanakaraniya-a11.2-piya.pdf)
được Piya Tan đặt nhan
đề kinh là: Discourse on
“Without Need of
Intention” (Kinh về
“Không Cần Khởi Ý Làm Gì”).
Hai
Kinh này cho thấy cốt
tủy là
giới đức
thanh tịnh. Sau
đó, nếu
Thiền tập được
tất nhiên sẽ sớm
giải thoát; nếu
chỉ thuần
giới đức
thanh tịnh rồi
cũng sẽ
giải thoát. Như
thế, sẽ không bao giờ
rơi vào các mê lộ rối
bời.
Tuy nhiên, tới
đây lại
cần phải hỏi: thế
nào là
giới đức thanh
tịnh? Piya Tan
dựa vào
Luận Tạng Pali
chú giải Kinh AN
11.2 rằng (1)
ít nhất là phải
giữ
năm giới, (2)
bản chất thực của
các pháp (dhammata) là
thiện pháp tự
động dẫn theo
thiện pháp.
Tuy nhiên, nếu
khởi tâm rằng
mình đang
gìn giữ
giới đức
thanh tịnh là
cũng sẽ hỏng.
Bởi
vì, khi giữ
thân khẩu ý
thanh tịnh (tức
là giữ sáu căn
thanh tịnh) cũng
là một
nỗ lực rất lớn để
xa lìa mọi
phân biệt
kiến chấp (ưa/ghét,
đúng/sai, thuận/nghịch)
trong cõi này, vì Kinh
SnP 4.13 viết về
giới đức
thanh tịnh là:
Người đã
buông bỏ mọi
giới đức và
xa lìa mọi cam
kết, và có hành động [đã
buông bỏ mọi] lỗi
và không lỗi, không còn
ưa muốn gì về
thanh tịnh hay
bất tịnh, sẽ sống
xa lìa tất cả các
pháp, sẽ sống với
bình an.
Bản
dịch Khantipalo: But
one who abandons all
virtue and vows, and
deeds both blameless and
blameworthy, Does not
long for either purity
or impurity; he lives
detached, fostering
peace.(https://suttacentral.net/en/snp4.13)
Bản
dịch Bhante Varado (có
thêm ý “không khởi
nghiệp mới”): But one
who is detached from
precepts and practices,
And all conduct, both
flawed and not flawed,
Not yearning for either
purity or impurity,
Would abide abstaining
from initiating new
kamma, Peaceful, free of
grasping. (http://suttas.net/english/suttas/khuddaka-nikaya/sutta-nipata/atthakavagga%20-%20php%20version%201.4/13-greater.php)
Bản
dịch Thanissaro Bhikkhu
(có thêm chữ “từ bi”):
But one who's
abandoned precepts &
practices — all — things
that are blamable,
blameless, not hoping
for 'pure or impure,'
would live in compassion
& peace, without taking
up peace, detached.(http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.4.13.than.html)
Đó
cũng là
con đường ngắn
nhất: Các kinh trong
Kinh
Tiểu Bộ đã chỉ ra
pháp tu của Thiền
Đạt Ma vậy. Và
pháp tu này sẽ không bao
giờ bị vướng bởi các mê
lộ đã nêu trong phần đầu
của bài viết này, vì tâm
đã
xa lìa tất cả mọi
kiến chấp.