>> Xem phần 1
Dĩ nhiên luôn có những lý do cho nỗi buồn. Khi bạn mong đợi điều gì nhưng nó không xảy ra đúng ý bạn, bạn sẽ buồn.
Trong Phật giáo, chúng ta không nhìn thế gian và những gì bên trong nó theo như
người khác nhìn thấy.
Phật giáo chữa lành những vết thương và nuôi lớn mầm thiện trong con người - Ảnh minh họa
Đức
Phật đã nói: “Con người tạo ra thế giới
của mình bằng chính tâm của mình”. Đạo Phật dạy rằng mọi việc chỉ là hiện
tượng. Khi bạn nhìn một cái bàn màu đen, thì đối với số đông nó là một cái bàn
đen. Nhưng đối với một người đã giác ngộ thì nó không phải là một cái bàn, và
nó không phải màu đen. Người đó luyện cho mình cách thấy vật đó không gì khác
hơn là một vật không sắc tướng, không có bắt đầu, không có kết thúc. Khi bạn nhìn thấy mọi vật bằng bản chất của
nó, và không phải nhìn bề ngoài, thì bạn sẽ thấy mọi thứ khác hẳn.
Điều
đó có nghĩa là, khi có điều gì đó trong đời sống không diễn ra như ý bạn muốn,
phản ứng duy nhất của bạn là nên tự nói với mình như thế này: “À, nó là như vậy
đó”, hoặc “À, đời là thế đấy”. Phật giáo chỉ ra cho chúng ta biết sự thật
về vô thường, có nghĩa là chúng ta nên nhìn mọi việc như là tạm bợ, kể cả
cuộc đời này. Nó không có nghĩa là chúng ta nên quên đi những người đã mất hay
những sự việc tiêu cực trong đời sống; mà nó chỉ có nghĩa là, chúng ta đã học
được cách nhìn sự việc một cách trung dung hơn và không có gì đáng phải sợ hãi.
Nếu
bạn không chờ đợi gì cả, và khi có chuyện xảy ra, bạn sẽ không ngạc nhiên. Nếu bạn xem công việc làm của bạn là tạm
bợ, thì khi bạn mất việc, bạn sẽ không bị xúc động. Khi bạn nhìn thấy cuộc
đời là tạm bợ, và biết và hiểu rằng mọi việc không chỉ sẽ có lúc kết thúc, mà
chúng đang kết thúc trước mắt bạn từng giây từng phút, vậy thì chết có gì là
đáng sợ? Buồn là một cảm xúc xảy đến cho một người vì họ còn bám víu vào một lý
tưởng hay là một niềm tin. Lý tưởng gì? Lý tưởng về một cuộc sống tốt đẹp nào
đó.
Đức
Phật dạy: Chấp thủ sinh ra khổ đau. Nếu
bạn không chấp chặt điều gì, thì khi mọi việc xảy ra, bạn vẫn có thể vững mạnh,
và không cho phép nó ảnh hưởng đến cuộc đời bạn. Tứ Diệu Đế nói rằng,
đời là khổ. Và lý do gây ra đau khổ là Chấp thủ. Cũng có một con đường
để chấm dứt đau
khổ, đó là con đường Bát Chánh Đạo.
Còn
về sự lo lắng. Trong đạo Phật, lo lắng bị xem là Si (trong tam độc
Tham-Sân-Si). Vì chữ Si nghĩa đen là “Không
biết được chân lý”. Khi bạn nhìn về tương lai và lo lắng không biết chuyện
gì sẽ xảy ra. Bạn đang lo lắng về một điều chưa có và có thể sẽ không bao giờ có.
Nói cách khác, bạn chấp vào một điều chưa xảy ra. Bạn thật sự tự tạo ra những
lo lắng cho chính bạn mà không vì lý do
nào cả.
Trong
Phật giáo, quá khứ đã qua rồi, nó sẽ không trở lại nữa. Tương lai chưa đến và
ta không thể kiểm soát được nó. Hiện tại là tất cả những gì đang có thật, và
chỉ có những điều này mới đáng kể.
Thực tập thiền định, hãy sống từng ngày, không
vướng mắc vào bất kỳ hoạch định nào, và cuộc đời sẽ tự nhiên mở ra trước mắt
bạn. Chánh định là một phần rất quan trọng trong đời sống tu thiền. Tỉnh thức
ngay trong giờ phút này sẽ giúp bạn luôn ở trong hiện tại, và không cho phép
tâm bạn trôi về quá khứ hay vị lai (còn tiếp).
Thủy Ngọc lược dịch (Theo examiner.com)