TUỔI GIÀ, CHẾT,CON GÁI NGƯỜI THỢ DỆT,


Hòa thượng Silānanda giảng Hòa thượng Kim Triệu hiệu đính Sư Khánh Hỷ soạn dịch
04/03/2011 17:29 (GMT+7)
Số lượt xem: 2911
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Xin gởi đến quý vị ba bài này, để quý vị đọc và chia phước đến cho Bác Phạm Kim Khánh, trong tâm từ.
Sư Khánh Hỷ
 

 

 

TUỔI GIÀ

Người ta ít muốn nghe hay đề cập đến vấn đề tuổi già.  Ngay đến hai chữ tuổi già cũng là hai chữ bất hạnh trong ngôn ngữ.  Chẳng ai thích chuyện tuổi già, chẳng ai muốn thấy hay nghe hai chữ già nua.  Nhưng tuổi già đang đến, dầu ta không muốn thấy hay nghe đến nó.  Không ai tránh khỏi tuổi già, bởi vì tuổi già là một thực tại hiển nhiên trong cuộc sống của chúng ta.  Từ khi ta có mặt trong cuộc sống này, tuổi già đã đi song hành với ta.  Theo Vi Diệu Pháp, tiến trình già nua là một tiểu sát na đi liền sau thức tái sanh (thức đầu tiên trong cuộc sống).  Và một khi tiến trình tuổi già khởi sinh thì không có cách gì để chận đứng hay hay bắt tiến trình này quay trở lại.  Chẳng khác nào chiếc đồng hồ chạy bằng pile, một khi đã bỏ pile vào nó sẽ chạy mãi  cho đến khi hết điện.  Cũng vậy, từ tiểu sát na thứ hai của tâm đầu tiên trong cuộc sống tiến trình già nua tiếp tục diễn biến không ngừng nghỉ nơi nào.  Cho đến khi ở tuổi sáu hay bảy mươi, ta mới nghĩ rằng mình đã già hay đang già.  Nhưng thật ra trong từng phút giây, trong mỗi sát na, ngay khi còn trẻ, ta đã trở nên già hơn.  Lúc còn nhỏ ta nói ta “đang lớn lên”.  Đôi khi ta còn có ý tưởng là mình “đang trưởng thành”, mình đang trở thành một thanh niên hay một thiếu nữ v.v... Thật ra, sự lớn lên hay sự trưởng thành đó chính là sự già.  Như vậy, sự già đến với ta từng giây phút, từng sát na.  Không phải chỉ khi ta ở tuổi sáu mươi hay bảy mươi tuổi già mới đến.  Sự già đã đến cùng với sự sanh của chúng ta.  Bởi thế, không làm sao tránh được sự già.

 

Tại sao người ta sợ tuổi già?

 

Tại sao người ta không thích già?

 

Tôi nghĩ rằng tuổi già kéo theo bệnh hoạn.  Khi ta già, các bộ phận của cơ thể trở nên yếu đuối, mắt mờ dần, không còn sáng như trước đây, muốn nhìn thấy gì ta phải dùng kính.  Tai không còn nghe rõ nên ta phải dùng máy nghe.  Tóc trở màu muối tiêu, ta không muốn ai thấy mình già nên phải nhuộm tóc.  Có nhiều người do nhuộm tóc mà sinh ra bệnh, như ung thư chẳng hạn.  Như vậy, có rất nhiều điều không toại ý khi tuổi già đến.  Khi tuổi già đến, tuổi thanh xuân ra đi, ta không còn trẻ và khỏe mạnh như thời trai tráng.  Khi ta trở nên già trí nhớ ta giảm sụt, ta quên nhiều thứ.  Đó là chuyện thường tình xảy đến với mọi người ở tuổi già.  Có thể đây là một hình thức nhẹ của bệnh mất trí nhớ.  Biết bao nhiêu bất tiện, bao nhiêu sự khổ cùng đến với tuổi già.  Càng nghiên cứu tìm hiểu sâu xa về  sự già người ta càng chán ngán.  Không những thế, người trẻ lại không thích sống chung với những người già.  Điều này khiến người già cảm thấy cô đơn buồn tủi.  Họ có thể than phiền: “Ông già này hay bà già này đã cản trở hay xâm phạm vào công chuyện của ta”.  Họ than phiền đủ mọi chuyện.

 

Thế đấy, khi bạn già bạn sẽ dần dần bị lánh xa và bị đẩy ra ngoài lề của xả hội.  Bạn sẽ dần dần cảm thấy cô đơn, buồn tủi, bất hạnh.  Đó cũng là những hậu quả đáng thương của tuổi già.

 

Lúc già còn có hiện tượng “Nhi đồng hóa” nữa.  Nhiều người lúc già họ trở thành như trẻ con.  Đó cũng là một loại đau khổ nữa.  Biết bao nhiêu chuyện, bao trở ngại, bao đau khổ xảy đến với người già.  Tuổi già sức yếu, đi đứng không vững, cơ thể không còn chìu theo ý muốn mình, té lên té xuống, bầm mặt, bể đầu, gảy xương v.v...

 

Bởi những điều bất hạnh của tuổi già kể trên nên người ta không muốn già.  Mặc dù không muốn già, nhưng tuổi già vẫn đến, và con người ngày càng già hơn.  Ngày nay có nhiều người nói hay viết rằng họ có phương pháp giúp bạn ngăn cản tuổi già, bạn có thể trở nên trẻ trung trở lại .  Nếu tin tưởng họ, bạn sẽ trở nên nghèo túng vì bạn phải mua các sản phẩm của họ.

