12/01/2011 08:35 (GMT+7)
Số lượt xem: 4712
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Văn hóa Mật Tông, một bộ phận hạt nhân vô cùng sán lạn độc đáo và không kém phần quan trọng trong nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng, cũng là một loại hình văn hóa tôn giáo áo diệu, đầy sức hấp dẫn của xã hội hiện nay.


Nó không chỉ có bối cảnh lịch sử văn hóa được lưu truyền lâu đời, mà còn có những áo nghĩa thâm sâu, giàu sức lôi cuốn quần chúng thực tiễn bước vào tu trì những pháp môn của Phật giáo. Để giới thiệu tổng quan về hình thái văn hóa độc lập riêng biệt với các nền văn hóa khác của văn hóa Phật giáo Mật Tông Tây Tạng, trước tiên xin giới thiệu vài nét về lịch sử Mật Tông Tây Tạng.

Phật giáo truyền vào Tây Tạng được gọi là Phật giáo Tây Tạng, ngoài những nhân tố ngoại tại như mốc lịch sử, con đường truyền vào, tông phái cho đến hoàn cảnh địa lý, bối cảnh văn hóa cũng như ngôn ngữ văn tự v.v.. ra, còn có những nhân tố nội tại mang tầm vốc quan trọng hơn, đó là văn hóa Mật Tông thuộc vào địa vị chủ chốt trong nền tảng Phật giáo Tây Tạng.

Vào thế kỷ thứ 7(AD) được xem là mốc thời gian Phật giáo truyền vào đất Tây Tạng, là khi Phật giáo Ấn Độ đã phát triển đến giai đoạn Mật Tông bắt đầu thịnh hành. Do vậy, Phật giáo khi truyền qua trên đất Tây Tạng thì mang đậm màu sắc Mật Tông của Phật giáo Ấn Độ thời hậu kỳ. Điều đáng chú ý là trong toàn quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Tây Tạng, có hai vị đại sư từ nước ngoài vào, họ đã đống góp và có địa vị vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nên Mật tông của Phật giáo Tây Tạng. Đó là Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) thuộc Tiền hoằng kỳ, và Atisa (A-để-hiệp) thuộc Hậu hoằng kỳ. Padmasambhava trước lúc đến Tây Tạng, từng là một vị học Tăng chuyên về Mật tông của trường đại học Nālandā thuộc Ấn độ, tư tưởng Phật giáo mà ông đeo đuổi là hệ thống tư tưởng Trung Quán của Nagajuna, một trong hai dòng tư tưởng chủ lưu của Phật giáo Ấn Độ thời bấy giờ, đồng thời ông lại tinh thông về Mật chú, uyên bác về nghi lễ. Giữa thế kỷ thứ 8 (AD), Padmasambhava được nhà vua Khri-srong lDe-btsan (Xích-tùng Đức-tán) cung thỉnh đến Stod-bod, ông dùng chú thuật Mật tông để triển khai việc đấu pháp thuật với những vị thuộc đạo Bon của Tây Tạng, đấu pháp diễn ra rất kịch liệt, và cuối cùng ông hàng phục được họ. Có thể nói, Padmasambhava lấy pháp thuật mật Tông Phật giáo để làm sức mạnh của vũ khí, ông đã mở toang cánh cửa truyền thống văn hóa (Đạo Bon) của Tây Tạng. Đấy cũng vì muốn cho Phật giáo đứng vững trên nền trời Tây Tạng mà ông đã khổ cực và mất rất nhiều công lao, đặc biệt là tư tưởng Mật tông hậu kỳ của Phật giáo Ấn Độ đã nhanh chống và thuận lợi dời đến trồng trên đất Tây Tạng, đồng thời đã tạo ra sự ảnh hưởng vô cùng sâu đậm đối với Mật tông của Phật giáo Tây Tạng sau này. Tôn giả Atisa trước lúc đến Tây Tạng, ông từng chuyên trách về Mật tông và trụ trì chùa Siêu Giới và đại học Nālandām, là một vị danh Tăng Ấn Độ có đức cao vọng trọng, danh vang khắp trong giới Mật tông Phật giáo. Năm 1042 ông được nhà vua Tây Tạng cung thỉnh đến Tây Tạng, và cũng bắt đầu cho công việc chỉnh đốn lại những lề lối của Phật giáo Tây Tạng, như quy định tu hành theo thứ lớp, trang nghiêm nghi chấp của Mật tông v.v.. Bởi chính bản than Atisa thông hiểu một cách sâu sắc về cả hai phương diện Mật và Hiển, ông rất được giới Phật giáo Tây Tạng kính trọng và tin thuận lúc bấy giờ, cũng từ đó ông đã chấn hưng lại địa vị chính thống của Phật giáo Mật tông. Ông đã cống hiến cho việc chấn hưng và sự phát triển của Phật giáo Mật tông Tây Tạng thời “Hậu hoằng kỳ”, cho nên người đời sau thường tôn ông là một vị “trung hưng” của Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Qua sự nổ lực tột bậc của hai tôn giả Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) và Atisa (A-để-hiệp), cuối cùng Mật tông đã chiếm cứ địa vị nổi bật nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử của Phật giáo Tây Tạng.

