06/11/2011 14:06 (GMT+7)
Số lượt xem: 152973
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đây là một đoạn trong cuộc đối thoại về nghệ thuật hạnh phúc giữa một nhà tâm lý học phương Tây và Đạt Lai Lạt Ma, và chủ đề chính trọng trích đoạn này là thiết lập sự thấu cảm.


"Bây giờ về đề tài quan hệ con người ... Ngài sẽ nói gì về phương pháp hữu hiệu nhất hay kỹ thuật liên hệ với người khác bằng một phương pháp đầy ý nghĩa và giảm bớt mâu thuẫn với người khác?" Ngài trừng trừng nhìn tôi một lúc. Không phải là một cái nhìn trừng trừng không tốt nhưng nó làm cho tôi cảm thấy như tôi mới đòi Ngài cho tôi thành phần hóa học chính xác của bụi trên cung trăng.

Sau khi dừng lại một chút Ngài trả lời:"Được, giao tiếp với người khác là một vấn đề rất phức tạp. Không có cách gì mà bạn có thể tìm thấy một công thức lại giải quyết tất cả mọi vấn đề. Cũng giống một chút như nấu ăn. Nếu bạn nấu một bữa cơm ngon, một bữa cơm đặc biệt, thì có nhiều giai đoạn trong việc nấu nướng. Trước hết bạn phải trần rau riêng rồi bạn phải chiên rồi bạn phải nhào trộn một cách đặc biệt, rồi nêm gia vị vân vân... Và cuối cùng kết quả sẽ là món ăn ngon. Giống như vậy, để khéo léo trong việc giao tế với người khác, bạn cần phải có nhiều nhân tố. Bạn không thể chỉ nói "Đấy là phương pháp" hay "Đấy là kỹ thuật"

Không chính xác là câu trả lời mà tôi mong muốn. Tôi nghĩ rằng Ngài lảng tránh, và cảm thấy rằng chắc chắn Ngài có điều gì cụ thể hơn để đưa ra. Tôi nhân mạnh tiếp:"Vậy thì không có một giải pháp nào để cải thiện mối quan hệ của chúng ta, có lẽ những hướng dẫn chung chung hơn có thể là hữu ích chăng?

Đức Đạt Lai Lạt Ma suy nghĩ một chút rồi mới trả lời: "Đúng. Trước đây chúng ta có đề cập đến tầm quan trọng của việc tiếp xúc người khác bằng tâm tưởng từ bi. Điều đó rất quan trọng. Đương nhiên chỉ nói với một người,' Này từ bi là rất quan trọng, bạn phải có nhiều tình thương hơn nữa cũng chưa đủ. Một toa thuốc đon giản như vậy không có hiệu quả. Tuy vậy cách dạy dỗ hữu hiệu một người nào đó làm sao niềm nở hơn và từ bi hơn phải bắt đầu bằng cách dùng lý lẽ để giáo dục cá nhân ấy về giá trị và lợi lạc thực tiễn của từ bi, và cũng để cho họ suy ngẫm xem họ cảm thấy ra sao khi một người nào đó tử tế với họ vân vân... Trong một ý nghĩa nào đó điều này chuẩn bị cho họ, cho nên sẽ có nhiều hiệu quả hơn khi họ tiến hành bằng nỗ lực của họ để họ từ bi hơn.

"Bây giờ nhìn vào những cách phát triển từ bi khác nhau, tôi nghĩ rằng thấu cảm là một nhân tố quan trọng. Khả năng cảm nhận được nỗi đau khổ của người khác. Thực ra, theo truyền thống, một trong những kỹ thuật của Phật Giáo để tăng thêm lòng từ bi liên quan đến việc tưởng tượng tình trạng một chúng sanh đang đau khổ - chẳng hạn, giống như một con cừu sắp sửa bị người đồ tể giết. Và cố gắng tưởng tượng nỗi đau khổ mà con cừu phải chịu đựng vân vân...Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng một chút để ngẫm nghĩ, ngón tay lần chuỗi tràng hạt một cách lơ đãng. Ngài bình luận, "Tôi chợt nghĩ rằng khi tôi phải tiếp xúc với người rất hờ hững và lãnh đạm, thì loại kỹ thuật này không mấy hiệu quả. Dường như thể là bạn bảo người đồ tể làm việc tưởng tượng đó: người đồ tể quá chai sạn, quá quen với toàn bộ sự việc nên không có một tác động nào. Vậy nên, thí dụ, sẽ rất khó khăn giảng nghĩa và dùng kỹ thuật ấy với một số người Tây Phương quen thói đi săn hay đi câu cho vui, như một hình thức của tiêu khiển.."