 

Tôi muốn hỏi họ rằng: 

 

Bạn có thể trẻ hơn trước đây không?

 

Ngay cả khi bạn viết câu này.  Và khi bạn viết đến phần cuối câu, lúc ấy bạn già hay trẻ hơn?  Chẳng hạn bạn viết như vầy:  “Chúng tôi hay các bạn có thể quay ngược lại tiến trình của sự già”.  Khi viết đến chữ cuối của câu, bạn đã già đi mấy giây rồi.  Bạn không thể nào trẻ trở lại.  Nhưng khi nghe nói hay đọc được rằng có phương thuốc hay cách thức làm cho bạn trẻ trở lại  thì bạn sẽ hăm hở mua sản phẩm chống già của họ.  Nhưng tuổi già là một tiến trình tự nhiên.  Không thể nào trở lại tuổi trẻ được.  Không thể tránh được tuổi già.  Tuổi già đến cùng với đời sống của ta, khi bạn có đời sống thì bạn phải có sự già.  Chúng ta không thể trốn chạy tuổi già.  Chúng ta phải sống với tuổi già.

 

Thái độ của Phật Giáo đối với tuổi già như thế nào?

 

Đức Phật dạy chư tăng, ni cũng như thiện nam tín nữ hằng ngày phải chuyên cần suy niệm đến năm điều: già, bệnh, chết, xa lìa người thân yêu, và nghiệp lực.

 

Về tuổi già ta phải suy niệm như sau:  “Chuyện đương nhiên là Ta phải già, Ta không thể nào tránh khỏi sự già”.  Câu này có nghĩa là ta không thể nào thoát khỏi sự già.  Hằng ngày phải suy niệm liên tục điều này.  đó   là lời khuyên của Đức Phật.

 

Và Đức Phật còn giải thích lý do tại sao ta phải suy niệm về sự già.  Bởi vì nếu không suy niệm về sự già bạn sẽ trở nên tự mãn về  sự trẻ trung của mình.  Vì tự mãn về  tuổi trẻ của mình, bạn sẽ có những hành động sai trái hay bất thiện dẫn bạn tái sinh vào khổ cảnh.  Để tránh khỏi các tai hại của tính tự cao ngã mạn về  tuổi trẻ và sức khỏe của mình, bạn phải suy niệm về  sự già.  Điều này có nghĩa là bạn phải đơn thuần quán sát sự già, nó thế nào hãy nhìn nó như thì đó, đừng thêm gì vào, đừng chạy quanh nó.  Một điều không thể tránh là chúng ta phải già và ta phải chấp nhận điều này.  Nói cách khác, suy niệm về sự già thực ra là chấp nhận sự già.  Một khi đã chấp nhận sự già thì sự già không còn quấy rầy ta nữa. 

Chúng ta biết rõ ràng rằng khi còn có thân ngũ uẩn thì ta còn phải già, điều này không thể nào tránh khỏi.  Và một khi có thân ngũ uẩn thì phải có sự chết đi liền.  Thật vậy, một điều thật tệ hại của sự già là: già sẽ dẫn đến chết.  Không phải đơn thuần chỉ có sự già thôi.  Cái già sẽ dần dần dẫn đến cái chết.  Và cuối cùng ta sẽ gặp cái chết.  Khi ta gặp cái chết thì ngũ uẩn không còn vận hành nữa, ta không còn sống nữa, thế rồi ta chết.  Thân thể và tâm trở nên yếu đến nổi phải chết.  Đó là lúc chúng ta gặp cái chết.  Như vậy, già không phải chỉ đơn thuần là già, già dẫn ta tiến dần đến cái chết trong từng giờ, từng phút, từng giây.  Đức Phật đã dạy:  “Giống như người chăn bò dẫn trâu bò về  chuồng, sự già dẫn đến cái chết”.  Bởi vì có sự già này, nên cái chết ngày nào đó sẽ đến, không thể nào thoát khỏi sự chết.

 

Cái già thật tệ hại, nhưng ta hãy dùng sự già này làm bàn đạp để thực hiện những điều lợi ích và tốt đẹp cho chúng ta, ngay cả để thoát khỏi sự già, nhưng không phải thoát khỏi sự già ngay trong kiếp sống này.  Trong kiếp sống này, chúng ta không thể làm được việc gì khác để thoát khỏi sự già.  Nhưng ta có thể làm được một việc đó là thực hành Thiền Minh Sát để thoát khỏi sự già trong trong tương lai.  Bằng cách này ta có thể dùng tuổi già làm bàn đạp, làm đà nhấn hay làm điểm khởi đầu cho việc hành thiền của chúng ta hầu thoát khỏi vòng tái sinh.

 

Đức Bồ Tát của chúng ta sống trong dục lạc ngũ trần trong mười ba năm.  Trong suốt mười ba năm đó, Bồ Tát chẳng hề chú tâm đến sự tái sinh hay già chết.  Nhưng một ngày nọ, khi dạo chơi trong vườn thượng uyển, Ngài  gặp một người già.  Ngài  trầm tư về người già này và thấy rằng có sự già, và không ai tránh khỏi sự già.  Một này nào đó  Ngài cũng sẽ già, vua cha cũng sẽ già v.v... Thấy rõ già là một thực tại  không thể tránh được,  Ngài  quyết định phải làm một cái gì đó  để thoát khỏi tiến trình của già nua.  Đó  là phải thoát khỏi đời sống thế tục, thực hành thiền để loại trừ tất cả mọi phiền não trong tâm.