Sở dĩ văn hóa Phật giáo Mật tông Tây Tạng đạt đến chỗ thâm sâu tột bậc như thế, ngoài nguồn gốc lâu dài của bối cảnh lịch sử văn hóa ra, các bậc cao Tăng đại đức của Tây Tạng đã không ngừng dày công lao khổ vượt qua những gian nan để mang lại cho Mật tông những sáng tạo mới, đó cũng là một trong những nguyên do. Vì thế có thể nói rằng, văn hóa Phật giáo Mật tông Tây Tạng là một thành quả vô cùng to lớn của quá trình người dân Tây Tạng tiếp nhận Mật tông của Phật giáo Đại thừa từ Ấn độ truyền vào, để rồi trên chốn cao nguyên tuyết lãnh ấy không ngừng dốc lết tâm sức vun bồi mà có được. Thêm nữa, văn hóa Phật giáo Tây Tạng là do các bậc cao Tăng đại đức đã lợi dụng những hang động có ánh dương quang sung mãn chói lọi của vùng núi tuyết tịch tĩnh v.v.. những điều kiện tự nhiên bên ngoài vô cùng ưu việt và tú lệ, dựa vào công lực lý luận thâm hậu và tinh thần vô ngã chấp, trải qua trường kỳ rèn luyện sức mạng của thân thể và trau dồi lý luận mà đạt được thành tựu văn hóa hoặc những công phu tôn giáo vô cùng to lớn ấy. Những bậc cao Tăng đại đức của Tây Tạng như đại sư Du già Milarepa, Drogmi Shakya Yeshe, Longchen Rapjam v.v.. chính là những nhân vật đại biểu trong việc phát dương quang đại của nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Trên thực tế, văn hóa Phật giáo Mật tông Tây Tạng là một phương pháp tu trì rất đặc biệt và uyên áo, đã đề ra một thứ tôn giáo trí tuệ mà kết quả là đưa nhân loại tiến đến tinh thần vô ngã. Thông thường người ta cho rằng, sự thành tựu của văn hóa Phật giáo Mật tông Tây Tạng là tôn giáo hiện thực của trí tuệ. Tuy nhiên, để đạt được tôn giáo trí tuệ này là một quá trình thần bí, thậm chí phải dùng tâm ý đển thể hội chứ không phải thông qua bước ngôn ngữ văn tự, nhưng một khi đã thấu rõ được mặt thật xưa nay rồi thì người ta lại nhận thấy văn hóa mật giáo Tây Tạng vốn là một thứ nhân học (con người học), nó không chỉ có tác dụng xem tâm lý đời sống của con người như trong lòng bàn tay, mà còn đi sâu vào nghiên cứu kết cấu sinh lý của con người; nó còn là một thứ nghệ thuật của sự tồn tại của nhân loại từ thực tiển hiện thực thể nghiệm ra. Đồng thời, chúng ta cần phải hiểu biết về văn hóa mật giáo của Phật giáo Tây Tạng không chỉ vỏn vẹn là một thứ văn hóa tôn giáo thần bí chú trọng về thực tiển, mà còn nguyên cả một hệ thống lý luận vô cùng sâu xa và rộng lớn. Dùng lý luận để đi vào thực tiển, tất cả thực tiển được nêu ra đều nhất nhất phải tuân thủ quy tắc lý luận, nếu không như thế thì không thể thành tựu được, đây là tông chỉ của Mật giáo của Phật giáo Tây Tạng. Tóm lại, văn hóa Phật giáo mật tông Tây Tạng là một thứ tôn giáo trí tuệ của cuộc sống, đậm màu thoát tục, tự nhiên, độc lập của nhân loại.