"Trong trường hợp này", tôi đề nghị, "Có lẽ không phải là một kỹ thuật hiệu quả bảo khi bảo một người đi săn tưởng tượng sự đau khổ của con mồi, nhưng người ta có thể thức tỉnh những cảm tính từ bi bằng cách bảo người ấy mường tượng đến con chó săn yêu quý của anh ta bị sa vào bẫy và kêu la đau đớn..."

"Vâng đúng như vậy..." Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý, "Tôi nghĩ rằng tùy theo hoàn cảnh mà ta có thể thay đổi kỹ thuật. Chẳng hạn, người không có cảm tính mạnh mẽ về sự thấu cảm đối với loài vật, nhưng ít nhất cũng có phần nào đồng cảm với người thân trong gia đình hay bạn bè. Trong trường hợp này người ấy có thể mường tượng đến tình trạng người thân yêu đang đau khổ hay đang trong tình trạng bi thảm và tưởng tượng đến cách anh ấy hay chị ấy sẽ đối phó điều đó, phản ứng trước điều đó. Cho nên ta có thể cố gắng tăng thêm lòng từ bi bằng cách cố gắng đồng cảm với cảm nghĩ hay kinh nghiệm của người khác.

"Tôi nghĩ rằng thấu cảm không những quan trọng vì là một phương tiện để nâng cao lòng từ bi, mà tôi còn nghĩ rằng nói chung khi phải tiếp xúc với người khác ở bất cứ mức độ nào, nếu bạn gặp phải một số khó khăn, hết sức có ích là đặt mình vào địa vị người khác, và xem bạn sẽ phản ứng ra sao trong tình trạng ấy. Cho dù bạn không có kinh nghiệm thông thường về người khác hay có một lối sống khác biệt hẳn, bạn vẫn có thể làm được nhờ tưởng tượng. Bạn có thể cần đến một chút sáng tạo. Kỹ thuật này liên quan đến khả năng tạm thời không áp đặt quan điểm riêng tư của mình mà tốt hơn là nhìn từ cách nhìn của người khác để tưởng tượng rằng tình trạng này sẽ ra sao nếu mình ở trong tình cảnh của người đó, mình phải đối phó ra sao. Điều này giúp cho bạn phát triển sự tỉnh thức và tôn trọng cảm nghĩ của người khác, đó là một nhân tố quan trọng nhằm giảm thiểu mâu thuẫn và khó khăn với người khác.

Cuộc phỏng vấn của chúng tôi chiều nay rất ngắn ngủi. Tôi đã được bố trí vào chương trình công việc bận rộn của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào giấy phút cuối cùng và giống như một vài cuộc đàm thoại, nó xẩy ra muộn. Bên ngoài trời mặt trời bắt đầu lặn, căn phòng tranh tối tranh sáng, làm bức tường mầu vàng úa trở thành mầu hổ phách đậm, chiếu sáng những bức tượng Phật màu vàng quí giá trong phòng. Người thị giả của Ngài lặng lẽ bước vào phòng và ra hiệu cuộc gặp đã đến lúc chấm dứt. Hoàn thành cuộc thảo luận, tôi hỏi Ngài "Tôi biết chúng ta phải kết thúc, nhưng Ngài có lời khuyên nào khác hay phương pháp nào mà Ngài có thể sử dụng nhằm thiết lập sự đồng cảm với người khác không?" Những lời Ngài giảng trước đây cách đây mấy tháng còn vang vọng, với một sự bình dị hiền hòa, Ngài trả lời "Bất cứ lúc nào, tôi gặp ai, tôi bao giờ cũng tiếp cận với họ bằng lập trường của các sự việc căn bản nhất mà chúng ta đều có. Mỗi người chúng ta đều cùng có cấu tạo vật chất, tâm trí và cảm xúc. Tất cả chúng ta sanh ra cùng một cách, và chúng ta đều phải chết. Tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Nhìn vào những người khác từ quan điểm ấy chứ không phải là nhân mạnh vào những dị biệt phụ ví như thực tế tôi là người Tây Tạng hay khác mầu da, tôn giáo, hay bối cảnh văn hóa, cho phép tôi có cảm nghĩ đang gặp một người nào đó cũng giống như tôi. Tôi thấy rằng liên hệ với người khác trên bình diện ấy dễ dàng làm cho việc trao đổi và giao tiếp với nhau dễ hơn nhiều." Bằng điều đó, Ngài đứng dậy, mỉm cười, siết chặt tay tôi rất nhanh, và lui về nghỉ tối.