 

Bằng cách này, chúng ta có thể sử dụng tuổi già như một sự khích lệ để làm một cái gì đó  có lợi cho chúng ta.  Đồng thời cũng dùng tuổi già để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta sẽ đi đến chỗ già nua một ngày gần đây.  Bạn hãy nỗ lực làm việc thiện ngay bây giờ, hãy tích cực hành thiền ngay bây giờ trước khi tuổi già đến quấy nhiễu, trước khi bạn trở nên quá yếu.  Bạn hãy khích lệ mình, hãy khuyên nhủ mình thực hành thiền để thoát khỏi tuổi già.  Khi nói thoát khỏi sự già nua cũng có nghĩa là thoát khỏi chính đời sống, thoát khỏi vòng tái sinh.

 

Bao lâu còn tái sinh thì còn có sự già.  Nếu ta không muốn có sự già nua thì ta phải không muốn có sự tái sinh.  Nếu ta nói: “Tôi muốn tái sinh làm một vị trời hay tái sanh vào cảnh người, nhưng không muốn già”, điều đó  không thể nào có được.  Đó  là ta đã mong muốn cái không bao giờ đạt được.  Nếu bạn không muốn có tuổi già thì bạn phải không muốn có ngũ uẩn, không muốn có thân tâm.  Đó là điều bạn cần phải hiểu.  Nhiều người nghĩ rằng giải thoát là được sinh vào một nơi nào đó, và bạn sẽ sống vĩnh viễn ở đó  mà không bao giờ chết.  Điều đó  không thể nào có được.  Một khi có tái sinh, một khi có khởi đầu, thì phải có phần giữa và phần cuối.  Nếu bạn không muốn có phần cuối, bạn phải không muốn có phầnn giữa và phần đầu.  Đó là phương cách để thoát ra khỏi sư tái sinh, già và chết.

 

Tiếp cận tuổi già một cách đúng đắn là chấp nhận nó là một thực tại, chấp nhận nó là là một sự kiện không thể tránh trong đời sống.  Và khi dùng sự già như một đà nhấn thì ta phải hành thiền để loại trừ tất cả những phiền não làm khởi sinh đời sống tương lai.

Theo Đức Phật, nếu bạn muốn thắng tuổi già, thì bạn phải chấp nhận nó rồi phải hành thiền.  Mặc dầu bạn đang già đi trong khi hành thiền nhưng bạn đang tiến gần đến chỗ chấm dứt sự già, đến chỗ tất cả phiền não đều dứt sạch, do đó không còn tái sinh nữa.  Khi không còn tái sinh thì không còn già chết.  Phương cách duy nhất để thoát khỏi sự già là hành thiền, không có phương pháp nào khác.  Thực hành các đường lối khác chỉ là si mê hay ảo tưởng mà thôi.

 

Ngày nay người ta thường đi giải phẩu để đương đầu với sự già.  Sau khi giải phẩu bạn có thể nhìn thấy trẻ ra, nhưng bạn không thực sự trẻ ra mà chỉ nhìn thấy trẻ ra thôi.  Ngay cả trong khi đang nằm trên giường giải phẩu bạn cũng đã già đi vài giây rồi.  Và sau khi giải  phẩu xong bạn lại  già hơn nữa.  Nhưng bạn trông có vẻ trẻ hơn hay không trẻ hơn tùy theo kết quả của cuộc giải  phẩu.  Nhiều người sau khi giải phẩu xong còn thấy tê hại hơn lúc trước.  Dầu cho cuộc giải phẩu có làm cho bạn thấy trẻ ra đi nữa, nhưng bạn chỉ thấy trẻ ra thôi chì thật sự bạn đã già đi rồi.  Ngày qua ngày bạn trở nên già hơn.  Trong khi đang nằm trên giường giải phẩu, bạn cũng đang già dần.  Cố gắng thắng sự già bằng cách này chẳng có hiệu quả gì cả mà chỉ chuốc lấy thảm bại vì bạn không thắng được sự già dầu cho bạn có được thấy trẻ ra thôi.

 

Cách hay nhất để đương đầu với tuổi già là hãy chấp nhận tuổi già và đừng quá ưu tư lo lắng về  sự già nua.

 

Vậy thì, ta phải có thái độ như thế nào đối với tuổi già.  Phải luôn luôn suy niệm rằng:  “Tuổi già là một thực tại, một điều có thật, tôi chấp nhận tuổi già và điều tôi cần làm là tìm cách thoát ra khỏi vòng luân hồi tái sinh để không còn phải chịu cảnh già chết nữa.” 

 

Vì không thể chống lại tuổi già hay thoát khỏi sự già bằng những đường lối khác với việc hành thiền nên thái độ thích đáng của chúng ta là chấp nhận tuổi già và không lo lắng băn khoăn hay sợ hãi tuổi già.  Lo lắng sợ hãi sự già nua còn tệ hại hơn cả sự già nua nữa.  Nếu bạn chấp nhận tuổi già: “Được, tuổi già đến, ta chấp nhận nó, ta không thể trốn thoát nó”  thì là bạn an vui và có thể đương đầu với tuổi già.

