vâng lời Thế Tôn
dạy, làm giàu chân chính bằng sự nỗ lực, cố gắng; bằng tất cả trí tuệ và
sức lực; bằng các phương thức lao động, kinh doanh hợp pháp
Một
thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia
chủ Anàthapindika đi đến, sau khi đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Thế Tôn
nói với gia chủ Anàthapindika.
Này gia chủ, có năm lý do để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm ?
Ở
đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu
góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thâu được một
cách hợp pháp. Tự mình làm an lạc, hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con,
người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ
nhất để gầy dựng tài sản.
Lại
nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh
tấn…. Vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ
hai để gây dựng tài sản.
Này
Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn.....Các
tai họa để trở thành trắng tay bị chăn đứng và vị ấy giữ tài sản được an
toàn cho vị ấy. Đây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.
Lãi
nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh
tấn….Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã
chết; hiến cúng cho vua và chư thiên. Đây là lý do thứ tư để gầy dựng
tài sản.
Này
Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…..Vị ấy
tổ chức cúng dường các vị Sa môn, Bà la môn. Sự cúng dường tối thượng
này đưa đến phước báo vô lượng ở cõi người, cõi trời. Đây là lý do thứ
năm để gầy dựng tài sản.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Vua Munda, phần Trở thành giàu [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.374)
LỜI BÀN:
Đề
cập đến Phật giáo, xưa nay đa phần đều nghĩ về khuynh hướng ly dục,
muốn ít và thanh bần. Ít ai ngờ rằng, Thế Tôn từng khuyến khích hàng đệ
tử phải cố gắng làm giàu. Hãy gầy dựng tài sản, làm giàu với năm mục
đích cao thượng. Làm cho cá nhân và xã hội trở nên giàu có, thịnh vượng
là khác vọng của nhân loại. Thế nhưng, con đường để trở thành giàu có
không phải ở đâu và lúc nào cũng chân chính, là thành quả lao động khó
nhọc từ khối óc và bàn tay. Vì thế, người Phật tử vâng lời Thế Tôn dạy,
làm giàu chân chính bằng sự nỗ lực, cố gắng; bằng tất cả trí tuệ và sức
lực; bằng các phương thức lao động, kinh doanh hợp pháp. Đồng thời, việc
tạo ra của cải vật chất với mục đích cao cả là đem lại sự an vui và
hạnh phúc cho mình và tha nhân.
Người
Phật tử làm giàu trước hết nhằm đem lại hạnh phúc cho tự thân, gia đình
và các nhân công, người phục vụ. Kế đến, đem tài sản của mình làm ra
cho bà con, thân hữu, bạn bè và tha nhân được an vui hạnh phúc. Mặt
khác, biết cách bảo vệ thành quả lao động đồng thời không lãng phí và
đầu tư vào những công việc không đem lại lợi ích cho con người.
Ngoài
ra người phật tử phải biết đem tài sản do mình làm ra để xây dựng các
công trình văn hóa, nhớ về cội nguồn, cúng tế ông bà, tổ tiên và bố thí
cho các vong hồn đói khát. Sau cùng, người con Phật phải biết hướng về
các vị bô lão, người có đời sống đạo đức, phạm hạnh như Sa môn để cúng
dường đồng thời học theo đức hạnh của các ngài nhằm xây dựng phước báo
tốt đẹp cho tự thân trong đời này và đời sau. Làm
giàu với năm mục đích cao thượng như trên, người con Phật đã góp phần
tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, công bằng,
tiến bộ và văn minh.
Thích Quảng Tánh Theo lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya