Cơn giận làm cho tôi run lên, phải
phóng xe theo để mà trả đũa. Xin hỏi rằng trong trường
hợp đó, dù tâm tôi có muốn yên nhưng thân tôi phát run lên
rồi, làm sao mà kiềm chế được?
Thưa
quý
thính giả,
Theo
quan điểm của nhà Phật thì, sở dĩ mỗi người trong chúng
ta có tâm tính khác nhau, đời sống sướng khổ khác nhau,
đều là do ảnh hưởng từ nghiệp nhân của quá khứ cộng
với môi trường sống trong hiện tại, gọi là nhân và duyên.
Tuy vậy, nhà Phật cho là nhân và duyên cũng như tất cả mọi
sự việc trong thế giới tương đối này, đều vô thường,
không cố định, có thể học tập để chuyển hóa, hoặc
tu tập đạt được tâm vô ngã, tức là liễu đạo, thì như
lời thiền sư Huyền Giác nói : "Liễu tức nghiệp chướng
bổn lai không”, nghĩa là “giác ngộ rồi, ngộ được
Tánh Không rồi, thì nghiệp chướng từ xưa đến nay đều
là không”. Người giác ngộ nhìn tất cả mọi sự trên thế
gian đều chỉ còn là giấc mộng đêm qua, không có gì là
thật nữa.
Tuy
nhiên, dù chưa liễu đạo, chưa thể “nghiệp chướng bổn
lai không”, nhưng mỗi người đều vẫn có thể tu tâm dưỡng
tính để thay đổi dần dần hoàn cảnh sống và chuyển hóa
nhân quả từ xấu trở nên tốt. Sự học tập để sửa đổi
tâm tính này thì không riêng gì nhà Phật, mà các trường
học của thế gian đều có thực hành trong các môn học về
luân lý, đạo đức và tâm lý. Cho nên, muốn có được
thói quen bình tĩnh, chúng ta cũng cần phải thực tập.
Giáo
lý nhà Phật là tổng kết những kinh nghiệm thực tế mà
đức Phật và các bậc hiền nhân đã kinh qua, đã thực nghiệm,
viết lại để thuyết phục Phật tử dấn bước trên con
đường thực tập. Giáo lý không thể thay thế sự thực tập.
Các khoa học gia sáng tạo phần lý thuyết về các công trình
khoa học, thí dụ cách làm cho con người có thể bước trên
mặt trăng, vân vân.... Có phần lý thuyết rồi, nhưng cũng
phải đem rất nhiều công sức để thực hiện chiếc phi thuyền,
thí nghiệm từng chi tiết về sự sống trong không gian vân
vân ..., từ năm này qua năm khác, cuối cùng mới tới ngày
lý thuyết thành hiện thực, loài người bước được trên
mặt trăng.
Học
tập phần lý thuyết suông thôi thì không thể hoàn toàn chuyển
hóa được tâm. Vì thế, nhà Phật có nhiều pháp môn tu phối
hợp cả tâm cùng với thân, để đạt được thành quả toàn
diện.
Đạo
Phật không phải là một tín ngưỡng chỉ cần có niềm tin
xuông, lại càng không phải là một tôn giáo trông cậy vào
thần quyền, mà là một phương pháp luyện tâm, với quan điểm
“nhất thiết duy tâm tạo”, và “tâm bình thì thế giới
bình”. Hiểu được lý thuyết rồi thì phải thực hành,
mới có thể chuyển hóa được tâm, để đạt tới cảnh
giới “tâm bình thì thế giới bình”.
Đức
Phật đã dạy rằng: “Kinh sách như là ngón tay chỉ
mặt trăng, kinh sách không phải là mặt trăng”. Kinh
sách, hay những bài Phật pháp trong sách báo, hoặc phát thanh
đều chỉ có nhiệm vụ trình bày mục tiêu của đạo Phật
về sự tu hành để giải thoát tâm ra khỏi những ràng buộc,
đau khổ, từ từng phần cho tới khi Giác Ngộ, giải thoát
hoàn toàn, như đức Phật.
Từ
sự giác ngộ của đức Phật và các hiền giả về “nhất
thiết duy tâm tạo”, “tâm tạo thiên đường và địa ngục”
và “tâm bình thì thế giới bình”, vân vân, chúng ta có
được những lý thuyết về sự chuyển hóa tâm, để thay
đổi hoàn cảnh, môi trường sống về mặt tinh thần, từ
đó dòng nghiệp thăng hoa, tạo nhân tốt hưởng quả tốt,
quan hệ nhân quả chuyển qua hướng tốt, mỗi người đều
tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo, giác ngộ giải thoát.
Trên
con đường thực hành, dù chưa tới được đích cuối cùng
là Toàn Giác như Phật (nghĩa là hoàn toàn giác ngộ), nhưng
cứ mỗi bước thực tập thì tâm hành giả chuyển một
bước. Cũng như võ sĩ tập luyện cơ thể, không phải
một sớm một chiều mà đã có thân hình tuyệt mỹ hoặc
sức khỏe bạt núi xẻ sông, nhưng mỗi ngày tập, là cơ thể
lại khỏe thêm một chút.
Trong
số các phương pháp chuyển tâm của nhà Phật, hành
thiền là con đường đức Phật và các đệ tử đã thực
tập, đã thành công, đã giác ngộ giải thoát và đã dậy
lại cho đời sau, tại các trường thiền khắp nơi trên thế
giới. Ngoại trừ mục tiêu cốt tủy là tu thiền để được
giác ngộ, giải thoát, nó còn là một trong những pháp
luyện tâm hữu hiệu nhất, để sống vui, sống khỏe,
về cả thể xác lẫn tâm hồn
Nhân
đây, chúng tôi xin kính gửi đến quý thính giả một bài
pháp của thiền sư Soyen Shaku, trích dịch từ cuốn Zen
for Americans, do học trò của ông là Daisetz Teitaro Suzuki
dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh.
Thiền
sư Soyen Shaku là viện trưởng hai thiền viện Engaka-Ji
và Kencho-Ji, tỉnh Kamakura, nước Nhật. Vào cuối thế kỷ
thứ 19, năm 1893, thiền sư đã đến nước Mỹ và thuyết
trình về Thiền của Phật giáo trong Hội Nghị các Tôn Giáo
tại Chicago. Đầu mùa Xuân năm 1905, thiền sư trở lại nước
Mỹ và ở lại cho đến tháng Tư năm 1906 mới rời nước
Mỹ để qua Âu Châu thuyết giảng.
Trong
thời gian trên một năm trời lưu ngụ tại Mỹ, thiền sư
Soyen Shaku thể theo lời mời của các bằng hữu, đã giảng
rất nhiều thời pháp. Thiền sư nói bằng tiếng Nhật, được
thông ngôn qua tiếng Anh, chủ yếu là giới thiệu kinh Tứ
Thập Nhị Chương và đại cương về giáo lý nhà Phật, tại
nhiều địa danh, thí dụ San Francisco, Los Angeles, Sacramento,
Fresno, San Jose, Oakland, Washington, New York, Philadelphia, Boston và
nhiều nơi khác nữa trong nước Mỹ. Kinh Tứ Thập Nhị Chương
là kinh căn bản trong kho tàng kinh điển Phật giáo.
Cuối
thế kỷ thứ 19 là thời gian các phương tiện truyền thông
còn thô sơ, eo hẹp, sự tận tụy của ông đã đi khắp nơi
để hoằng truyền Tuệ Đăng và giải tỏa những sự hiểu
lầm đạo Phật của người Tây Phương tại Mỹ Châu và Âu
Châu, đã làm thay đổi nhãn quan của nhiều người. Thuyết
giảng tại bất cứ nơi nào, ông cũng đều được thính chúng
nồng nhiệt tán thưởng.
Sau
này, những bài giảng của ông được tiến sĩ Daisetz Teitaro
Suzuki, người đệ tử mà cũng như ông, đã tận tụy đem
đạo Phật từ Đông Phương trải dài qua Tây Phương dịch
sang tiếng Anh. Cả hai thày trò đều coi Đông Phương và Tây
Phương cùng là nhà của mình.
Sau
đây là lời giảng của thiền sư Soyen Shaku:
...
“ ...Phật giáo không phải là một hệ thống siêu hình học,
mà là một tôn giáo chú trọng thực hành hơn bất cứ điều
gì khác. Đạo Phật dạy người hành giả tu tập để đạt
được sự thể hiện tâm giác ngộ trong khi triết gia và lý
thuyết gia thì chỉ phỏng đoán các sự kiện và rồi đưa
ra những lời diễn dịch nào mà họ cảm thấy vừa ý hoặc
đủ sức hấp dẫn để thuyết phục mọi người mà thôi.
Người
ta thường lên án đạo Phật là thụ động, yếm thế, thiếu
tính cách thúc đẩy như những tôn giáo khác. Và sự lạc
hậu của các nước châu Á trên đà tiến nói chung của nhân
loại, đôi khi bị người ta quy lỗi rằng do các nước này
ảnh hưởng đạo Phật. Dầu sao, trước sự hiểu lầm sâu
xa như thế, với một vài lời nói ở đây, tôi cũng không
thể làm sáng tỏ vấn đề được.
Tuy
nhiên, tôi có thể nói vắn tắt rằng, nếu có chút tính cách
thụ động nào trong nền văn hóa Đông Phương, thì cũng chỉ
là sự độ lượng, thờ ơ, lãnh đạm hoặc tự chế. Điều
đó không phát nguồn từ đạo Phật mà là cá tính của người
Đông Phương. Đạo Phật dạy người ta phải nỗ lực quán
chiếu nội tâm trong tĩnh lặng, liên tục không ngưng nghỉ,
để hóa giải vô minh và giác ngộ Chân Lý. Chúng ta đã thấy
có biết bao nhiêu tấm gương đáng chiêm ngưỡng về sự minh
triết được biểu lộ trong đời sống của các Phật tử.
Lịch
sử đạo Phật đã chứng minh rằng, trong công cuộc truyền
bá suối nguồn tư tưởng cao thượng đi khắp nơi, Phật giáo
đã hoàn toàn tránh được sự tàn bạo và đổ máu. Nền
đạo đức Phật giáo không phải là thụ động hoặc tiêu
cực, chỉ vắng mặt các thói kiêu ngạo, hiếu chiến, tàn
nhẫn, hẹp hòi và cuồng tín, trừ khi sự vắng mắt những
tật xấu này, lại bị gọi là thụ động hoặc tiêu cực
mà thôi.
Để
trở thành Phật tử đúng nghĩa, trước nhất người ta phải
giữ đạo đức để không phạm vào các Giới cấm mà đức
Phật chế ra và đã được ứng dụng khắp nơi. Người Phật
tử còn phải tích cực thực hành phương pháp quán chiếu
nội tâm trong tĩnh lặng, để thấu triệt sự vận hành của
tâm ý thức, ngõ hầu chuyển hóa nó. Đó là tu tập Thiền
Định. Sự tu tập này sẽ trở thành thói quen, cho đến khi
tâm trở nên thanh tịnh, Tuệ Giác bừng sáng, nhà Phật gọi
là trực ngộ. Con đường tu hành của nhà Phật, gồm Giới,
Định, và Tuệ, như là cái đỉnh ba chân, không thể thiếu
chân nào.
