03/12/2010 04:26 (GMT+7)
Số lượt xem: 3584
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Chùa Bửu Minh, trân trọng giới thiệu những bài Phật Học ngắn, do Đại Đức Thích Quảng Lâm chuyển dịch. Đại Đức là người  biên tập và phụ trách chính cho trang nhà http://phathoc.net ; hiện đang du học ở nước ngoài. Cảm ơn ĐĐ. Quảng Lâm đã gởi bài.

1-Ý nghĩa Quán Tự Tại (觀自在的意義)

Người người đều có “Đức Quán tự tại” cần gì phải nhọc công tìm kiếm đâu xa? Thế Đức Quán tự tại là ai?

“Quán tự tại” là một trong những danh hiệu của ngài Quán Thế Âm bồ tát. Danh hiệu đó mang ý nghĩa rằng: Chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì ngay giờ phút đó bản thân bạn đã thành tựu được tự tại rồi.

Ví dụ như trong mối quan hệ giao tiếp nếu bạn có đủ năng lực quán chiếu đến giữa mình và người là một “Nhân ngã không hai” thì có điều gì là không tự tại? Rồi khi quán chiếu cảnh giới mà tâm bạn không bị ngoại cảnh chi phối, lôi cuốn, mà còn khóe biết làm chủ tâm mình, khiến chuyển hóa được cảnh giới trở nên tốt đẹp hơn, thì thử hỏi có cảnh nào là cảnh khiến bạn không tự tại? Đối diện với bất kỳ sự việc nào, cho dù là phức tạp khó khăn đến mấy, nhưng bạn luôn biết nhìn nó với cái nhìn ung dung tự tại, thì việc gì là việc khiến cho bạn không tự tại. Chúng ta quán chiếu tư duy và vận hành được đạo lý “Bình thường Tâm thị Đạo” trên, trong bất kỳ tình huống đối đãi, thì đạo lý huyền diệu thậm thâm kia sẽ mở rộng cửa đưa chúng ta vào thế giới nội tâm huyền diệu. Và rất tự nhiên ta sẽ hiểu rõ rằng: Tự tại, nơi nơi cầu tự tại; chỉ cần tâm mình tự tại thì tất cả mọi cảnh giới tất sẽ tự tại, mọi sự lý tự nhiên sẽ trở thành tự tại mà thôi.

 

Cuộc sống ở đời, nếu có tiền của mà đời sống ko được tự tại thì cuộc sống đó có gì đáng an vui! Thế nhưng, cuộc sống con người trên thế gian,  cái “có” kia, thông thường chỉ là “cái có chướng ngại”, “có phiền não” mà thôi. Do vậy, nhiều người tiền của có đến vàng kho bạc bể, giàu có đến nỗi thân tâm không được tự tại an vui, luôn sống trong sự phập phồng lo sợ; cho đến có gia đình, có tình yêu, có danh vị chức tước, nhưng cuộc sống vẫn luôn luôn là cuộc sống nô lệ. Bời vì con người đó chỉ biết tìm cầu, chạy đuổi nắm bắt lấy “cái có của dục vọng, của điên đảo vọng tưởng”.

 

Những nhân vật có quyền lợi chính trị, khi đối đầu với những vấn đề gay cấn thường hay bứt đầu gãi tai, biểu hiện dáng vẻ bất an thống khổ. Người có công ty đồ sộ, nhưng khi tiền tài lưu chuyển không linh hoạt thì tâm trí xáo trộn, đến mất ăn mất ngủ, thần sắc bơ phờ, cho đến đứng ngồi không yên.

 

Trong cuộc sống nếu chúng ta vừa có được tài phú danh vị, lại vừa có được cuộc sống tự tại an vui thì đương nhiên đó là cuộc sống lý tưởng tuyệt vời. Bằng ngược lại, nếu chỉ đạt được cái danh lợi vật chất thế gian, mà tâm hồn không một chút an nhiên thanh thản, thì thử hỏi cuộc sống ấy có bền vững không? Và đời người ấy có ý nghĩa gì chăng?

