PHÁT BÔ ĐỀ TÂM.


(Bài biết được hạn chế trong 3 ngàn chữ)
13/06/2012 08:31 (GMT+7)
Số lượt xem: 59924
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Câu hỏi:   - Tôi đi lễ chùa thường thấy các Phật tử nói câu “phát Bồ Đề Tâm”, thí dụ “Bà phát Bồ Đề Tâm lấy cho tôi con dao” hoặc “”Ông phát tâm Bồ Đề khiêng giúp cái bàn này ra sân”, vân vân. Những chữ như tâm thiện, tâm ác, tâm từ bi, vân vân, thì tôi đã biết nhưng tâm Bồ Đề thì tôi không hiểu là gì, xin giải đáp giùm. ND


Đáp:

 

Cụm từ Phát Bồ Đề Tâm là để chỉ một một tâm nguyện vô cùng thiêng liêng cao quý, là niệm khởi đầu tiên trên con đường tu hành của người Phật tử để chuyển hóa tâm thức từ trạng thái mê vọng trôi lăn trong vòng sinh diệt triền miên trở thành giác ngộ Trí Tuệ Bát Nhã.

 

Tâm Bồ Đề là Tâm Giác Ngộ, là Phật Tánh. Phát Bồ Đề Tâm là “Khởi lên tâm nguyện tu hành thành Phật để cứu độ chúng sinh”. Nếu chúng ta tưởng rằng Phát Bồ Đề Tâm là làm những việc thiện tạo phước trong vòng tương đối như “lấy giúp con dao”, “khiêng hộ cái bàn”, là vô tình chúng ta đã làm mất đi ý nghĩa của một tâm nguyện cao thượng về công đức tu hành, mục tiêu cốt tủy của đạo Phật.

 

Trong lần gặp gỡ đầu tiên, Sơ Tổ thiền tông Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Võ Đế thảo luận về vấn đề công đức và phước đức, như sau:

 

Lương Võ Đế hỏi:

-         Từ khi lên ngôi, trẫm đã xây chùa, chép kinh, độ tăng nhiều vô số kể, vậy có công đức gì không?

Ngài Ðạt Ma đáp:
- Ðều không có công đức.

Vua hỏi lại :
- Tại sao không có công đức?

Ngài đáp:
- Xây chùa, chép kinh, độ tăng là tạo nhân hữu lậu, chỉ được hưởng thiện quả nơi cõi Trời, cõi người, quả theo nhân như bóng theo hình, là phước đức, không phải công đức. Công đức là do tu hành, trí rỗng rang, tâm sáng suốt, từ nơi bản tánh, không do nơi công nghiệp thế gian.

Như thế, làm việc thiện là phước đức, là tạo nhân lành, sẽ trổ thành quả phước trong vòng sinh tử. Phát Bồ Đề Tâm là công đức do tu hành, có công năng giải thoát kiếp người ra khỏi dòng nghiệp lực triền miên sinh tử luân hồi.

Nơi kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy:


 “Nầy thiện nam tử! Bậc Bồ Tát phát Bồ Đề Tâm là khởi Tâm Đại Bi cứu độ tất cả chúng sanh”.


Phát Bồ Đề Tâm như trên đã nói, có thể tóm tắt trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện:


"Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ,

Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành".


Trong cuốn Niệm Phật Thập Yếu, hòa thượng Thích Thiền Tâm căn dặn rằng:


 “Không phải chỉ nói suông “Tôi phát Bồ Đề Tâm” là đã phát tâm, hay mỗi ngày tuyên đọc Tứ Hoằng Thệ Nguyện, gọi là đã phát Bồ Đề Tâm. Muốn phát Bồ Đề Tâm hành giả cần phải phát tâm một cách thiết thực, và hành động đúng theo tâm nguyện ấy trong đời tu của mình”.


Đại sư Thật Hiền, một vị cao tăng đã thiết tha kêu gọi mọi người Phát Bồ Đề Tâm như sau:


- ...Tôi từng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo thì sự phát Tâm đứng đầu, việc khẩn cấp để tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì chúng sanh độ nổi, Tâm phát thì Phật đạo thành được. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, thì dẫu trải qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có, cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà kinh Hoa Nghiêm đã nói, quên mất Tâm Bồ Đề mà tu hành các thiện pháp thì gọi là hành động theo ma vương. Quên mất còn thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như Lai thừa thì trước phải phát Bồ Đề nguyện, không thể chậm trễ”.


Tuệ Đăng


Âm lịch

Ảnh đẹp