Thiên tài là kết quả của lao động
Thiên
tài là một danh từ chỉ một người nào đó thông minh một cách xuất sắc,
làm việc một cách xuất sắc hoặc đạt được thành tựu vĩ đại. Thiên tài
không phải là người có đầu óc sáng tạo và thông minh bình thường. Chữ
thiên tài thường gắn liền với những thành tựu chưa từng thấy bao giờ. Họ
thường là những người có nhận thức cao, suy nghĩ khác người. Họ có thể
"quá giỏi" ở một lĩnh vực nào đó như âm nhạc, hội họa, khoa học, hóa
học, vật lý…
Nhà
khoa học Nga Evgeny Vinogradov đã dành nhiều thập niên tập trung nghiên
cứu tiểu sử của các thiên tài. Ông thu thập và phân tích cuộc đời của
gần 20.000 con người tài năng để đúc rút hàng loạt qui luật thú vị. Trái
ngược với quan niệm phổ biến, gen của cha mẹ thực ra không có tác động
gì đặc biệt đến tài năng của con trẻ.
"Vụ thu hoạch" thiên tài tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan
trọng nhất chính là việc những em bé sinh ra khi mặt trời ở vị trí nào
so với Trái đất và khi ấy mặt trời đang trong giai đoạn hoạt động nào.
Nhà khoa học cũng rút ra kết luận, những người sinh ra vào mùa đông
thường dễ trở thành thiên tài hơn những người có ngày sinh vào các tháng
mùa hè.
Những bé sinh ra trong mùa đông có điểm khác biệt ngay từ lúc chào đời
so với những bé chào đời trong ánh sáng rực rỡ của mùa hè: Cân nặng hơn
và hệ thống miễn dịch tốt hơn, đây là các yếu tố quan trọng góp phần
giúp các bé phát triển thành người khỏe mạnh và thông minh.
Nhà
xã hội học Malcolm Gladwell, một trong 25 diễn giả hàng đầu thế giới
hiện nay, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất (best-selling
author) đã nêu một quan điểm dường như rất thực tiễn trong cuốn sách
Outliers (Những người xuất chúng, xuất bản năm 2008). Malcolm Gladwell
lần lượt đề cập đến hai lý thuyết mà ông cho là câu trả lời cho việc
xuất hiện của các thiên tài.
Đầu
tiên là hiệu ứng Mathew, trong đó, ông tổng hợp những nghiên cứu về ảnh
hưởng của thời điểm ra đời của các vận động viên khúc côn cầu hay cầu
thủ bóng đá trong thành công của họ. Quả thật các dữ liệu nghiên cứu hết
sức thuyết phục khi hầu hết tuổi và tháng sinh của các vận động viên
hàng đầu phụ thuộc vào cách thức và thời điểm tuyển chọn của nhà tổ
chức.
Và
thế là những người có thời điểm sinh thích hợp sẽ hưởng lợi hơn những
kẻ khác và càng giỏi thì họ càng được ưu ái hơn. Đây cũng chính là một ý
trong kinh Tân ước với lời dạy của thánh Mathew rằng: "Ai đã có sẽ được
cho thêm, còn phàm kẻ nào không có thì ngay cả cái đang có cũng sẽ bị
lấy đi". Tiếp đó tác giả đề cập tới "Quy tắc 10.000 giờ".
Theo thống kê, đây dường như là cái "Ngưỡng" của số giờ mà một tài năng
cần phải bỏ ra để đạt tới đẳng cấp thế giới. Không gì khác hơn là tác
giả đang nhấn mạnh tới nỗ lực cá nhân và những giọt mồ hôi đổ xuống là
điều kiện tiên quyết dẫn đến mọi thành công. Và một điều thú vị là thời
điểm sinh cùng việc đạt 10.000 giờ lao động đúng ở thời điểm cần thiết
đã được các nghiên cứu ghi nhận ở nhiều cá nhân xuất sắc.
Lâu nay, IQ là thước đo mức độ thông minh của một người. Tuy nhiên,
việc có IQ cao vẫn không đồng nghĩa với đạt tới thành công. Ở nhiều
người, sự hài hòa cuả IQ và sự chăm chỉ đã giúp họ thăng hoa và đưa họ
tới đỉnh cao.
Thiên tài vật lý Albert Einstein
Tuy
nhiên, lý thuyết của Gladwell cũng không thể giải thích được cho những
người dù "lười biếng" hoặc qua đời sớm, chưa đủ thời gian sống để lao
động 10.000 giờ mà vẫn là những thiên tài nổi tiếng như các đại thi hào
Byron, Pushkin, Lermontov, triết gia Hegel, nhà bác học Pierre Curie hay
Norbert Wiener, Chaplin, Andrei Bely, Alexander Borodin...
Ngay
cả cho đến cuối đời, họ không thể đạt được thời lượng 10.000 giờ làm
việc, sáng tác hoặc nghiên cứu. Cao hơn một bậc, các em bé thần đồng có
phải là thiên tài không? Thật ra, một số có năng khiếu đặc biệt trong
các em ấy sau này đã trở thành những bậc thiên tài. John Stuart Mill mới
6 tuổi đã đọc được sách cổ điển Hy Lạp, về sau đã trở thành một tay cự
phách về kinh tế chính trị và là nhà triết học lừng danh thế giới.