Buổi sáng hôm sau, chúng tôi tiếp tục cuộc thảo luận tại nhà Ngài.

"Tại Arizona, chúng ta nói đến nhiều về sự quan trọng của từ bi trong quan hệ con người, và ngày hôm qua chúng ta thảo luận về vai trò của thấu cảm để cải thiện khả năng quan hệ với người khác..."

"Phải", Đức Đạt Lai Lạt Ma gật đầu.

"Thưa Ngài ngoài điều đó ra Ngài có thể cho thêm phương pháp hay kỹ thuật đăc biệt nào không để giúp người ta tiếp xúc với người khác hiệu quả hơn không?

"Cũng như tôi có nói ngày hôm qua chẳng có cách nào mà bạn có thể tim thấy một hay hai kỹ thật đơn giản lại có thể giải quyết tất cả các vấn đề. Dầu rằng nói là như vậy, tuy nhiên tôi nghĩ có một số nhân tố khác có thể giúp tiếp xúc với người khác một cách khéo léo hơn. Trước tiên, hiểu và đánh giá đúng những thông tin cơ bản mà bạn tiếp xúc là rất hữu ích. Ngoài ra cởi mở và thành thật hơn nữa là những đức tính rất có ích khi tiếp xúc với người khác."

Tôi chờ đợi, nhưng Ngài không nói gì thêm nữa.

"Ngài có thể cho biết phương pháp nào khác để cải thiện mối quan hệ?

Đức Đạt Lai Lạt Ma nghĩ ngợi một lúc rồi nói: "Không", Ngài cười.

Tôi cảm thấy những lời khuyên ít ỏi ấy quá đơn giản và thực sự tầm thường. Tuy vậy khi điều đó dường như là tất cả những gì Ngài đã nói về đề tài cho đến lúc này, chúng tôi quay sang đề tài khác.

Buổi tối hôm ấy, tôi được bạn hữu mời đến ăn cơm chiều tại nhà một người bạn Tây Tạng tại Dharamsala. Bạn tôi sắp xếp buổi tối hôm đó thật sôi nổi. Bữa ăn thật tuyệt, nổi bật với sự bày biện thật sững sờ các món ăn đặc biệt, món ăn chính của Tây Tạng gọi là Mo Mos, một loại thịt hấp ngon. Khi bữa ăn vẫn còn kéo dài, cuộc chuyện trò trở nên náo nhiệt hơn. Chẳng mấy chốc, thực khách trao đổi những câu chuyện khó nghe về sự việc hết sức bối rối mà họ đã từng làm trong khi say. Một vài người khách được mời dự gồm có một cặp vợ chồng nổi tiếng đến từ Đức, người vợ là kiến trúc sư và người chồng, là nhà văn, tác giả một tá sách.

Thích sách, nên tôi đã tới gần tác giả và bắt chuyện. Tôi hỏi ông ta về việc viết văn của ông. Cấu trả lời của ông cộc lốc và chiếu lệ, ông không giữ lịch sự và lạnh lùng. Nghĩ rằng ông không thân thiện mà còn có tính trưởng giả học làm sang, tôi tức khắc không thích ông. Ít ra tôi đã cố gắng liên hệ với ông, tôi tự an ủi và hài lòng rằng ông chỉ là một người khó chịu và tôi quay sang trò chuyện với một vài người khách dễ thương hơn.

Ngày hôm sau, tôi tình cờ gập bạn tôi tại một quán cà phê trong làng, và trong lúc uống trà tôi kể lại những sự kiện tối hôm trước.

"... Tôi thực sự vui với tất cả mọi người ngoại trừ Rolf, nhà văn ấy ... hình như quá tự cao tự đại hay đại loại như vậy... không thân thiện" "Tôi biết ông ta mấy năm nay rồi" bạn tôi nói ".. Tôi biết ông ta hay như vậy, nhưng đúng là ông ta hơi nhút nhát, và hơi dè dặt lúc đầu. ông ta thực sự là một người tuyệt vời nếu ông biết ông ta..." Bạn tôi chưa thuyết phục được tôi. Bạn tôi tiếp tục thanh minh, "Cho dù ông ta là một nhà văn thành công, ông đã trải qua nhiều khó khăn trong đời ông. Rolf thực sự bị đau khổ rất nhiều. Gia đình ông bị đau khổ khủng khiếp dưới bàn tay của Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai. ông có hai người con mà ông hết sức tận tâm với chúng, lúc sinh ra bị chứng rối loạn di truyền ít thấy làm cho chúng tật nguyền rất sớm về thể xác và tinh thần. Và thay vì trở nên cay đắng hay sống một cuộc đời đọa đầy, trước những khó khăn như thế ông đã chìa tay giúp đỡ mọi người, bỏ nhiều năm tận tụy làm việc với những người tàn tật với tư cách một người tình nguyện. ông quả là một người đặc biệt nếu ông biết ông ta".

Hóa ra tôi lại gặp Rolf cùng vợ ông ta vào cuối tuần ấy tại một vùng đất nhỏ chạy dài dùng làm sân bay địa phương. Chúng tôi sẽ cùng đi trên chuyến bay đi Đề Li, nhưng chuyến bay này bị hủy bỏ. Phải mất mấy ngày nữa mới có chuyến bay khác., cho nên chúng tôi quyết định cùng nhau thuê một chiếc xe và đi Đề Li, một cuộc hành trình 10 tiếng mệt nhoài. Một ít tin tức về tiểu sử mà bạn tôi cho tôi biết đã thay đổi cảm nghĩ của tôi về Rolf, và trong cuộc hành trình dài đi Đề Li tôi cảm thấy cởi mở hơn. Kết quả là tôi đã nỗ lực đàm thoại với ông. Lúc đầu thái độ của ông vẫn như vậy. Nhưng chỉ một chút ông cởi mở và bền chí, tôi sớm khám phá ra đúng như lời bạn tôi nói, sự lạnh lùng của ông là do tính nhút nhát hơn là tính trưởng giả học làm sang. Chúng tôi nói chuyện huyên thiên khi xe chạy trên con đường bụi bậm oi bức của miền quê Bắc Ấn, càng đi sâu vào trò chuyện, ông càng chứng tỏ ông là một người ân cần, chân thật và là người bạn đồng hành đáng tin cậy

Khi đến Đề Li, tôi nhớ lại lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma là "hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản của một người" không phải là sơ đẳng và nông cạn như lúc đầu ta tưởng. Tuy, có lẽ nó tầm thường nhưng không đơn giản. Đôi khi nó là lời khuyên căn bản nhất và thẳng thắn nhất, loại mà ta hay gạt đi vì cho là ấu trĩ, nó có thể là phương tiện hữu hiệu nhất để thúc đẩy giao tiếp.

