ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
Tôi thấu hiểu Đức Phật Nguyên Sơ, cũng được biết như Đức Phật Phổ Hiền, là
thực tại tối hậu, thế giới của Pháp Thân – không gian của tính không – nơi mà
tất cả mọi hiện tượng, thanh tịnh và nhiễm ô, là hòa tan. Đây là sự giải thích được dạy bởi Kinh điển
và Mật điển. Tuy nhiên, trong phạm vi
câu hỏi này, chỉ truyền thống mật tông tantra giải thích Pháp Thân trong dạng
thức của Linh quang bản nhiên, (hay tịnh
quang bản nhiên), bản chất tối hậu của tâm; điều này dường như bao hàm tất cả
mọi hiện tượng, luân hồi và niết bàn, sinh khởi từ cội nguồn trong suốt và rực
rở này. Ngay cả Tân Phái Diễn Dịch cũng
đã đi đến kết luận rằng “thể trạng giải thoát” của một hành giả Đại Du Già –
Đại Du Già bao hàm ở đây là thể trạng của hành giả đã đạt đến tầng bậc trong
thiền quán nơi mà những kinh nghiệm vi tế nhất của linh quang đã được thân
chứng – mà điều ấy cho đến khi nào hành giả tiếp tục trong không gian căn bản
này người ấy sẽ duy trì sự tự do hoàn toàn khỏi bất cứ ngăn che chướng ngại nào
của tâm, và chìm sâu trong thể trạng của đại lạc.
Do thế, chúng tôi có thể nói rằng, cội nguồn căn bản ấy,
linh quang, là gần với khái niệm Đấng Tạo Hóa, vì tất cả mọi hiện tượng, cho dù
chúng thuộc luân hồi hay niết bàn, đều phát khởi từ trong ấy. Nhưng chúng tôi phải hết sức cẩn thận trong
việc nói về cội nguồn này, chúng tôi không được dẫn vào trong sai lầm. Tôi không muốn nói rằng có một sự hiện hữu ở
nơi nào đấy, như là ở đấy, có một loại linh quang tập hợp, tương tự khái niệm
không phải Phật Giáo về Phạm thiên như một nền tảng. Chúng tôi không được thần tượng, sùng bái
không gian rực rở này. Chúng tôi phải
thấu hiểu rằng khi chúng tôi nói về linh quang tối hậu hay cố hữu, là chúng tôi
đang nói trên một mức độ cá nhân[1].
Giống như thế, khi chúng tôi nói về nghiệp báo như nguyên
nhân của vũ trụ, chúng tôi loại trừ khái niệm của một tổng thể đặc thù gọi là
nghiệp tồn tại một cách hoàn toàn độc lập.
Đúng hơn, những dấu vết nghiệp tập thể - cộng nghiệp, và nghiệp cá thể -
biệt nghiệp, là nguyên nhân ban sơ của việc hình thành nên một thế giới. Trong phạm vi mật tông, khi chúng tôi nói
rằng tất cả các thế giới xuất hiện ra từ linh quang, chúng tôi không quán tưởng
cội nguồn này như một thực thể đặc thù, mà như linh quang tối hậu của mỗi chúng
sinh. Chúng tôi cũng có thể, trên căn
bản của sự thanh tịnh cốt yếu của nó, thấu hiểu rằng linh quang này là Đức Phật
Nguyên Sơ. Mọi tầng bậc tạo nên sự sống
của mỗi chúng sinh – chết, trung ấm thân, và tái sinh – đại diện không gì hơn
sự biểu hiện đa dạng năng lực của linh quang.
Nó là cả tâm thức và năng lượng vi tế nhất. Linh quang càng mất sự vi tế của nó bao
nhiêu, chúng ta tiếp nhận những kinh nghiệm biểu lộ sự định hình càng thô thiển
hơn bấy nhiêu.
Trong cách này, chết và trung ấm thân là những thời khắc nơi
mà những biểu lộ thô thiển bắt nguồn từ linh quang được tái hòa tan.
Vào lúc chết, chúng ta trở lại cội nguồn
nguyên sơ, và từ đấy có một thể trạng hơi thô thiển hơn nổi lên để hình
thành
trạng thái trung ấm trước khi tái sinh.
Tại trạng thái tái sinh, linh quang hiển hiện trong sự hóa thân vật lý.
Vào lúc chết chúng ta trở lại nguồn cội này. Và tiếp diễn như thế.
Khả năng để thực chứng linh quang, cũng gọi
là Đức Phật Nguyên Sơ, tương đương với sự thân chứng niết bàn, trái lại
bản
chất vô minh si ám khiến chúng ta lang thang vần xoay trong những thế
giới khác
nhau của vòng luân hồi sinh tử (gồm sáu cõi là địa ngục, ngã quỷ, súc
sinh,
người, a tu la, và cõi thiên).
