15/12/2011 08:11 (GMT+7)
Số lượt xem: 55933
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Này Cỏ May:

- Đừng bàn về khuyết  điểm hay nói xấu người khác dù người ấy đang có đấy hay vắng mặt.

- Khi nghe nói về người khác có việc làm giống mình mà có điểm hay hơn, nổi tiếng hơn mình, thì đừng bao giờ cố ý chứng minh người ấy vẫn còn thấp kém hoặc cố tình đưa ra những điểm yếu kém, điểm chưa đúng của người kia.



- Đừng bao giờ tự khen mình, mà nên để cho người khác khen, còn mình thì phải luôn khiêm tốn. Nói với mọi người, mình được như vậy là do ơn trên gia hộ và tập thể giúp đỡ.

- Đừng bao giờ chứng minh mình đúng và kẻ khác là sai.

- Mình cứ im lặng làm đúng chứ đừng cãi sẽ sinh đấu tranh hí sự. Khi người khác muốn vơ vào để làm nhằm chứng  tỏ khả năng, thì mình lui ra vui vẻ làm việc khác.

- Khi gặp mặt nhau, đừng bao giờ bàn chuyện chính sự, thời thế, tôn giáo, tâm linh, khen thầy này chê thầy kia. Mà nên nói chuyện vui vẻ, nói chuyện đạo đức, tập luyện thế nào cho khoẻ, nuôi dạy con cái thế nào cho tốt, kể cho nhau nghe về gương người tốt việc tốt. . .v.v. . .  


- Khi nói chuyện với người khác mà bị người này chê pháp mình đang tu là chưa đúng, thậm chí là tà đạo. . . .v.v. . .thầy mình là không tốt, là hành tà đạo. . . .v.v. . .thì không nên nổi nóng. Mà nên lợi dụng cơ hội này để tu hạnh nhẫn. Hãy yên lặng lắng nghe cầu thị, mỉm cười và bảo với người ấy là : Mình biết trình độ tu học của mình vẫn còn yếu kém lắm. Xin họ cứ chỉ dạy cho. Khi họ nói xong rồi thì cảm ơn và bảo sẽ nghiên cứu để nếu thích hợp thì áp dụng.

- Dù biết họ đang nói sai, nhưng cũng đừng cắt lời họ để nói cái đúng mà mình biết. Hãy cứ yên lặng mỉm cười lắng nghe và tập hạnh nhẫn.

- Phải nắm vững yếu chỉ: Đừng bao giờ chê  người khác. Khen được thì khen thành thật những điều tốt của họ, chứ đừng bao giờ chê hoặc phê phán. Mình cứ làm đúng, khi kết quả cũng đừng lấy điều ấy để chứng tỏ khi trước họ đã sai. Mà nói mình gặp may hay nhờ tập thể giúp đỡ nên mới được vậy, chứ cách mình làm cũng cần phải sửa đổi nhiều mới được.

- Nhà bếp là nơi hay sinh ra va chạm vì khác ý nhau. Hãy hành hạnh nhẫn, tôn trọng ý của người khác. Đừng cố ý chứng minh mình là đúng kẻ khác là sai mà sinh ra hí sự đấu tranh mất đoàn kết. Người nào muốn thể hiện cứ để họ thể hiện, mình không tranh chấp không phê phán mà luôn tuỳ hỷ với những điều mà mọi người đã làm được.

- Khi chấp tác làm Phật sự cũng là lúc hay sinh ra va chạm vì khác ý nhau. Hãy hành hạnh nhẫn, tôn trọng ý của người khác. Đừng cố ý chứng minh mình là đúng kẻ khác là sai mà sinh ra hí sự đấu tranh mất đoàn kết. Người nào muốn thể hiện cứ để họ thể hiện, mình không tranh chấp không phê phán mà luôn tuỳ hỷ với những điều mà mọi người đã làm được.

- Khi uống trà trao đổi việc tu học cũng là nơi dễ mất đoàn kết, sinh hí sự đấu tranh. Hãy áp dụng những điều đã học được để luôn yên lặng lắng nghe, mỉm cười không nói. Nhường cho người khác nói. Mình chỉ tán thưởng những điều hay còn những điều không đúng thì đừng phê phán sẽ sinh cãi cọ vô bổ.