 

Ta thử quay đầu nhìn lại, khi còn ấu thơ thường có cha mẹ quản giáo, ta thường cho rằng không được tự do. Đến lúc thành niên lập gia đình, gặp phải sự đòi hỏi của đôi bên nội ngoại, như cảm thấy như trăm ngàn sợi dây vô hình gò bó, trói buộc, không tự tại. Rồi khi trưởng thành, phục vụ xã hội với bao nhiêu ràng buộc của công việc, lại cảm thấy biết bao điều phức tạp phiền toái, không xứng ý hợp tình, khiến thân tâm bao nỗi bức xúc, không phút thanh thản.

 

Từ đó mà suy, thành tựu cuộc sống ý nghĩa không ngoài sinh hoạt thường nhật biết nắm bắt kỹ năng hỷ xả, buông xả, tôi luyện mình phong thái thân tâm tự tại.

 

Đứng trước nhân ngã, thị phi bạn giữ được thân tâm tự tại? Đứng trước danh lợi phú quý chúng ta vẫn bảo trì được tâm an tĩnh, tự tại? Hoặc đứng trước sinh, lão, bệnh, tử, liệu chúng ta có giữ vững được tâm thái an nhiên tự tại?

 

Trong cuộc sống nếu tâm trí chúng ta không thướng tồn an tĩnh, tự tại, thì cho dù sự nghiệp có nhiều tiền muôn của núi đi nữa, cũng chỉ là gia tăng thêm sự trói buộc mà thôi! Lại nữa nếu đứng trước 8 ngọn gió: tán dương ca tụng, hiềm khích, hủy báng, danh dự, lợi dưỡng, suy tàn khổ đau và khoái lạc độc hại kia lốc thổi mà tâm ta vẫn không bị lay động thì tự nhiên mà nói, chúng ta đã thành tựu được đức hạnh tự tại giải thoát rồi. Và ngay lúc đó chính mình là đức “Quán Tự Tại” đó sao!...

 

Bản gốc tiếng Hoa

星雲法師:觀自在的意義

「人人都有觀自在,何必他方遠處求?」

  「觀自在」是觀世音菩薩的另外一個名號,意思是說,只要你能觀照自己,你能認識自己,你就可以自在了!

   例如,你觀照他人,能夠「人我不二」,你怎麼會不自在呢?你觀照境界,你不要「心隨境轉」而能「心能轉境」,你怎麼會不自在呢?你能觀事,事情千般萬 種,我只求簡單,如此怎麼會不自在呢?我觀道理,道理玄妙莫測,我只以平常心論道,又怎麼會不自在呢?我能觀心,心意千變萬化,我只以平常心對之,我又有 何不自在的呢?

  自在,自在!自在處處求,原來只要我心自在,一切自然就都能自在了!

  人生在世,如果有錢而活得不自在,人生也沒有什麼樂趣可言。偏偏人在世間上,「有」就是有罣礙,就是有煩惱,因此有許多人有金錢「有」得不自在;有家庭「有」得不自在;有愛情「有」得不自在;有名位「有」得不自在。因為「有」,所以不自在。

  有權力的政治人物,當遇到棘手的問題時,他搔首弄腮,一付不自在的樣子;有錢財的企業家,當金錢周轉不靈時,萬般苦思,一付不自在的樣子。

  一個人如果能夠擁有世間的財富名位,而又能夠自在,當然最好;如果不能,與其「擁有」而不自在,何必擁有那麼多呢?人生世間,所圖的不就是一個幸福解脫、快樂自在嗎?

  你看,兒童從小受父母管束,他就覺得不自在;婦女嫁人,受公婆要求,她也覺得非常不自在;服務社會,各種職業,感到不勝任、不能稱心,他就不能自在了。

  所以,人生的意義,能在「自在」中生活,最為成功。

  你在人我是非之前能自在嗎?你在功名富貴之前能自在嗎?

  你在生老病死之前能自在嗎?你在因緣果報之中能自在嗎?