Đây là việc chúng tôi hiểu khái niệm Đức Phật Nguyên Sơ như
thế nào. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng,
nếu nhận thức điều này như một sự hiện hữu độc lập và tách biệt với sự không có
bắt đầu của thời gian (vô thủy). Nếu
chúng ta đã phải chấp nhận khái niệm của một tạo hóa độc lập, những giải thích
trong Thích Lượng Luận, “Tóm Lược Những Tri Thức Vững Chắc” của Pháp Xứng, và
trong chương thứ chín tác phẩm của Tịch Thiên, đã hoàn toàn bác bỏ sự tự tồn
tại của tất cả mọi hiện tượng, sẽ bị phủ nhận.
Đến lượt điều này sẽ bác bỏ khái niệm Đức Phật Nguyên Sơ. Quan điểm của Đạo Phật không chấp nhận những
giá trị xác định không đứng vững trên sự thẩm tra hợp lý. Nếu một kinh điển diễn tả Đức Phật Nguyên Sơ
như một thực thể độc lập, thì chúng ta phài có thể làm sáng tỏ sự thừa nhận này
mà không cần phải chấp nhận nó một cách lý thuyết. Chúng ta gọi loại kinh điển này là kinh điển
“có thể giải thích được” (kinh bất liễu nghĩa).
HỎI: Quan tâm trong những khám phá của vật lý học
thiên thể hiện đại và thuyết vụ nổ lớn “Big bang” khơi mở cả một sự hấp dẫn lớn
trong vũ trụ và một cuộc thăm dò điều tra bởi những thành viên trong thế hệ của
chúng ta về cội nguồn của họ, số phận của họ, và ý nghĩa sự tồn tại của
họ. Thuyết “Big bang”đã có một tác động
nổi bật trong cung cách nhìn vào vấn đề và bản chất tự nhiên; nó đã giới thiệu
những sáng kiến nhận thức mới đáng kể.
Sự hình thành những cấu trúc của vũ trụ, với sự thể hiện chức năng phụ
thuộc tương liên (duyên sinh), và với sự nghiên cứu tiếp tục để khơi mở, dường
như là một cội nguồn bất tận của kỳ diệu.
Giống như tất cả những truyền thống tâm linh, Đạo Phật chuyển tải một sự
huyền bí vũ trụ. Tuy nhiên, Đạo Phật phủ
nhận quan điểm về đấng tạo hóa. Tại sao?
Hầu hết các nhà khoa học phương Tây
nghĩ rằng sự sống và tâm thức là một kết quả diệu kỳ của sự tiến hóa vật chất
của vũ trụ, và tuy thế họ không biết làm thế nào cũng như không biết tại sao
vấn đề nảy ra trong một cung cách như vậy lại hoàn thành những điều kiện cần
thiết để làm nên sự sống và tâm thức.
Những gì người ta biết là những điều kiện này rất là nghiêm ngặt, tuy
thế đã hoàn tất trong vũ trụ của chúng ta trong một cung cách không thể tưởng
tượng nổi. Ngài có một quan điểm rất
khác biệt với đề tài này. Do vậy, ngài
có thể vui lòng nói với chúng tôi về tâm thức trong sự liên hệ của nó với vật
chất và vũ trụ không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tại sao không thể có sự sáng thế trong
Đạo Phật? Như được nói rằng người ta
không thể tìm thấy chúng sinh trong sự hình thành vũ trụ vì một lý do căn bản
rằng những nguyên nhân không có sự bắt đầu (vô thỉ). Nếu có sự bắt đầu của vũ trụ, cũng sẽ có sự
bắt đầu của tâm thức. Nếu chúng ta chấp
nhận một sự bắt đầu của tâm thức, chúng ta cũng phải chấp nhận rằng nguyên nhân
của nó có một sự khởi đầu, một nguyên nhân đột khởi sản sinh tâm thức; điều này
sẽ đưa đến nhiều câu hỏi to lớn khác.
Nếu tâm thức đã sinh khởi mà không có nguyên nhân, hay từ một nguyên
nhân thường còn, nguyên nhân ấy sẽ phải tồn tại trên một căn bản thường hằng,
luôn luôn, hay hoàn toàn không hiện hữu, mãi mãi. Thực tế rằng một hiện tượng tồn tại từng thời
điểm chứng tỏ rằng nó tùy thuộc trên nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện). Khi tất cả mọi điều kiện được gặp gở, hiện
tượng được sản sinh. Khi nhưng nguyên
nhân đó vắng mặt hay không hoàn toàn, hiện tượng sẽ không xuất hiện. Như những nguyên nhân không có bắt đầu và
trãi ngược đến vô cùng, điều giống như thế cũng áp dụng cho chúng sinh. Sự sáng thế của tạo hóa vì thế không thể đứng
vững.
Bây giờ hãy đề chúng ta lưu tâm đến một hiện tượng đặc thù,
thí dụ một sông băng (glacier): nó thật sự có sự bắt đầu. Nó được tạo
ra như thế nào? Thế giới bên ngoài xuất hiện như một kết quả
của những hành vi của chúng sinh sử dụng thế giới này. Những hành vi
này, hay nghiệp báo, lần lượt
sinh khởi trong những khuynh hướng và
động cơ của những chúng sinh ấy, những kẻ chưa nắm lấy được sự kiểm soát
tâm
thức của chính họ.