 

Cũng như sự mất ngủ.  Lo lắng về sự mất ngủ còn tệ hại hơn chính sự mất ngủ.  Đừng lo sợ về  sự mất ngủ.  Có bao nhiêu người mất ngủ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm nọ mà họ có sao đâu.  Cái làm cho bạn đau khổ là sợ mất ngủ hay nghỉ đến những hậu quả tai hại của sự mất ngủ.  Cũng vậy, đối với sự già ta cũng có thái độ tương tự.  Hãy để tuổi già đó, bởi vì nó đã có mặt sẵn đó  rồi.  Chúng ta không thể làm gì được với nó.  Hãy chấp nhận nó rồi tìm cách sống với nó và diệt nó bằng đường lối thực hành của Đức Phật.  Đó  là phương cách duy nhất và hiệu quả nhất để đương đầu với tuổi già.

 

Các bác sĩ thẩm mỹ chắc không thích tôi, nhưng họ có không nghe tôi thì cũng chẳng có gì quan trọng.  Không cần giải phẩu, chỉ cần hành thiền, hành thiền rẻ hơn nhiều.

 

Đức Phật chỉ cho ta thấy:  Dứt trừ phiền não là con đường duy nhất để loại trừ, không những sự già nua, mà còn cả sự tái sinh, sự chết, lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, và các đau khổ khác.  Và muốn loại trừ phiền não thì phải thấy rõ thực tướng của sự vật.  Chỉ khi nào thấy rõ thực tướng của sự vật thì phiền não mới được loại trừ.  Chúng ta luôn luôn bị dính mắc vào chuyện này hay chuyện kia.  Bởi vậy, cần thấy rõ thực tướng của sự vật để không còn dính mắc vào chúng nữa.  Chúng ta muốn thoát khỏi tham đắm, dính mắc thì phải nỗ lực hành thiền, và nếu nỗ lực, cố gắng chúng ta sẽ thành công.

 

Điều quan trọng là thấy rõ thực tướng của sự vật, đó  là thấy rõ đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của sự vật.  Muốn thấy rõ đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của sự vật chúng ta phải hành Thiền Minh Sát.  Chỉ có Thiền Minh Sát mới giúp ta thấy rõ chân tướng của sự vật.  Trước tiên chúng ta thực hành chánh niệm.  Khi tâm chánh niệm khắn khít vào đề mục ta sẽ có định tâm.  Đó là tâm trong sáng, an tịnh tĩnh lặng.  Khi tâm an tịnh tĩnh lặng và trong sáng ta sẽ bắt đầu thấy rõ chân tướng của sự vật.  Vậy hãy trở về với những thực tập căn bản của chánh niệm.  Nếu chúng ta thực hành chánh niệm, nếu chúng ta tích cực thực hành một cách nghiêm túc, một ngày nào đó chúng ta sẽ vượt thắng, không những sự già nua mà cả sự tái sinh, bệnh tật và chết chóc.  Có nghĩa là chúng ta đã thoát ra khỏi vòng luân hồi tái sinh.

 

NHỮNG BÀI HỌC

TỪ SỰ CHẾT

 

Hôm nay, tất cả các bạn họp trong giảng đường này để hồi hướng công đức đến những thân nhân quá vãng, nhưng trước hết chúng ta phải biết sự chết là gì.

 

Theo nghĩa thông thướng chết là chấm dứt cuộc sống.  Và vì cuộc sống, bản thân nó, là giả tạm, nên sự chết cũng vậy.  Những ai đã qua đời thì cũng đang sống đời sống mới của họ.  Sự sống đi liền ngay sau sự chết.  Người sống đời sống mới này cuối cùng sẽ gặp cái chết trở lại.  Sau khi chết có tái sanh, rồi lại chết, lại tái sanh... cứ như thế tiếp diễn mãi.  Đó là điều mà chúng ta gọi là vòng tái sinh (Samsarā) sinh, sinh, tử, tử... vô cùng vô tận.

 

Sự chết không phải là một điều lạ lùng bởi vì ai cũng phải chết.  Nhiều người có thể nghĩ rằng chết là sự chấm dứt rốt ráo của cuộc sống.  Là những người Phật tử, chúng ta không tin như vậy.  Đối với chúng ta chết chỉ là một hiện trượng tạm thời.

 

Khi chúng ta quá thương yêu một người nào đó trong gia đình, thì chúng ta khó có thể chấp nhận việc mất người đó, nhưng hãy nghĩ lại xem người đó đâu có mất đi vĩnh viễn đối với bạn.  Đức Phật dạy rằng:  Vì chúng ta sống chung với nhau nhiều lần trong nhiều kiếp sống này, chúng ta sẽ sống chung với nhau trong các kiếp khác.  Trong các chuyện Jātaka, ta thấy Đức Phật và các môn đồ của Ngài như Sariputta, Moggalana, Ananda, Rāhula...  đã gặp gỡ nhau nhiều kiếp sống khác nhau.  Cái chết của người thế tục thực ra chẳng chấm dứt được gì cả, bởi vậy chúng ta sẽ gặp lại người chết trong kiếp sống tương lai.

 

Ở Mandalay Miến Điện có xảy ra câu chuyện:  Một người đàn bà có chồng vừa mới mất.  Bà thương tiếc ông chồng vô cùng nên than khóc không dứt.  Chư Tăng được mời đến làm lễ tại nghĩa trang để hồi hướng phước báu đến người đã chết, nhưng vì bà la khóc quá đổi nên Chư Tăng không tụng kinh làm lễ được.  Trong số Chư Tăng đến làm lễ có một vị sư lớn tuổi, cao hạ, và nổi tiếng trong việc dạy đạo, thấy tình trạng như thế bèn nói với bà:

 

- Bà khóc như thể bà không còn gặp lại ông nữa.

