Thế nhưng , nổi lo của những sĩ
tử chỉ ngang ở cái vạch đậu_rớt mà thôi. Trong lúc con cái lo một chứ
cha mẹ lại lo mười, gia đình có điều kiện thì gánh nặng còn đỡ, gia đình
nghèo thì khốn khó cứ chồng chất. Con thi rớt thì buồn nhưng con thi
đậu thì lại lo, làm cha làm mẹ ai nỡ để con mình thua bè thua bạn, ai nỡ
cướp mất đi thành quả nhỏ nhoi mà con mình đã gặt hái sau những năm
tháng miệt mài với đèn sách.Thế nên, bao đấng sinh thành phải gồng mình
bươn bả với cuộc mưu sinh chỉ mong con cái mình có một ngày mai tươi
sáng hơn. Hay ít nhất cũng đỡ cơ cực hơn những gì mà cuộc đời mình đã đi
qua. Cha mẹ là thế, dù có cực khổ bao nhiêu chỉ cần con thành đạt thì
đó chính là món quà an ủi lớn nhất cho bao thăng trầm mà mình kinh qua.
Nỗi khổ thi rớt ai cũng dễ hiểu , vì
hậu quả cuả hy vọng bao giờ cũng là thất vọng. Thi cử, nó không khác gì
một chiến trường cam go, sĩ tử cũng là người lính phải cầm súng chiến
đấu một trận thật oanh liệt. Chiến đấu hết mình thì dù có thắng trận hay
thua trận đi chăng nữa thì cũng không có gì để hối tiếc. Thắng_bại đồng
nghĩa với đậu _rớt. Người đậu thì vui mừng, kẻ rớt thì khóc thương. Quy
luật thế gian bao giờ cũng thế, hạnh phúc kẻ này lại chính là niềm đau
của kẻ kia.
Thế nhưng sau những mùa thi, nước mắt
lại nối tiếp nước mắt…đâu phải chỉ có nổi đau thất bại mà còn có những
viễn cảnh ly biệt. Giá như ai cũng nhận thức ra được một điều “ đáng
khâm phục lớn nhất của đời người là biết vươn lên sau khi ngã”, mùa thi
này không đậu ta cố công dùi mài kinh sử chuẩn bị cho mùa thi sau. Hoặc
dù không tiến thân bằng mảnh bằng đại học thì ta tiến thân bằng con
đường khác. Đường đời muôn vạn nẻo, chỉ cần ta có nghị lực thì dù bước
trên xa lộ nào ta cũng sẽ thành công. Bởi “ Bằng lòng quý hơn mọi thứ
bằng” mà. Ta bằng lòng với kết quả mà ta đang có và cố gắng vươn lên.
Nắm bắt được ưu thế của bản thân mình, chọn cho mình con đường đi thật
sáng suốt, bước đi bằng đôi chân vững chải của niềm tin thì thành công
sẽ ở không còn là khái niệm xa lạ đối với kẻ thất bại.
Và rồi, cái cảnh cha mẹ nuốt nước mắt
đớn đau đi nhận xác con trở thành một điều quen thuộc sau những mùa thi.
Kẻ mất thì cũng đã mất rồi, người ở lại …chết trong từng nổi xót xa. Vì
sao chỉ vì một chút thất bại đó mà những sĩ tử tìm đến cái chết đau
thương? . Dĩ nhiên, là do bản thân sĩ tử trong lúc bi quan không đủ
nghị lực, không đủ tỉnh táo để nhìn nhận bản thân mình đang ở trạng thái
nào và hướng giải quyết cho thỏa mãn những mắc kẹt đang rối bời trong
tâm tư. Họ không nhận ra được rằng người cho họ cuộc sống này chính là
cha mẹ chứ không phải là giảng đường đại học, nơi chỉ cung cấp cho họ
mảnh bằng chứa đựng 25% kinh nghiệm trường đời mà họ phải đi qua. Mặt
khác là do những áp lực không cần thiết phải có từ gia đình bạn bè và xã
hội…
Vì vậy, để mùa thi không có nước mắt
rơi. Các sĩ tử phải cố gắng nổ lực hết sức mình vượt qua các mùa thi. Có
như vậy thì dù kết quả không như mong muốn, bản thân ta cũng không có
gì hối tiếc “ thua keo này ta bày keo khác”. Nếu như đã cố gắng hết mình
mà hy vọng vẫn trở thành thất vọng thì hãy chọn cho mình một hướng đi
khác hợp với khả năng của mình hơn. Những bi quan yếm thế hay tột cùng
là cái chết chỉ đem đến những khổ đau và chứng tỏ thêm rằng mình đã thất
bại.Và gia đình, bè bạn …phải là những người luôn sát cánh kề vai giúp
những sĩ tử vượt qua thất bại , đặc biệt là thất bại của một lòng tự
trọng quá cao không đáng có trong trường hợp này. Có như vậy, những mùa
thi sẽ đi qua nhẹ nhàng và đem lại ý nghĩa thiết thực hơn cho cuộc đời.
Thành công hay thất bại cũng chỉ là bàn đạp để ta tiến tới kiếm tìm một
hạnh phúc có thật giữa cuộc đời này.
Lê Thị Kim Liên
184/6 Điện Biên Phủ. Thành Phố Huế
Sđt : 0543821687