  你如果活得不自在,再多的事業,再多的財富,也只是增加負擔,增加束縛而已呀!你如果能在稱、譏、毀、譽、利、衰、苦、樂的「八風」境界裏,都能不為所動,你自然就能自在解脫了,那個時候,你不就是「觀自在」了嗎!

 

 

2-Tương lai so với quá khứ tốt đẹp hơn. (未來比過去美好)

 

Phàm làm người, chúng ta thường hay có tập tính hoài niệm chuyện ký ức trong quá khứ, ví như người cung nữ mặc dù hiện đang sống trong độ tuổi xế chiều, nhưng lòng luôn hoài nhớ chuyện quá khứ tốt đẹp hơn hiện tại; thế nhưng tuổi tác không bao giờ dừng lại đợi ngươì.Chuyện quá khứ chung cuộc đã trở thành là chuyện đã qua, cảnh đã biến chuyển. Ánh tịch dương cho dù vô vàn rực rỡ, nhưng không thể vượt vòng quy luật chu kỳ thời gian, cho nên theo sự vận chuyển, ánh thái dương rực rỡ kia sẽ tiếp cận với hoàng hôn. Vì vậy,chúng ta không nên để cuộc sống cứ mãi trầm tịch trong hồi ức quá khứ, mà chúng ta cần nên để tầm mắt hướng nhìn về tương lai, thì mới có thể nhìn được cao, nhìn được xa. Bởi vì có hướng nhìn ra được tương lai thì cuộc sống mới có niềm tin yêu hy vọng.

Có một con chó nhỏ, cả ngày truy đuổi tầm bắt lấy cái đuôi be bé xinh xinh của chính mình,nó cứ chạy xoay vòng với cái đuôi của nó. Con chó lớn nhìn thấy vậy, không ngăn được hiếu kỳ,liền hỏi nguyên nhân. Chú chó nhỏ đáp : Ồ!Chẳng lẽ bác không nghe nói đến nguồn hạnh phúc của con chó nhỏ chúng em là ở trên cái đuôi sao! Em chạy vòng vòng đuổi theo cái đuôi là để truy tầm hạnh phúc, lẽ nào bác không mong cầu hạnh phúc?

 

Bác chó già đáp: Tôi chỉ biết và chỉ cần nỗ lực hướng về phía trước mà tiến bước, hạnh phúc chắc chắn sẽ ở ngay sau bước chân tôi.

 

Cũng vậy, chúng ta cần nên sống với niềm tin yêu hy vọng ở ngay trong đời sống hiện tại và tương lai, không nên cứ mãi trầm đắm trong cái hồi ức của thời quá khứ, bởi vì cuộc sống tương lai so với cuộc sống quá khứ sẽ tốt đẹp, trong sáng hơn. Vả lại, có tương lai mới có nguồn hy vọng vô biên.

 

Chúng ta sống trên cõi đời này, khó mà tránh được mọi thuận cảnh, nghịch cảnh. Lúc thuận cảnh nên thanh đạm vững bước hướng tiến; khi nghịch cảnh cần nên nhẫn, chỉ cần nhẫn được qua, thì tất cả mọi tình huống không thuận lợi sẽ tự nhiên theo cùng thời gian trôi đi. Lại nữa, sự việc thất bại ở hiện tại, chính là lực lượng kinh nghiệm tô bồi cho sự nghiệp tương trên mọi mặt được thành công, trong sáng tốt đẹp hơn, như các bậc cổ đức thường nói : “Thất bại là mẹ thành công”Do vậy,chúng ta chỉ cần khắc cốt ghi tâm, nhớ lấy những điều giáo huấn của các bậc hiền đức của quá khứ để cải tiến cuộc sống hiện tại. Chỉ cần chúng ta chịu cùng người khác rộng kết thiện duyên thì sẽ có đời sống tương lai tươi sáng vô hạn.

