26/06/2012 20:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 54555
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

GNO - Giống như tất cả các tu sĩ Phật giáo khác, thầy Yancan dành hầu hết thời của mình để tìm sự giác ngộ.
Nhưng không giống với hầu hết các nhà sư khác, thầy Yancan thỉnh thoảng thức đến nửa đêm với trang Sina Weibo, một tiểu blog phổ biến của Trung Quốc, để truyền bá lời dạy của Đức Phật cho hàng triệu người đang theo thầy.

Avatar trang Weibo của thầy Yancan.jpg

Avatar trang Sina Weibo của thầy Yancan

Thầy Yancan là trụ trì của tu viện Shuiyue ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Trong hơn 20 năm qua, thầy đã truyền đạt tinh thần của thiền qua các bài thuyết pháp. Nhưng ngày nay, với sức mạnh của Internet đã cho thầy Yancan một phương tiện mới để truyền bá những hiểu biết của mình.

"Tôi chỉ hy vọng sẽ vực dậy năng lượng tích cực trên web, nơi mà mọi người đang trút sự tức giận và thất vọng quá nhiều", thầy Yancan nói.

Thầy Yancan đã đăng tải hơn 11.000 bài viết kể từ khi mở tài khoản trên Sina Weibo hai năm trước đây. Hầu hết các bài viết của thầy phản ánh cái nhìn của Phật giáo về các vấn đề chung của cuộc sống, từ những lo toan trong một xã hội ngày càng phát triển đến các kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia…

"Cuộc sống tạo cảm hứng cho tôi và tôi đã viết những gì đã đến với tâm tôi", thầy nói.

Phương pháp tiếp cận tích cực của thầy Yancan khác biệt với các thái độ tức giận và lạm dụng lời nói vốn phổ biến trên Sina Weibo và các trang mạng xã hội khác. Thái độ hài hước của thầy và cách tiếp cận thoải mái đã hấp dẫn được công chúng.

"Cuộc sống tự thân nó đã quá nghiêm khắc, vì vậy tôi luôn cố gắng hết sức để không phải là người nghiêm khắc", thầy Yancan nói.

Thầy Yancan gần đây đã tiến hành một cuộc phỏng vấn trực tuyến trên Sina Weibo, với sự tham gia chất vấn của cư dân mạng với những câu hỏi về cuộc sống và công việc của mình. Thầy đã nhận được khoảng 30.000 lượt truy vấn và đã làm thỏa mãn mọi người với phong cách dí dỏm của mình.

Liu Xiaoying, một giáo sư tại Đại học Truyền thông Trung Quốc, cho rằng trường hợp của thầy Yancan đã chứng minh một thực tế rằng sự tự do Internet đã cho phép ngày càng có nhiều người thảo luận về cuộc sống một cách công khai, bao gồm cả các môn đồ tôn giáo.

Theo Hengzhuang, một đệ tử của thầy Yancan, thì thầy đã nhận được rất nhiều yêu cầu phỏng vấn cũng như đề nghị in sách của khoảng 40 nhà xuất bản.

Thầy Yancan đã không tránh khỏi sự nghi ngờ và chỉ trích. Một số người đã mô tả thầy là người "không hiểu biết gì về nhiệm vụ của mình" và thậm chí còn buộc tội thầy thiếu "sự thanh tịnh của một nhà sư".

"Đây không phải là một điều tốt ư? Tất cả mọi đều cười và không ai bị tổn thương. Tôi có nhiệm vụ truyền bá Phật giáo. Thời đại mới cần chúng ta phải thay đổi phương pháp cho thích ứng", thầy chia sẻ.

Văn Công Hưng (Theo Tân Hoa)

http://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2012/06/26/33D05B/


Âm lịch

Ảnh đẹp