Sự khác biệt, những ưu thế của phương pháp dạy con ở Việt Nam và Pháp
được TS
Marie-Eve Hoffet-Gachelin (Chủ tịch hiệp hội Tâm lý Pháp – Việt) và ông
Nguyễn
Minh Đức (TS tâm bệnh học và phân tâm học) chia sẻ tại hội thảo “Để
trẻ vững
bước vào đời” tổ chức tại Hà Nội.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
|
TS Marie-Eve Hoffet-Gachelin (chủ tịch hiệp hội Tâm lý
Pháp – Việt) và ông Nguyễn Minh Đức (TS tâm bệnh học và phân tâm học)
chia sẻ những kinh nghiệm trong phương pháp dạy con ở Việt Nam và Pháp.
|
Ngạc nhiên...
"Hình ảnh những đứa trẻ Việt khi đi ăn, đi chơi luôn luôn được mẹ ẵm,
bồng
trên lưng mẹ, quấn chặt lấy mẹ và được chăm sóc một cách cẩn thận tỉ
mỉ..." đã
khiến TS Marie không khỏi ngạc nhiên.
"Những bà mẹ Pháp ít yêu thương con theo cách đó" - bà Marie cho hay.
Ngay từ
nhỏ họ đã tập cho con thói quen độc lập và quá trình tách con ra khỏi mẹ
diễn ra
rất dễ dàng, không gặp bất cứ phản ứng nào của trẻ.
Bà Marie nói thêm: “Tôi thấy ở Việt Nam, một đứa trẻ được chăm
sóc rất tỉ
mỉ, từ từ từng giai đoạn bú sữa, ăn dặm cho tới khi biết bò, biết chạy.
Nhưng
chuyện cho con ăn đối với nhiều bà mẹ Việt là cả vấn đề nan giải. Chúng
có thể
khóc, chạy khắp nhà, nghịch ngợm, có khi cả nhà phải chạy theo, người
lớn phân
công nhau làm đủ trò để chúng vui thích và ăn hết bát. Kiểu nhồi nhét
này khiến
chúng không hứng thú mấy chuyện ăn uống, tương tự như việc học cũng vậy,
càng
nhồi sẽ càng làm trẻ chán nản”.
Bất cứ người cha, người mẹ nào đều muốn mang lại cho đứa con thân yêu
của
mình một thế giới đủ đầy về cả vật chất lẫn tinh thần, dành cho con sự
ân cần,
trìu mến và mở ra một thế giới êm đềm, tươi đẹp trước mắt con từ những
ngày đầu
con chào đời, chập chững những bước đi đầu tiên. Bởi vậy, với trẻ bố mẹ
là chỗ
dựa vững chãi để chúng dựa vào, bám víu lấy mỗi khi đương đầu với khó
khăn.
Với trẻ bố mẹ là chỗ dựa vững chãi để chúng dựa vào, bám víu lấy mỗi
khi
đương đầu với khó khăn - điều phổ biến trong các gia đình ở Việt Nam.
Và, bất cứ
người cha, người mẹ nào đều muốn mang lại cho con yêu của mình một thế
giới đủ
đầy về cả vật chất lẫn tinh thần...
Tuy nhiên, TS Nguyễn Minh Đức cho rằng, cần tạo nên sự gắn bó an toàn
với
trẻ, nghĩa là không nên bao bọc trẻ quá mức, chúng sẽ quấn mẹ nhiều hơn
trong
khi thế giới bên ngoài có rất nhiều điều nên quan sát, và học hỏi. Chỉ
khi bé
được giao lưu, tiếp xúc với mọi thứ xung quanh thay vì “ngủ say” trong
vòng tay
ấm áp của mẹ thì trẻ sẽ phát triển hơn cả về mặt tâm lý và tư duy, đồng
thời chủ
động hơn trong nhận thức ngay từ khi còn nhỏ.
Sự khác biệt
Ở Việt Nam, khi lọt lòng mẹ, trẻ được ôm ấp, vỗ về, nâng niu và luôn ở
cạnh
mẹ. Mẹ Việt chăm con rất chu đáo, tinh tế khi cảm nhận được những thay
đổi trong
từng cử chỉ của con. Chỉ cần bé mấp máy môi, cựa mình hay khóc thì mẹ là
người
đầu tiên nhận thấy....
|
Trẻ Pháp được ngồi vào một bàn riêng và tự ăn
ngay cả khi không có sự kiểm soát của người lớn
|
Mẹ Pháp thì khác, ngay khi đứa bé chào đời đã được đặt vào một chiếc
giường
(nôi) riêng, và ở một phòng tách biệt với bố mẹ. Phụ nữ Pháp ít cho con
bú và
chỉ cho bé bú khi đã thực sự cần theo một khung giờ nhất định. Nếu chẳng
may con
bị đói, khát sữa trước giờ bú thì mẹ thường vỗ về, chơi cùng con để tập
trung
chú ý của bé sang hướng khác. Với cách này, mẹ Pháp tiến hành cai sữa
rất dễ
dàng và không quá khó để trẻ thích nghi với việc “nghỉ” bú mẹ.
Trẻ Pháp khá độc lập trong chuyện ăn uống, TS Đức chia sẻ.
Nếu như các bà mẹ Việt luôn phải chật vật cho con ăn thì ngược lại,
mẹ Pháp
chẳng hề vướng bận gì trong giờ cơm của trẻ. Cách nấu đồ ăn cho trẻ ở
Pháp không
theo ý muốn của phụ huynh mà hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của các bé.
Trẻ
thích ăn gì, mùi vị như thế nào sẽ được “chiều” theo ý muốn. Qua đó,
chúng có
thể nhận biết được các khẩu vị khác nhau.
Thay vì cả nhà cùng chạy loăng quăng khắp nơi, diễn đủ trò để bé ăn
dù chỉ là
một thìa cơm, trẻ Pháp khi ăn được “định vị” ở một ghế riêng, tự xúc, tự
ăn và
chúng ăn một cách ngon lành, ngoan ngoãn ngay cả khi không có sự kiểm
soát của
người lớn.
TS Marie cũng đưa ra dẫn chứng về tính độc lập của trẻ Pháp trong
chuyện ngủ.
Ở Pháp, các bé phải ngủ một mình từ rất sớm. Ban đầu trẻ hay khóc nên
cha mẹ
thường cho ngậm ti giả, hoặc mút tay và dần thích nghi với việc phải tự
mình làm
quen với cuộc sống độc lập. Trong khi đó, ở Việt Nam nhiều gia đình vẫn
cho trẻ
ngủ chung với bố mẹ tới khi 7, 8 tuổi. Điều này sẽ khiến trẻ cô đơn, sợ
hãi và
cảm thấy bị bỏ rơi khi chúng phải tách ra ở riêng.
Tại hội thảo, các diễn giả cũng đưa ra lời khuyên với phụ huynh,
không phải
bao bọc trẻ một cách thái quá mới thể hiện tình yêu thương mà hãy yêu
con bằng
cách tạo cho bé sự độc lập, tự chủ ngay từ khi còn nhỏ. Quan trọng là
phải dạy
cho con hiểu, để thành công phải học cách đối diện và chấp nhận thất bại
để khi
lớn lên con có trách nhiệm hơn đối với cuộc sống của mình.