Mấy hôm sau tôi vẫn còn ở lại Đề Li, trên chặng đường hai ngày trước khi trở về nhà. Thay đổi từ cái yên tịnh của Dharamsala làm tôi khó chịu, và tôi ở trong tâm trạng bực bội. Ngoài việc vật lộn với cái nóng ngột ngạt, ô nhiễm, và đông người, vỉa hè nhung nhúc những loại thú ăn thịt ở thành thị dành cho Phố Xá Lừa Bịp. Đi bộ trên đường phố nóng như thiêu ở Đề Li, một Người Phương Tây, một Người Ngoại Quốc, một Mục tiêu, bị xúm lại bởi hàng nửa tá gái điếm mỗi đoạn đường, làm cho tôi cảm thấy như thể tôi là người xăm chữ Ngố trên trán. Quả là nản lòng Sáng hôm ấy, tôi đã rơi vào mưu đồ bất lương của hai kẻ bịp trên đường phố. Một đứa lấy sơn đỏ quẹt vào giầy tôi trong khi tôi không để ý. Đi xuống cuối đường, kẻ đồng lõa, một em bé đánh giầy giả bộ ngấy thơ, chỉ cho tôi biết giầy tôi dính sơn và đề nghị tôi cho nó đánh giầy với giá thường lệ. Nó khéo léo đánh giầy tôi xong trong vòng ít phút. Sau khi xong, nó thản nhiên đòi tôi một số tiền lớn - bằng số tiền lương hai tháng của nhiều người tại Đề Li. Khi tôi không chịu, nó khẳng định là giá mà nó đã đề nghị trước. Tôi phản đối, và thằng nhỏ bắt đầu kêu rống lên, làm một đám đông bấu đến chung quanh tôi, nó khóc lóc và nói tôi từ chối không trả tiền công cho nó. Vào cuối ngày đó, tôi được biết đó là một sự lùa bịp thông thường hay xẩy ra với nhừng du khách vô tình, sau khi đòi số tiền lớn, thằng bé đánh giầy cố ý làm om xòm để người đi đường xúm đông lại, với ý đồ tống tiền du khách bị bối rối và muốn tránh cảnh tượng này.

Chiều hôm ấy, tôi dùng bữa cùng với một bạn đồng sự tại khách sạn. Tôi đã quên hẳn những chuyện xẩy ra sáng nay khi bà hỏi tôi về hàng loạt cuộc phỏng vấn gần đây của tôi với Đức Đạt Lạt Ma. Chúng tôi mải mê bàn luận những khái niệm của Đức Đạt Lạt Ma về sự thấu cảm và tầm quan trọng của việc đặt mình vào cách nhìn của người khác. Sau khi dùng bữa, chúng tôi nhẩy lên một xe taxi đi thăm một số bạn bè chung của chúng tôi. Khi xe bắt đầu đi, những ý nghĩ của tôi lại quay về vụ đánh giầy bịp bợm sáng nay, và khi những hình ảnh tăm tối hiện trong tâm tôi, đột nhiên tôi nhìn vào đồng hồ tính tiền của xe.

"Ngưng lại Taxi! Ngưng lại" Tôi la lên. Bạn tôi giật nảy mình vì sự bộc phát thình lình. Người tài xế giận dữ nhìn tôi qua kính chiếu hậu. nhưng vẫn cho xe chạy.

"Đậu lại đi" tôi yêu cầu, giọng nói của tôi run lên để lộ vẻ kích động. Bạn tôi hình như sửng sốt. Xe ngừng. Tôi chỉ vào đồng hồ tính tiền, giận dữ chém tay vào không khí: "Ông không chỉnh lại đồng hồ. Hơn 20 đồng trên đồng hồ khi bắt đầu đi"

"Xin lỗi Ngài" Người tài xế nói bằng một giọng buồn nản lạnh lùng càng làm tôi tức điên lên, "Tôi quên không vặn lại...Tôi sẽ bắt đầu lại"

"Ông không vặn lại gì cả" Tôi bốp chát: "Tôi chán ngấy các người đang cố gắng làm tăng tiền xe, chạy vòng vòng, hay làm bất cứ cái gì có thể làm được để đánh lừa người ta... Tôi thật chán ngấy". Tôi lắp bắp và nổi đóa với một xúc cảm ra vẻ cao đạo. Trông bạn tôi có vẻ bối rối. Người tài xế chằm chằm nhìn tôi với cùng cái vẻ thách thức thường thấy ở những con bò linh thiêng đi lang thang giữa đường phố Đề Li tấp nập này, chúng ngưng lại như có ý định nổi loạn để cản trở giao thông. Anh ta nhìn tôi cứ như thể là cơn giận của tôi chỉ là mệt nhọc và buồn bực. Tôi ném vài ru pi vào ghế trước và không bình luận gì thêm nữa, mở cửa xe cho bạn tôi xuống xe ra ngoài. Chỉ vài phút sau, chúng tôi lại gọi một taxi khác và chúng tôi lên xe tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng tôi không thể bỏ qua. Khi chúng tôi đi qua các dẫy phố tại Đề Li, tôi tiếp tục phàn nàn là làm sao mà "ai" tại Đề Li này cũng lừa đảo du khách, chúng tôi chẳng là gì cả mà chỉ là con mồi. Người bạn đồng sự của tôi lặng lẽ nghe khi tôi huênh hoang và nói say sưa. Cuối cùng bà nói "Được, hai mươi Ru Pi chỉ khoảng 25 xu (tiền Mỹ). Tại sao phải nổi giận chứ?" Tôi sôi lên với sự phẫn nộ đạo đức giả. "Nhưng đó là nguyên tắc đáng quan tâm " Tôi tuyên bố: "Tôi không hiểu sao mà bà lại có thể bình tĩnh trước toàn bộ sự việc này khi lúc nào nó cũng xẩy ra. Bà không thấy khó chịu sao?"