 

Nghe thế bà chợt ngộ ra và nín khóc.  Sau đó, Chư Tăng bắt đầu làm lễ.

 

Đức Phật dạy rằng trên thế gian này, khó tìm ra người chưa từng là ông bà cha mẹ anh em vợ chồng con cháu của chúng ta.

 

Điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là phải đối phó hay phản ứng thế nào trước sự chia ly, sự mất mát lớn lao như vậy.  Khi trong gia đình có một người ra đi, trước sự mất mát này tất cả chúng ta đều đau khổ.  Chúng ta nên khóc lóc thương tiếc hay nên tự chủ kiểm soát mình, hiểu rõ sự kiện thực tế và suy niệm về sự chết? 

 

Tôi không thể khuyên bạn và những người trong gia đình không nên thương tiếc, sầu muộn.  Khuyên như vậy thì hơi khắc khe và có vẻ thiếu tình cảm quá, chẳng phải lẽ chút nào, bởi vì than khóc, tiếc nuối trước sự ra đi của một người thân yêu là chuyện tự nhiên.  Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn nên làm chủ và kiểm soát sự đau thương phiền muộn của mình, đừng để sự tiếc thương chế ngư nặng nề khiến nhiều sự tai hại đáng tiếc có thể xảy đến cho bạn.  Điều quan trọng là cần nhận ra rằng đây là cơ hội, đây là lúc thích hợp để bạn suy niệm về sự chết và để chấp nhận chúng với sự hiểu biết.

Có một chuyện tiền thân (Jātaka) nói về sáu người đã có thái độ thích đáng cùng phản ứng tốt đẹp trước cái chết của người thân.  Thời bấy giờ, Bồ tát là một nông dân sống với vợ cùng con trai và con gái.  Người con trai có vợ và người con dâu cùng sống với gia đình chồng.  Trong nhà còn có thêm một người giúp việc.

Ngày nọ người nông phu cùng con trai nhúm lửa để đốt rác trên rẩy.  Chẳng may chỗ nhóm lửa gần một ổ mối, và một con rắn độc đang nằm trong đó.  Giận dữ vì khói cay, con rắn phóng ra cắn chết người con trai.  Người nông phu bình tỉnh đặt xác con trai dưới cội cây, lấy áo đắp xác con rồi tiếp tục làm việc như thường.  Thấy người cùng làng đang trên đường về làng, người nông phu nhờ ông ta nhắn với vợ mình:  "Hôm nay chỉ đem một phần cơm thôi.  Tất cả mọi người trong gia đình đều phải tắm rửa sạch sẽ, xức dầu thơm, đeo tràng hoa và đi đến đây".

Người vợ hỏi người cùng làng rằng ai là người nhắn tin này, người lớn tuổi hay người nhỏ tuổi?  Người cùng làng cho biết người nhắn tin là người lớn tuổi.  Vợ người nông phu hiểu rằng con trai mình đã chết.  Tất cả mọi người trong gia đình bình tỉnh làm theo lời nhắn nhủ và chẳng hề tỏ vẻ buồn thương chút nào.

Khi cơm đem đến, người nông phu yên lặng ngồi ăn trong khi đó những người khác trong gia đình đi gom củi để làm giàn hỏa.  Họ làm việc trong yên lặng bình thản.  Rất thán phục trước thái độ của những người này, và muốn giúp họ nên Trời Đế Thích hiện thành một người đàn ông đến gặp họ, đầu tiên Trời Đế Thích hỏi người nông phu:

        - Các bạn đang chuẩn bị để đốt cái gì đó?

        - Để thiêu một người chết.

        - Không thể là một người chết.  Một con nai chết thì đúng hơn, bởi vì tôi thấy các bạn chẳng tỏ vẻ thương tiếc gì cả.

        - Không, đúng là một người chết !

        - Như vậy người chết phải là kẻ thù của bạn?

        - Không, nó là con trai của trôi.

        - Như vậy chắc nó không phải là đứa con trai mà bạn yêu thương nhiều?

        - Không, tôi rất thương yêu nó.

        - Thế tại sao tôi chẳng thấy ông buồn bã chút nào cả?

        - Cũng như con rắn lột vỏ bỏ đi, chẳng hề nhìn chiếc vỏ cũ để lại, con tôi bỏ xác thân này để đi đến một cảnh giới khác, chỉ có thế thôi.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.

Trời Đế Thích quay sang vợ người nông phu và hỏi cùng câu hỏi.  Bà ta trả lời:

        - Khi nó đến chẳng ai mời nó, và khi nó ra đi, nó cũng chẳng cần hỏi ý kiến chúng tôi có bằng lòng không.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa, cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.

Trời Đế Thích hỏi người em gái:

 

        - Anh trai là người rất thương yêu của cô.  Tại sao anh trai chết mà cô chẳng tỏ chút tiếc thương nào cả?

 

Cô em gái trả lời:

 

        - Nếu khóc thương anh trai, tôi sẽ gầy còm.  Thân nhân và bạn bè tôi sẽ lo lắng buồn khổ vì tôi.  Như vậy tôi làm họ càng đau khổ hơn nữa.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.

 

Trời Đế Thích bèn hỏi vợ của người chết, và cô ta trả lời:

 

        - Đau buồn tiếc thương cho người chết chẳng khác nào trẻ con khóc cho mặt trăng khi đầy khi khuyết; điều này chẳng ích lợi gì cả; vì vậy tôi chẳng khóc thương.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.