Tu
tập thiền quán sẽ đưa tâm vào trạng thái lặng lẽ, điều
hòa tâm cho quân bằng, luyện thói quen sống tỉnh thức trong
giây phút hiện tại, chú tâm vào những vấn đề đang xảy
ra trong sự hồn nhiên. Hành trì thiền quán chẳng mất gì
cả, mà lại đem đến cho người ta điều lợi rất lớn,
là sẽ có được thói quen bình tĩnh, ôn hòa”.
Trên
đây là lời dạy của thiền sư Soyen Shaku.
Thưa
quý vị,
Trong
chiều dài của lịch sử giảng dạy Phật pháp, ngoài những
pháp Thiền do đức Phật đích thân trao truyền, như Thiền
Tứ Niệm Xứ, Thiền Như Lai ... vân vân..., chư Tổ Sư
đã sáng tác thêm những pháp môn phương tiện để phù hợp
với căn cơ của chúng sinh đương thời, thí dụ Thiền Lâm
Tế, Thiền Tào Động, Thiền Khán Thoại Đầu, Thiền Chỉ
Quán ... vân vân .... Hoặc có những pháp tu tính chất
cũng như tu Thiền, nhưng dùng tên khác, thí dụ Niệm Phật
Tam Muội, Niệm Phật Thật Tướng, vân vân....
Đạo
Phật dạy rằng “Trong một cái búng tay, đã có hàng
ngàn mảnh nhỏ của ý hiện lên trong tâm, liên kết nhau di
chuyển rất nhanh thành một niệm tưởng, và niệm này dứt
mới có niệm khác hiện ra được, không thể hai niệm cùng
song song hiện lên trong tâm được. Cũng vì tâm con người
ta không thể chứa hai ý chập vào nhau, cho nên mới có thể
tu hành”.
Tâm
con người luôn luôn có một ý nghĩ nào đó, không thể trống
rỗng, cũng như cái hố dưới trời mưa, lúc nào cũng có nước.
Dù là một người rất đơn thuần, tâm vẫn luôn luôn có
ý niệm trôi chảy. Điều này quý thính giả có thể thí nghiệm.
Vì
tâm con người ta lúc nào cũng phải có ý niệm trôi chảy,
cho nên trong các môn phái chuyển tâm, có cách “dùng một
niệm dẹp vạn niệm”, đó là pháp môn Niệm danh hiệu Phật.
Có câu “Niệm Phật thì không niệm chúng sinh”, tâm người
niệm Phật đã bị câu Phật hiệu chấn ngự, cho nên những
ý tưởng linh tinh không nhào vào được, cũng như cái hố
trống thì nước ùa vào, nay dùng cái gì đó để lấp lại
thì nước sẽ không thể lọt vào được.
Luyện
tâm cách này là một trong các pháp môn phương tiện dễ ứng
dụng, bất cứ đi đứng nằm ngồi đều thực tập được,
cứ “niệm Phật thì sẽ không niệm chúng sinh”, “niệm
chúng sinh” là những tạp niệm tính toán tham sân si,
lúc nào cũng sẵn sàng ùa vào tâm. Ngay lúc thấy tâm mình
rối beng đủ thứ suy nghĩ, hãy dùng ngay câu Phật hiệu, thí
dụ Nam mô A Di Đà Phật, hoặc chỉ cần A Di Đà Phật cũng
đủ, để chuyển nhiều niệm linh tinh thành một câu niệm
Phật, sẽ chấm dứt được cơn giận đang bốc lên do tính
chất của vọng tâm là suy diễn, càng nghĩ càng tức.
Trong
trường hợp vị thính giả nêu câu hỏi, ứng dụng pháp
môn phương tiện này, thì sẽ chuyển hóa được cơn giận.
Nếu không bị cơn giận bùng lên đi đến chỗ xảy ra xung
đột, thì có thể tránh được biết bao nhiêu hậu quả gây
phiền não. Điều này quý thính giả có thể thí nghiệm.
Ban
Biên Tập TVHS