"Được, bà nói chậm rãi," Khó chịu một phút thôi, nhưng tôi bắt đầu nghĩ tới những gì chúng ta nói chuyện trong bữa ăn trưa, về Đức Đạt Lai Lạt Ma nói đến tầm quan trọng khi nhìn nhận vấn đề bằng cách nhìn của người khác. Khi bạn nóng giận thì tôi cố gắng nghĩ về những gì tôi có thể cũng giống như người tài xế taxi Cả hai chúng tôi đều muốn ăn ngon, ngủ ngon, cảm thấy dễ chịu, được yêu mến vân vân... Rồi tôi cố gắng tôi tưởng tượng chính mình là người tài xế taxi, tôi ngồi suốt ngày trong chiếc xe ngột ngạt không máy lạnh, có thể tôi cáu kỉnh và ganh ghét với người ngoại quốc giàu có... và cách tốt nhất mà tôi có thể nghĩ tới là cố gắng làm cho sự việc "công bình", để được hạnh phúc là tìm cách lừa gạt để lấy tiền. Nhưng vấn đề là, dù cho nó thành công, bóp nặn được vài Ru Pi của du khách vô tình, tôi không thể tưởng tượng nổi ngưới ta lại thỏa mãn với cách đó để được hạnh phúc hơn hay một cuộc sống vừa ý hơn .. Dù sao, tôi càng nghĩ mình là người tài xế taxi, tôi càng bớt giận anh ta. Cuộc sống anh ta có vẻ buồn buồn ..có nghĩa là, tôi vẫn không đồng ý về điều anh ta đã làm, và chúng ta có quyền ra khỏi xe, nhưng đúng là tôi không thể nổi giận đến mức ghét anh ta về chuyện đó..."

Tôi im lặng. Giật mình, thực ra tôi chưa hấp thụ được bao nhiêu từ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lúc này, tôi bắt đầu hiểu giá trị thực tiễn trong lời khuyên của Ngài, như "hiểu biết tiểu sử người khác", và đương nhiên, tôi đã tìm được sự mẫu mực về cách thực hiện những nguyên tắc này trong cuộc đời của Ngài đang truyền cảm hứng. Nhưng khi tôi nghĩ lại về hàng loạt cuộc thảo luận với Ngài, bắt đầu từ Arizona, và bây giờ tiếp tục tại Ấn Độ, tôi nhận ra rằng ngay từ lúc đầu, những cuộc phỏng vấn của chúng tôi có vẻ có không khí bệnh viện, như thể tôi hỏi Ngài về khoa giải phẫu, ở trong trường hợp này, đó là khoa giải phẫu tâm trí và tinh thần của con người. Tuy nhiên cho đến lúc này, không biết làm sao mà tôi vẫn chưa nẩy ra ý áp dụng đầy đủ tư tưởng của Ngài vào đời sống của tôi, ít ra không phải là lúc này - Tôi luôn có một ý định mơ hồ sẽ cố gắng thực hiện những khái niệm của Ngài trong đời tôi ở một lúc nào đó trong tương lai, có lẽ khi tôi có nhiều thì giờ hơn.

*trích từ sách Nghệ Thuật Tạo Hạnh Phúc

http://nghethuatphatgiao.com

Âm lịch

Ảnh đẹp