Như trên đã trình bày, văn hóa tôn giáo của dân tộc Tây Tạng đã theo đà diễn tiến của lịch sử, sau nhiều lần biến đổi cải cách phát triển mới dần dần có được công năng và kết cấu độc lập tồn tại. Thí như tôn giáo văn hóa của dân tộc Tây Tạng cuối cùng cũng chọn Phật giáo làm chủ lưu, và có sự ảnh hưởng vô cùng sâu đậm đặc biệt là đối với lãnh vực văn hóa tinh thần, như quan niệm tư tưởng cho đến thái độ nhân sanh v.v.. của người dân. Đến nay văn hóa Phật giáo Tây Tạng đã nghiễm nhiên trở thành nền văn hóa tôn giáo độc nhất và đặc sắc nhất, một nền văn hóa đã thành thể hệ rất hưng vượng của địa vực cao nguyên tuyết lãnh Tây Tạng.

Cuốn sách này đại đa sốn căn cứ vào tư liệu của Tạng Văn, đồng thời lợi dụng những thành quả nghiên cứu từ xưa đến nay đã được công bố, chỉ luận thuật hệ thống so sánh nguồn lịch sử, kết cấu lý luận, từng bước thực tiển cho đến những nét đặc sắc nhất mà có sự hấp dẫn khiến thế giới phải để mắt của văn hóa Phật giáo Mật tông Tây Tạng nằm trong nền văn hóa tôn giáo Tây Tạng. Đặc biệt là đối với những bộ phận nồng cốt nhất và áo diệu nhất trong nền văn hóa mật tông. Thí dụ Kim Cang Đại Pháp của Mật tông cấp 4, phương pháp tu trì bí mật của “tam vị nhất thể”, phương pháp “nhân Phật hợp nhất” v.v.. trong Mật giáo.

Phật giáo Mật tông của Tây Tạng được phân chia thành nhiều tông phái, tên gọi của các pháp môn tu trì cũng khá đặc biệt khác thường, do đó cuốn sách này giới thiệu một cách kỷ càng và rõ ràng từ lý luận sâu xa đến cụ thể thực tiển một số pháp môn của các tông phái mà có sự ảnh hưởng lớn lao, không kém phần tối trọng yếu và làm đại biểu nổi bật như các pháp tu trì bí mật: “Đại viên mãn” của phái Ningmapa; pháp “Đại thủ ấn” của phái Kagyupa; pháp “Đạo quả ” của phái Sakyapa; pháp “Tam sĩ đạo” của phái Kadampa; pháp “Văn mộ Du già ” của phái Shibyedpa; pháp “Lục chi Du già” của phái Jonangpa; pháp “Hiển Mật quán thông” của phái Dgelugspa v.v…

Cuốn sách này đề cập đến sự phong phú và đa dạng của Phật giáo Mật tông, hàm chứa sâu xa về giáo quy và lễ nghi, cho đến các phương diện nghệ thuật, văn hóa, trí tuệ vượt qua mức tầm thường. Cuối cùng là phân tích lý giải một số tín ngưỡng đặc thù của dân tộc Tây Tạng mà đặc biệt là đối với mối quan hệ bất phân giữa Phật giáo Mật Tông Tây Tạng với người dân ở đây.

Tóm lại, cuốn sách này là sự dốc sức, bằng hết khả năng để trình bày khái quát toàn diện ngọn nguồn văn hóa Phật giáo Mật tông Tây Tạng; phân tích từ sự lý luận thâm áo đến thực tiển trí tuệ được hàm chứa trong nền văn hóa Mật giáo Tây Tạng; giới thiệu chi li về sự tinh thâm trong từng phương pháp tu trì bí mật của các phái Mật tông. Cuốn sách này, người viết đã nghiêm khắc trên phương diện nghiên cứu để viết thành một cuốn mang tính học thuật, tính tri thức, và trở thành một tác tác phẩm chuyên về văn hóa Mật tông của Phật giáo Tây Tạng.

Thích Định Quang (dịch)

Nguồn: daitangkinh.vn

Âm lịch

Ảnh đẹp