“Đấng tạo hóa của thế giới”, một cách căn bản, là tâm
thức. Trong kinh điển, tâm thức được
diễn tả như một tác nhân. Trong ấy nói rằng, tâm thức không có sự khởi
đầu,
nhưng chúng ta phải phân biệt ở đây giữa tâm thức thô và tâm thức vi
tế. Nhiều tâm thức thô xuất hiện phụ thuộc trên
những tập họp uẩn vật lý, của thân thể.
Đây là bằng chứng khi chúng ta lưu tâm đến những thần kinh khác biệt và
chức năng của não bộ, nhưng chỉ vì những điều kiện vật lý được thấy
không có
nghĩa là điều này đủ để sản sinh một nhận thức.
Nhằm để cho một nhận thức là điều sẽ có năng lực để phản chiếu và biết
một đối tượng sinh khởi, nó phải có một nguyên nhân có cùng thể chất.
Nguyên nhân có cùng thể chất nền tảng, của
cùng vật chất như kết quả của nó, trong trường hợp này sẽ là tâm thức vi
tế. Đấy là tâm thức giống nhau này hay tâm vi tế
mà chính nó sẽ thâm nhập những tế bào của cha mẹ tại thời khắc thụ
thai. Tâm vi tế có thể không có sự bắt đầu. Nếu nó có một sự bắt đầu,
tâm thức sẽ phải
được sinh ra với điều gì đấy không phải là tâm thức. Theo mật điển Thời
Luân (Kalachakra Tantra),
người ta phải ngược về những hạt không gian (vi trần) để tìm ra những
nguyên
nhân căn bản cùng thể chất cua thế giới vật lý ngoại tại cũng như của
thân thể
chúng sinh.
Vũ trụ học Phật Giáo thiết lập chu trình của vũ trụ trong
cung cách sau đây: đầu tiên có một thời
điểm cấu tạo (thành), rồi có thời gian mà vũ trụ tồn tại (trụ), rồi một thời
gian khác mà nó bị phá hủy (hoại), theo sau bởi một thời điểm của trống rỗng
(không) trước khi cấu tạo một vũ trụ mới.
Suốt thời gian của sự trỗng rỗng này,
hạt không gian tồn tại, và từ những hạt không gian này một vũ trụ mới sẽ
được hình thành. Chính trong những hạt
không gian này chúng ta thấy nguyên nhân nền tảng cùng thể chất của toàn thể
thế giới vật lý. Nếu chúng ta muốn diễn
tả cấu tạo của vũ trụ và thân thể vật lý của con người, tất cả chúng ta cần làm
là phân tích và thấu hiểu cung cách mà trong ấy khả năng tự nhiên của của những
hóa chất khác nhau và những yếu tố khác cấu thành vũ trụ ấy đã có thể tạo hình
từ những hạt không gian này. Trên căn
bản khả năng đặc thù của những hạt này mà cấu trúc của vũ trụ này và của thân
thể con người hiện diện trong ấy đã xãy ra.
Nhưng từ thời khắc mà những yếu tố tạo thành thế giới bắt đầu làm rõ lên
những kinh nghiệm khác nhau của khổ đau và hạnh phúc trong những chúng sinh,
chúng ta phải giới thiệu khái niệm nghiệp báo – đấy là, những hành vi tích cực
và tiêu cực đã diễn ra và tích tập trong quá khứ. Thật khó để mà quyết đoán nơi nào mà những
biểu hiện tự nhiên khả năng của những yếu tố vật lý chấm dứt và tác động của
nghiệp báo bắt đầu – nói cách khác, kết quả những hành vi quá khứ của chúng ta
– Nếu chúng ta tự hỏi mối liên hệ gì có thể có giữa nghiệp báo và môi trường
ngoại tại này được hình thành bởi những định luật tự nhiên, thì đấy là lúc để
giải thích nghiệp báo là gì.
Nghiệp báo, trước tiên nhất có nghĩa là hành động. Chúng ta phân biệt một loại nghiệp báo, là
bản chất tinh thần, một nhân tố tinh thần của là ý chí hay chủ tâm (ý). Cũng hiện hữu những nghiệp báo thân thể
(thân) và lời nói (khẩu). Để thấu hiểu
mối liên hệ giữa những nghiệp báo thân, miệng và ý này cùng thế giới vật chất,
chúng ta phải liên hệ đến mật điển tantra.
Mật điển Thời Luân đặc biệt giải thích rằng, trong thân thể chúng ta có
thể được tìm thấy tại những mức độ thô, vi tế, và cực kỳ vi tế, năm yếu tố tạo
nên vật chất của thế giới ngoại tại. Vì
thế, trong phạm vi này, tôi tin rằng, chúng ta phải hình dung ra sự nối kết
giữa nghiệp báo thân, miệng và ý cùng những yếu tố ngoại tại
The material on this page has been collected from the recent book,
"Beyond Dogma: The Challenge of the Modern World", (c) 1996 North
Atlantic Books, translated by Alison Anderson and Marianne Dresser from talks
given during His Holiness's visit to France end 1993.
E-MAIL: All enquiries, comments and suggestions welcome.
[1]
Sự ngộ đạo, tu đạo và chứng đạo của mỗi cá nhân.