- Nếu được ngồi gần chư huynh hay thầy thì nên tranh thủ hỏi chuyện tu học hành công đừng để phí thời gian vào những chuyện không đâu.

- Đối với KCDS, người đúng mà nói nhiều, mà thường nói cái đúng của mình chê cái sai của người khác, thì tai hại chả kém người sai.

- Người đạo cao căn cứ ở mức độ “hoà” mà người ấy thể hiện chứ không phải căn cứ mức độ hiệu quả khi làm việc. Qua việc làm mà luôn luôn mỉm cười, nhường nhịn người khác. Ai chê cũng không giận, ai khen cũng biết khiêm tốn, luôn cầu thị. Người ấy đi đến đâu thì tiếng cười lan đến đấy, hoà hợp, đoàn kết và tình thân ái phát triển thì đấy chính là vị huynh cao cấp của bản môn.

- Người luôn luôn thấy cái sai của người khác. Lấy cái đúng của mình công kích cái sai của thiên hạ.Mà không biết dùng hạnh “NHẪN” hạnh “HOÀ” để dung nhiếp.  Là người không biết tuỳ căn mà giáo, không biết tuỳ thuận chúng sanh. Càng hành đạo, ma sự và đấu tranh sẽ càng phát sinh gây mất hạnh phúc cho mọi người. Người ấy do vậy chưa xứng đáng là vị huynh của bản môn.

- Người tu phải dùng hạnh “LY” để đi vào đời. “Ly” không phải là trốn lên núi, kiếm chỗ  nào đấy thật vắng ẩn tu. Mà “Ly” chính là đang ở giữa cuộc đời trần tục lắm chuyện này mà vẫn không để mùi trần thế nhiểm vào thân tâm mình. Như người bơi qua sông đừng bơi ngược dòng nước mà hãy bơi xuôi theo dòng để từ từ sang bờ bên kia là ít tốn sức nhất. Cũng vậy người hành đạo đừng bao giờ đi ngược lại bản năng của chúng sanh mà phải tuỳ thuận, tuỳ hỷ với họ, rồi từ từ đưa về chánh giáo.

- Để luôn an lạc tự tại, môn sinh bản môn đừng bao giờ vi phạm luật pháp. Đừng bao giờ căn cứ vào cái đúng của mình công kích cái sai của thiên hạ để sinh ra đấu tranh hí sự. Hãy kết bạn với người hiền người tốt và tuỳ thuận tuỳ hỷ với những người chưa ủng hộ mình. Đối với chính quyền thì ngoài việc luôn chấp hành luật pháp. Họ yêu cầu gì thì mình làm đúng như vậy. Bởi vì người thật tu: không sở hữu, không chấp tướng, không chấp pháp,  không chấp ngã, thì còn gì phải bận tâm chứ! Cái gì mà chẳng được chứ! Cái đấy gọi là ‘tâm vô quái ngại”. Phật tại tâm, tuỳ theo duyên mà hiển tướng thì cái gì mà tu không được, cớ sao cứ chấp chặt, phải thế này thế kia thì tu mới được kia chứ?

- Quân tử tánh như thuỷ. Nhưng Thiền tử tánh như hư không. Khi còn cái Ngã thì Thiên Ma sẽ đánh vào cái Ngã ấy. Những điều trên là kinh nghiệm để diệt Ngã khi nói chuyện và giao tiếp với người khác. Tuy mình chưa chứng  Vô Ngã hoàn toàn được . Nhưng trên đây là một số kinh nghiệm khi áp dụng, chư huynh có thể diệt Ngã khi nói chuyện với người khác.

- Chú ý: Nó chỉ là pháp phương tiện dành riêng cho môn sinh KCDS, đối với người khác chưa chắc đã đúng.

Tưởng Vậy - KCDS


http://www.thienviendaidang.net/04tuhoc/tuhoc.php?readmore=6506

Âm lịch

Ảnh đẹp