 

Căn cứ trên giáo lý Phật giáo về nhân quả ba đời mà nhìn thì sanh mạng này không chỉ có một đời. Do có quá khứ, mới có hiện tại; do có hiện tại mới có vị lai. Do có vị lai mới có ba đời và do có ba đời mới có hy vọng. Chúng ta sanh tồn trên thế gian, chỉ cần sống với niềm tin yêu hy vọng thì cuộc sống của ngày mai sẽ càng tươi sáng hơn như người ta thường nói : “ Sau cơn mưa trời lại sáng”.

 

Cuộc sống thành bại, khó mà định luận được. Nhưng mà, chúng ta trên công việc làm có thể thất bại, nhưng không thể làm người thất bại; quá khứ có thể thất bại, song không thể thất bại trong tương lai; cho đến sự thành tựu trong quá khứ bất kể là huy hoàng đến đâu, cũng không thể luận định vinh quang của quá khứ, là thành tựu vĩnh cửu. Sự thành tựu cưộc sống hiện tại mới là quan trọng; bởi vì một sát na qua đi, hiện tại đã nhanh chóng trở thành quá khứ và tiếp đó lại có một hiện tại mới khác.Do vậy cuộc sống của đời người, chúng ta không nên dừng lại trong sự tự mãn ở bất cứ một góc độ nào mà nên y trên nguyên tắc của thiện mỹ mà không ngừng cải tiến không ngừng biến đổi thì tương lai so với quá khứ tất nhiên sẽ bội phần trong sáng tốt đẹp.

 

Nguyên nhân của người không tiến bộ được là ở điểm người đó luôn luôn tự mình cô lập mình trong cái nhìn hạn hẹp; không dám tự mình đột phá những nút mắc trói buộc hoặc những bế tắc của quá khứ, lại tự mình không chịu tự mình cầu tiến mà chỉ mải mê say đắm trong những sự kiện của hồi ức quá khứ nung đốt; người khác tận lòng cứu giúp cũng vô phương. Do vậy trên cuộc sống thế gian cho dù có rất nhiều thành tựu; những thành tựu đó có phong quang lẫm liệt đến đâu cũng sẽ không ngừng cùng thời gian vần vũ trôi vào quá khứ. Như vậy thử hỏi nếu chỉ dựng lại nơi cái hồi ức quá khứ đó thì cuộc sống có được giá trị gì không? Nếu chúng ta biết quán chiếu chăm sóc thân tâm mình sống đúng, sống hợp với cuộc sống hiện tại, chính là đã chăm bón cho sự nghiệp tương lai sáng lạng hơn quá khứ. Điều đó là pháp lý chân thật tự nhiên không một mảy may nghi ngờ.

 

未來比過去美好 


人,都有懷舊的習性,所謂「白頭宮女話當年」;不忘回憶過去,這是表示過去比現在美麗。然而「歲月不待人」,過去的終究已經「時過境遷」,就算夕陽無限 好,也只是近黃昏。因此,人不能沉溺在過去的回憶裏;人的眼光要望向未來,要看得高、看得遠、看得到未來,人生才有希望。

有一隻小狗,整天追逐著自己的尾巴兜著圈子跑。大狗見了,不禁好奇的問明原因。小狗說:「難道你沒有聽說,我們狗兒的幸福是在尾巴上,我繞著圈子跑,就是 為了追逐幸福,難道你不希望追求幸福嗎?」大狗說:「我只知道,只要我奮力向前走,幸福就會緊緊的跟在我後面。」

人,要活在希望裏,不要活在過去的記憶中!因為未來比現在更美麗;有未來,才有無限的希望。

人生在世,難免有順境逆境;順境時要淡,逆境時要忍,只要忍得過,再怎麼不順遂的事都會過去。再說,過去的失敗,正是未來言行的借鏡,是推動我們成功的力量。人只要能記取過去的教訓,改進現在,只要肯跟人結緣,就會有無限的未來。

依佛教的三世因果觀來看,生命不是只有一世。因為有過去,才有現在;因為有現在,才有未來;因為有未來,才有三世;因為有三世,才有希望。吾人生存在世間,只要活在希望裏,則明日會更好。

