PHẦN GIỚI THIỆU
Trong nội dung của tham luận này, tôi xin điểm qua triết lý cơ bản mà mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của Liên Hiệp Quốc đề ra trong ngữ cảnh Phật Giáo Nguyên Thủy. Tôi xem xét Nghiệp quả (P. kamma; S. karma) như một phạm trù đạo đức được xác định và thể hiện dưới ánh sáng của kinh điển Phật Giáo thuộc hệ Pàli, cũng như từ góc độ cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu trong thời hiện đại.
Nghiệp báo có nhiều ý nghĩa phức tạp trong Phật giáo nguyên thủ và là một trong những khái niệm mà một số người hay hiểu sai lầm. Một ý nghĩa ban đầu của Nghiệp là hành động, chứ không phải là hậu quả hoặc là sản phẩm của hành động như sau này được xác định. Làm thế nào một hành động trở thành liên quan đến hậu quả? Thông qua những nhận thức và phân tích các hành động như là một phần của quan hệ nhân quả trong mối tương quan lệ thuộc lẫn nhau thay vì như những sự kiện đặc biệt có tính cách rời rạc. Những mối quan hệ nhân quả này nó có bốn đặc điểm: (1) Sự tương quan về nhân và quả, (2) Các yếu tố quyết định liên quan đến quan hệ nhân quả của cuộc sống, (3) Sự tương tác có chủ tâm, (4) Đạo đức. Nó được viết: “Tôi là chủ sở hữu của hành động (kamma)của tôi, người thừa tự hành động của tôi, sinh ra những hành động của chính tôi,liên hệ
thông qua những hành động của tôi và có những hành động như người phân
xử của chính mình. Bất cứ điều gì tôi làm, dù thiện hay ác, tôi sẽ là
người thừa tự nghiệp thiện hay ác đó.” Vì Đức Phật phủ định mọi “đầu cơ” về đạo đức và thực hành thiền định, nghiệp quả (kamma) không phải là một lời xác nhận có tính chất siêu hình về thế giới. Đó là một yêu cầu đạo đức đòi hỏi những thực nghiệm và khả năng của các hành động trong những giây phút hiện tại.
Phần thứ hai của bài tham luận tập trung vào ý nghĩa thực nghiệm về nghiệp quả (kamma) như là một trách nhiệm tình huống đáp ứng của mình và điều kiện của người khác, trong đó có hậu quả đáng kể về cách chúng ta phản ứng với các vấn đề đương đại như nghèo đói, lạm dụng các nguồn tài nguyên, ô nhiễm và phá hủy môi trường và phát triển bền vững. Trách nhiệm nghiệp quả (Kamic) đối với những người khác, động vật và môi trường không phải là một phạm trù bên ngoài, cũng không phải hoàn toàn phạm trù có tính cách qui chuẩn. Với tư cách là hiệu quả đạo đức liên quan đến nhân quả, nó là một hành động mang tính logic hợp lý và một phần tử thiết yếu cho việc tham gia giải quyết những tình huống khó xử về đạo đức và môi trường hiện tại của chúng ta.
Xem tiếp:
Đạo Đức, Nghiệp Và Sự Phát Triển Bền Vững
https://thuvienhoasen.org/a30778/dao-duc-nghiep-va-su-phat-trien-ben-vung