 

Trời Đế Thích bèn hỏi người giúp việc:

 

        - Phải chăng người chết là một người chủ không tốt nên khi ông ta chết cô chẳng khóc thương tiếc nuối.

       

        - Không, cậu ta đối xử với tôi rất tử tế. Tôi thương cậu ta chẳng khác nào thương con trai của mình.

 

        - Thế sao cô chẳng tỏ vẻ tiếc thương chút nào?

 

        - Bình đã vỡ thì chẳng thế nào đựng nước được.  Không thể nào làm cho người chết sống lại, dầu có phép thần thông đi nữa.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.

 

Đó là bài học chúng ta đã học được qua những câu trả lời của năm người về thái độ của họ trước cái chết của người thân.  Những câu trả lời trên rất ý nghĩa và ích lợi cho chúng ta. Khi buồn đau trước sự ra đi của người thân, hãy cố gắng nhớ đến những câu trả lời, và thái độ của những người trong câu chuyện này.

 

Trời Đế Thích lấy làm hoan hỉ trước trước những câu trả lời của năm người này bèn nói với họ:

 

Từ nay trở đi, các bạn không phải làm lụng quá khó nhọc để kiếm ăn hằng ngày nữa.  Ta sẽ giúp các bạn đầy đủ của cải để sống hạnh phúc tu hành cho đến hết cuộc đời của các bạn.

 

Tại sao người nông phu, vị bồ tát tiền thân Phật Thích Ca, rất bình thản trước cái chết của con mình?

 

Theo chú giải thì bồ tát luôn luôn dạy cho những người trong gia đình mình về sự chết, về bản chất của sự chết, về bản chất vô thường, hoại diệt của các sự vật trên thế gian.  Chúng ta phải thực hành phương pháp suy niệm về sự chết này.  "Suy Niệm Về Sự Chết", một trong "Bốn Điều Bảo Vệ Cho Việc Hành Thiền" là dụng cụ, là phương tiện hữu hiệu để chế ngự uất ức than khóc trước sự ra đi của người thân.  "Suy niệm về sự chết" là một pháp suy niệm hỗ trợ đắc lực cho Thiền Minh Sát.  Suy niệm về sự chết giúp chúng ta dễ dàng chấp nhận sự chết:  chấp nhận sự chết của người khác cũng như sự chết của chính mình.

 

Chuyện tiền thân trên được Đức Phật kể ra để nhắc nhở và dạy dỗ cho một người đàn ông vừa mới mất con.  Ông ta âu sầu than khóc mãi đến nỗi chẳng còn làm được việc gì hằng ngày.  Từ bài học này chúng ta hãy cố gắng kiểm soát sự lo âu phiền muộn, uất ức than khóc để giảm thiểu chúng.  Tôi không bảo bạn đừng ưu sầu, nhưng tôi muốn khuyên các bạn hãy cố gắng giới hạn đừng để ưu sầu vượt quá lãnh vực của nó.

 

Một số người không thể dễ dàng bình thản trước sự ra đi của người thân, đặc biệt là trường hợp người thân mất đi trong một tai nạn thảm khốc, mất đi trong lúc còn trẻ tuổi.  Bạn phiền trách ai bây giờ?  Chẳng có ai để bạn phiền trách ngoại trừ cái nghiệp của mình.  Chết là định luật chung của mọi người. Đây là một định luật khắc nghiệt, không dành riêng ân huệ cho một người nào.  Bạn không thể trả giá hay mặc cả với nghiệp, xin nghiệp cho bạn một đặc ân.  Những gì đã làm trong quá khứ, chúng ta sẽ gặt hái kết quả trong hiện tại.  Một cách làm giảm thiểu ưu buồn hữu hiệu là hãy suy tưởng như sau: "Người thân ta chết là do nghiệp của họ.  Bây giờ ta khóc lóc thương tiếc.  Sự khóc lóc thương tiếc này có đem lại lợi ích chút nào cho họ không?  Chúng ta ai cũng biết rằng uất ức than khóc chẳng đem lại lợi ích chi cho người chết cũng như người còn sống. 

 

Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ?  Có hai điều cần phải xét đến:  Trước tiên, đối với người quá vãng.  Thứ đến, đối với chúng ta.

 

Đối với người quá vãng:  Cách duy nhất có thể giúp đỡ người quá vãng là hồi hướng phước báu đến họ.  Và trước khi hồi hướng phước báu chúng ta phải làm phước, bởi vì chúng ta chỉ có thể hồi hướng hay chia những gì chúng ta có.  Tạo phước báu để hồi hướng đến người đã khuất là bổn phận chúng ta phải làm, một nghĩa vụ chúng ta phải hoàn mãn.  Người đã khuất luôn luôn trông chờ phước báu hồi hướng của thân nhân và gia đình.  Khi chúng ta hồi hướng phước báu đến người quá vãng, người quá vãng sẽ hoan hỉ với phước báu của chúng ta, do đó họ nhận được phước báu.  Và khác với trường hợp ở thế gian, phước báu này sẽ trả quả tức khắc đến họ.  Trong thế giới của họ, họ hưởng phước báu ngay tức khắc dưới hình thức thực phẩm, áo quần, chỗ ở v.v... Như vậy bổn phận của chúng ta là hãy làm phước và hồi hướng phước báu đến người đã khuất.