人生的成敗,難有定論。然而,一個人做事可以失敗,但不能做人失敗;過去可以失敗,但不能未來失敗。乃至過去的成就不管多麼輝煌,不能認為過去的光榮是可 以永久被肯定的,現在的成就才是重要的,而「現在」馬上就會成為過去,又有下一個「現在」!因此,人不可以自滿,要依著善美的原則,不斷的改進,不斷的變 通,未來就會比過去更美好。

一個人之所以不會進步,往往是因為自我設限。一個人不肯自我突破,不肯自求上進,只一味的陶醉在過去的回憶裏,別人是幫不上忙的。因此,吾人在世,縱然有 了些許的成就,也都會成為過去,風光不再,回憶又有何用?假如我們能把身心努力的照顧現在,耕耘未來,則未來必然會比過去更美好,這是無庸置疑的!
《人間福報》2000年6月20日

 

 

 

3-Bần cùng và giàu có (貧窮與富有)

 

Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu. Kỳ thật không phải như vậy. Trên thế gian, sự nghèo giàu thật khó phân biệt. Người giàu vẫn có chỗ nghèo thiếu, và người nghèo khó vẫn có cái phú quý tàng ẩn.

 

Nhan Hồi ở nơi đường cùng góc hẻm, nhà nát vách thưa, cơm ngày một chén chan với nước trong, nhưng trong lòng vẫn hết sức an lạc. Như vậy ai dám kết luận ông ta là người nghèo đây? Ngài Đại Ca Diếp tôn giả ở nơi đồi trọc suối cạn, ngoài ba tấm Cà sa, bình bát, cơm ngày 1 bữa ra, một vật lớn nhỏ nào cũng không có. Thế nhưng , ngài vẫn sống 1 cuộc đời tự tại giải thoát. Chúng ta ai dám nói tôn giả là người nghèo cùng. Ngược lại mà thấy, người ở nhà cao cửa rộng, có kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót, đi thì có kẻ đưa người đón, nhưng ngày ngày bị đồng tiền chế ngự tất bật, không chút thanh thản. Người đó đáng được gọi là người giàu có chăng? Người đó mặc dù đời sống vật chất đầy đủ, tiền kho bạc núi, không thiếu thứ gì, nhưng tâm lượng nhỏ nhoi, keo kiệt; 1 đồng cũng không dám bỏ ra. Lòng tham vô đáy khiến cho tâm trí người đó chỉ biết nghĩ tới gom góp, mà gom góp bao nhiêu cũng không thấy đủ. Bạn cho rằng đó là người giàu có chăng? Giữa hai hạng người trên, ai là thật sự giàu có và ai là người nghèo khổ? Từ đó mà suy ra, giàu nghèo không thể lấy tiền tài vật chất ra để đo lường.

 

Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác. Người này về cuộc sống tinh thần, so cho cùng chẳng phải là bậc “Đại Phú Ông” sao? Ngược lại những người ngày đêm không ngừng mong cầu cuộc sống vật chất, chà đạp lên lợi ích của người khác. Phàm có chỗ được nào thì đều muốn tìm cách chiếm hữu làm của riêng mình, những ngừơi như vậy tâm linh nghèo cùng không bút mực nào tả xiết.

 

Kỳ thật, dựa trên quan điểm Phật giáo mà nhìn thì trên thế gian vốn không có người nào là tột cùng nghèo khó. Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý. Hoặc bạn biết khéo léo vận dụng ngôn từ chân thật thiện mỹ tán thán những chỗ tốt của người, cổ vũ khích lệ người khác làm việc tốt; tất nhiên bạn sẽ là người giàu có ngôn ngữ, phong phú âm thanh. Hoặc bạn biết lấy nụ cười chân thiện khiêm cung, hoan hỷ đối đãi với người, thì Tâm bạn đã sinh trưởng của báu vô giá. Hoặc bạn biết vận dụng sức lực mình đi giúp đỡ người, phục vụ quần chúng.Đó chẳng phải bạn đã có nguồn khí lực sung túc chân thật sao? Thế nên luận về sự giàu nghèo thì tâm tham không biết đủ, vĩnh viễn sẽ là người nghèo cùng. Vui làm việc thiện nghĩa không 1 tơ hào so đo tính toán hơn thiệt, vĩnh viễn là người giàu có.