Mozart
chơi piano lúc 4 tuổi và sáng tác nhạc hồi 5 tuổi, ông đã tự khẳng định
là một trong những nhà soạn nhạc lớn nhất của mọi thời đại. Như vậy,
các lý thuyết trên đã cố gắng lý giải những điều bí ẩn như những nhân tố
tạo nên thiên tài. Song, là những quan điểm khoa học, chúng có xác suất
của riêng chúng và không thể bao quát hết những chiều sâu bí ẩn của
hiện tượng thiên tài.
Nguy cơ của các thiên tài
Cha
mẹ nào cũng muốn con mình thông minh và có thể trở thành thiên tài.
Trước đây, do kiến thức con người có hạn nên họ chưa thể tính toán được
thời điểm sinh con theo ý muốn. Còn hiện tại, với sự phát triển vượt bậc
của khoa học kỹ thuật, việc cho ra đời một đứa trẻ có chỉ số IQ cao là
điều nằm trong tầm tay. Các cặp vợ chồng chỉ cần tập trung tính toán
thời gian đầu và cuối chu kỳ hoạt tính của mặt trời, chọn đất nước nào ở
vùng lạnh giá hơn và sẵn sàng chào đón một thiên tài.
Tuy
nhiên, nếu họ không có cả thời gian để chuẩn bị cho kế hoạch "em bé
thiên tài", khoa học tiên tiến sẽ giúp họ đạt được ước mơ đó. Cũng chính
vì mong muốn có con thiên tài của các cặp đôi mà số lượng thiên tài
hiện nay đang ở con số "khủng". Nhưng một thực tế đáng lo là các thiên
tài thường không khỏe mạnh như người bình thường và hay mắc những căn
bệnh nghiêm trọng.
Giáo
sư Vladimir Efroimson, Trưởng khoa Di truyền của Viện Tâm thần học
Moskva (Nga), đã công phu nghiên cứu hầu hết các trường hợp bệnh tật của
những nhân vật lừng danh trong lịch sử thế giới. Và ông đã làm thiên hạ
gần như bị sốc khi công bố rằng: Những con người vĩ đại thường mắc
những căn bệnh trầm cảm nhiều hơn so với những người bình thường khác.
Theo
giáo sư Vladimir, thiên tài thường mắc năm loại bệnh phổ biến: Bệnh
gút, hội chứng Marfan (khiến người bệnh bị thức nhiều hơn ngủ), hội
chứng Morris (người bệnh dễ bị chuyển đổi giới tính), bệnh bùng phát
tính dục (gây hưng phấn liên tục cho người mắc phải) và cuối cùng là
trầm cảm Hypomanic (người bệnh thay đổi tính khí thất thường). Giáo sư
Vladimir cho hay, hầu hết các thiên tài lừng danh các thế kỷ trước đều
mắc ít nhất một trong số các căn bệnh trên. Đôi khi, người ta thấy họ
điên rồ một cách thái quá và câu trả lời cho hành động của họ chính là
năm loại bệnh liệt kê này.
Ví dụ, Albert Einstein luôn lúng túng với toán học cao cấp, có những
lúc ông nhờ các nhà toán học giỏi hơn giải giùm các bài toán khó. Còn
Darwin suốt đời luôn phàn nàn về trí nhớ kém cỏi của mình. Từ nghiên cứu
này, giáo sư nhận xét: "Công nhận trái đất ngày càng nhiều thiên tài là
một thực tế đáng mừng. Nhờ những thiên tài này, xã hội sẽ phát triển ở
mức cao, nhất là trí tuệ con người. Người ta thường nói rằng, "sự điên
loạn" là đặc trưng của các thiên tài và là điều làm nên "chất" của thiên
tài.
Nhưng ít ai biết rằng, cái điên loạn đó là điều đáng lưu tâm và lo
ngại. "Điên" chính là căn bệnh nan y mà đa số các thiên tài mắc phải, đó
là bệnh lý chứ không phải bản chất. Các căn bệnh này đến khoa học tiên
tiến cũng phải đau đầu. Và điều đáng suy nghĩ, đó là tuổi thọ của các
thiên tài. Họ thường có tuổi thọ rất ngắn và lão hóa rất nhanh".
Như
vậy, thiên tài xuất hiện nhiều mang lại hi vọng cho sự phát triển của
loài người trong tương lai nhưng cũng là mối lo ngại cho "cái điên" tồn
tại ở họ. Khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu, tìm ra giải pháp vượt qua
các chướng ngại cản trở bước tiến của các thiên tài thế hệ sau này.
Thiên tài và kẻ đần độn
Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại viện não do nhà tỉ
phú Paul Gardner Allen (Anh) chủ trì đã gây sốc cho rất giới khoa học:
Mặc dù từ tính cách, sự sáng tạo và khả năng trí tuệ của các thiên tài
và kẻ đần độn khác nhau như hai thái cực nhưng thực ra não của họ khác
nhau chưa đến 5%. Nghiên cứu cho thấy, sự giống nhau và khác nhau giữa
các vùng trên một bộ não người. Họ đã phân tích khoảng 1.000 gen trong
não của khá nhiều người trong phòng thí nghiệm. Kết luận rút ra từ công
trình này là bộ não người thực tế là như nhau. Trong số 1.000 người
tham gia thí nghiệm thì sự khác biệt giữa những người có tư duy vượt
trội và những người suy nghĩ chậm chạp chỉ là 5%. |
Hồng Nhung