 

Đối với chúng ta:  Hãy biến hoàn cảnh xấu thành cơ hội tốt.  Hãy suy tưởng đến sự chết.  Người ấy chết và ta cũng sẽ chết một ngày nào đó, có thể hôm nay, ngày mai, năm năm, mười năm hay ba mươi năm nữa.  Có ai biết được lúc nào chúng ta sẽ ra đi.  Đời người ngắn ngủi làm sao!  Bây giờ chúng ta còn có thời giờ thì hãy tạo những phước báu mà chúng ta có thể làm, bởi vì một ngày nào đó chúng ta sẽ già nua hay bệnh hoạn không còn làm được nữa.  Chúng ta phải thực hành Giới, Định, Huệ.  Chúng ta phải tạo nhiều phước báu để lúc rời bỏ thân thể này, ra đi một cách nhẹ nhàng (dĩ nhiên không phải ra đi như một vị A la hán).  Như vậy đối với chúng ta, chúng ta có thể rút ra được những bài học tốt đẹp khi có sự đau thương xảy ra.  Chúng ta có thể học cách tạo nên những phước báu tốt đẹp cho kiếp sống sau này.

 

Tóm  lại, có hai việc chúng ta cần phải làn trong hiện tại là:  làm phước và hồi hướng phước báu đến người quá vãng.

 

Chúng ta hãy rút ra những bài học tốt đẹp từ hoàn cảnh hiện tại.  Chúng ta hãy nỗ lực tinh tấn không nên lười biếng trì hoãn.

 

Như vậy, tang lễ trong Phật Giáo được tổ chức nhằm đem lại lợi ích cho người đã khuất và cũng là dịp để cho người còn sống suy niệm về sự chết, suy niệm về sự vô thường.

CON GÁI NGƯỜI THỢ DỆT

 

Hôm nay, tôi sẽ nói với các bạn về cô con gái  của người thợ dệt.  Chuyện này xảy ra vào thời kỳ Đức Phật còn hiện tiền. Từ câu chuyện này chúng ta có thể học được một số bài học.  Chúng ta học được rằng: cần phải hành thiền tích cực, tinh tấn, chuyên cần, đồng thời cũng học được bài học chánh niệm về sự chết.

 

Một ngày nọ, Đức Phật đến thành phố Savāthi.  Dân chúng đón chào và mời Ngài dùng cơm trưa.  Sau khi dùng cơm xong Ngài thuyết pháp.  Đức Phật đã dạy cho họ “quán tưởng về sự chết” hay “niệm về sự chết”.  Niệm về sự chết là một trong bốn mươi đề mục của Thiền Định hay Thiền Vắng Lặng chứ không phải là Thiền Minh Sát.  Tuy nhiên, niệm về sự chết giúp ích cho việc hành Thiền Minh Sát.  Khi Đức Phật khích lệ người dân ở đó hành thiền niệm về sự chết, Đức Phật dạy:

 

“ Các con phải quán tưởng về sự chết.  Đời sống thật bấp bênh.  Cái chết là điều chắc chắn. Chúng ta chắc chắn sẽ chết, chết sẽ chấm dứt sự sống của chúng ta. Đó là cách mà chúng ta hành thiền niệm về sự chết”. 

 

Chú giải dạy rằng:

 

“Người hành thiền niệm về sự chết sẽ gặt hái được nhiều lợi ích”.

 

Người không quán tưởng về sự chết thì sẽ sợ hãi khi sắp chết giống như một người gặp rắn mà trên tay không có một cái cây nào thì sẽ rất run sợ.  Nhưng người hành thiền niệm về sự chết không run sợ khi sắp chết.  Người đó chẳng khác nào một người trên tay có cây gậy, khi gặp rắn họ không lo sợ mà họ có thể dùng cây để vít con rắn lên.  Bởi vậy, Đức Phật  dạy chúng ta chánh niệm về sự chết.  Có một điều lạ lùng, càng niệm về sự chết thì càng không sợ chết.  Nhiều người nghĩ rằng, càng niệm về sự chết thì sợ chết hơn.  Nhưng sau khi thực hành họ thấy rằng niệm về sự chết thì lại không sợ chết, chẳng phải hoàn toàn không sợ sự chết, nhưng ít nhất sự sợ chết cũng giảm đi phần nào.  Niệm về sự chết nhiều lần, chúng ta trở thành quen thuộc với sự chết và có thể đối diện với sự chết mà không lo sợ.  Như vậy, phương pháp của Đức Phật là đối diện với sự chết hơn là chạy thoát khỏi cái chết.  Đức Phật dạy chúng ta đối diện với nghịch cảnh, đương đầu với nghịch cảnh chứ không trốn chạy.  Đây là phưongcách đối  xử với nghịch cảnh hoàn toàn khác biệt với phương cách đối trị của người đời.

 

Người đời không muốn nghe về sự chết, họ cũng không muốn nghĩ về sự chết.  Mặc dầu họ không muốn nghe hay nghĩ đến cái chết, nhưng cái chết là điều chắc chắn.  Và một ngày nào đó cái chết sẽ đến, chúng ta không thể nào trốn chạy được.  Như vậy cách tốt nhất là phải chuẩn bị cho cái chết hơn là trốn chạy, giờ phút cuối cùng rồi sẽ đến. 