 

Khi nói đến giàu có, thì không chỉ nhìn những cái giàu có nhất thời, mà phải nhìn cho ra cái tài phú trong suốt cả cuộc đời. Cũng không nên nhìn cái tài phú của 1 người, mà phải nhìn cái tài phú trong sự cộng hữu. Và nhất là không nên nhìn cái tài phú do sự vơ vét của người khác, mà cần phải nhìn xác thật sự vận dụng tài phú đó. Đồng thời cũng không nên nhìn cái tài phú trên hình tướng, mà cần phải nhìn cái tài phú vô tướng của nội tâm.

 

Người chân thật có trí tuệ, có tâm từ bi, có chính tín, có tâm hoan hỷ, biết sống cuộc đời đạm bạc biết đủ với tâm tàm quý…Những đức tính ây, chính là nguồn tài phú vô giá của mỗi chúng ta. Trong kinh Kim Cương Đức Phật dạy rằng:

 

Mọi hành vô thường

Vạn pháp vô ngã

Sinh diệt diệt rồi

Tịch diệt là vui

 

Nếu chúng ta biết lấy bốn câu kệ trên mà vận dụng vào đời sống thường nhật, và đem quảng kết thiện duyên, giảng dạy, hướng dẫn người khác cùng tu tập chính pháp, thành tựu giác ngộ, giải thoát thì công đức pháp thí đó rộng lớn muôn vàn so với công đức bố thí tài vật mà thế gian cho là quý giá như vàng bạc, châu báu. Bởi thế, sự giàu có và nghèo khổ chúng ta nên quán sát như vậy.

 

贫穷与富有

媒体:《迷悟之间》  作者:星云大师

“贫穷”和“富有”是两个相互对待的身份名词,在一般人的认知里,贫穷的人不是富有,富有的人也不是贫穷。其实不然,世间上贫穷的富者,富有的穷人,比比皆是。

颜 回居陋巷,一箪食,一瓢饮,而内心充满安乐,你能说他是一个穷者吗?大迦叶尊者,居住冢间,山崖水边,日中一食,衣钵以外别无长物,而其解脱自在的心胸, 你能说他是一个穷者吗?反观今之居高楼、坐汽车、童仆盈门,但每天为金钱周转、为股票涨跌而愁眉不展的人,你能说他是富有的吗?那些拥资千万,家有良田万 顷,但却悭吝不舍、时时觉得自己不够的人,你能说他是富有的吗?所以富者不是真富,穷者不是真穷,贫富之间不可以从金钱物质上去衡量。

世间上有的人虽不能日进斗金,却乐于社会公益,乐善好施,他不就是一个精神上的大富长者吗?但也有一些人每天只想贪图别人的利益,凡有所得,总想占为己有,这样的人即使拥有再多的财富,不也是心灵贫乏的穷者吗?

其 实,在佛教看来,世间上并没有穷人。有时间的人,用时间去帮助别人,他不就是时间的富者吗?他善于言词,用语言来赞美鼓励别人,他不就是一个语言的富者 吗?他用微笑、欢喜、礼敬待人,他不就是一个内心充实的富者吗?他用力气帮助别人,服务他人,这不也是有力的富者吗?所以,贪心不足永远是贫穷的人,乐于 助人则永远都是富贵的人。

说到财富,不能只看一时的财富,要看永生的财富;不要看一人的财富,要看共有的财富;不要看聚敛的财富,要看活用的财富;也不要看形相上的财富,而要看内心无形的财富。

一个人拥有智能、慈悲、信仰、欢喜、满足、惭愧等,这些都是我人的财富也。《金刚经》云:若人以四句偈与人广结法缘,即胜过三千大千世界的七宝布施。所以,富者与穷者应作如是观!

 

Âm lịch

Ảnh đẹp