 

Đức Phật đã dạy cho rất đông thính chúng tại Savāthi hành thiền quán niệm về sự chết.  Nhưng sau khi nghe những lời dạy của Đức Phật chẳng ai chịu thực hành.  Không ai xem lời dạy của Đức Phật về sự chết là quan trọng, và không ai nghiêm túc thực hành.  Họ đi theo đường lối của họ và quên hẳn những lời dạy của Đức Phật.  Chỉ có một cô gái mười sáu tuổi, con người thợ dệt, nghe theo lời Đức Phật, thực hành quán tưởng về sự chết hàng ngày, và cô đã thực hành được ba năm.  Ba năm sau, Đức Phật trở về lại thành phố Savāthi để dạy dỗ tiếp cho cô gái.

 

Một ngày nọ, khi Đức Phật  dùng trí tuệ quán xét tất cả chúng sanh trên thế gian, tìm xem chúng sanh nào duyên lành chín muồi có thể giác ngộ.  Cô bé này đi vào tầm nhìn của Ngài.   Đức Phật biết cô gái có đủ khả năng để giác ngộ, và vào buổi giảng hôm nay Đức Phật sẽ tán dương cô gái khi cô ta trả lời đúng bốn câu hỏi của Ngài.  Khi Ngài đến thành phố Savāthi, dân chúng mời Ngài dùng cơm trưa.  Sau khi dùng cơm xong Đức Phật ngồi chờ cô gái.  Mặc dầu có hàng ngàn, hàng vạn người đang đợi chờ Đức Phật giảng pháp, nhưng Ngài vẫn không nói một lời nào, khi không có mặt cô gái ở đó.  Đức Phật  nghĩ rằng: 

 

“Như Lai vì lợi ích của cô gái mà đến đây, nhưng cô gái chưa đến”. 

 

Ngài vẫn yên lặng đợi cô gái.  Khi Đức Phật không nói thì không một ai dám nói một lời nào.  Tất cả đều yên lặng.

 

Cô gái nghe tin Đức Phật đến rất vui mừng.  Cô có lòng nhiệt thành với Đức Phật.  Cô rất kính thương Ngài và xem Ngài như cha ruột của mình.  Cô hân hoan đi đến gặp Ngài để nghe lời dạy của Ngài.  Với đức tin, cô gái hân hoan chuẩn bị đến gặp Phật và có cảm tưởng như sắp gặp lại người cha kính yêu của mình. 

 

Nhưng lúc sắp sửa đi, cha ruột cô, người thợ dệt, nói với cô ta: 

 

“Cha đang dệt dở dang tấm vải, và ngày hôm nay cha phải dệt cho xong để giao cho khách.  Con hãy mau mau đánh suốt chỉ cho cha”.

 

Nghe người cha nói thế, cô gái nghĩ rằng:

 

“Ta muốn gặp Đức Phật để nghe những lời dạy dỗ của Ngài, nhưng cha ta bảo ta phải đánh chỉ.  Bây giờ ta phải làm thế nào đây?.  Ta nên đến nghe Đức Phật thuyết pháp hay nên đánh chỉ”.

 

Cô lại nghĩ tiếp:

 

“Nếu ta không đánh chỉ cho cha ta, cha ta sẽ không làm xong tấm vải để giao cho đúng hẹn.  Vậy trước tiên ta hãy đánh chỉ, sau khi đánh chỉ xong ta sẽ đến nghe Đức Phật thuyết pháp”. 

 

Suy nghĩ như thế nên cô đi đánh chỉ, rồi đặt chỉ vào rổ đem đến tiệm dệt cho cha cô.  Trên đường đi đến tiệm dệt, cô đi ngang qua chỗ Đức Phật thuyết pháp.  Cô dừng chân ở bên ngoài đám đông và nhìn Đức Phật.  Đức Phật thấy cô bé từ đàng xa, Ngài nhìn cô ta với cặp mắt thật từ ái.  Cô có cảm tưởng như Đức Phật muốn nói với cô là Ngài muốn cô lại gần hơn.  Thế là cô gái bỏ rổ chỉ xuống và đi đến gần Ngài.  Lúc cô đến gần, Đức Phật hỏi cô gái bốn câu hỏi:

 

Đức Phật hỏi:

“Con từ đâu đến?”

 

Cô gái trả lời:

“Bạch Ngài. Con không biết”.

 

Đức Phật hỏi câu thứ hai:

“Con sẽ đi về đâu?.”

 

Cô gái trả lời:

“Bạch Ngài. Con không biết”.

 

Đức Phật hỏi câu thứ ba:

“Con không biết thật sao?.”

 

Cô gái trả lời:

“Bạch Ngài. Con biết”.

 

Câu cuối cùng là:

“Con biết thật sao?”.

 

Cô gái trả lời:

“Bạch Ngài. Con không biết”.

 

Nghe cô gái trả lời như vậy, quần chúng rất bất bình.  Họ nghĩ:

 

“Cô bé này muốn nói gì thì nói. Cô nói như đùa chơi.  Không tôn trọng Đức Phật”.

 

Trước thái độ trả lời như nhát gừng của cô bé, quần chúng không hài lòng và tỏ vẻ phản đối.  Đức Phật bảo quần chúng im lặng, và Ngài hỏi tiếp cô bé:

 

“ Khi Như lai hỏi:  "con từ đâu đến". Tại sao con trả lời là "con không biết”.

 

Cô gái nói:

 

“Bạch đức Thế Tôn, Ngài biết hết mọi chuyện, cho nên Ngài biết con từ đâu đến.  Con đến từ nhà con, cha con là người thợ dệt.  Con biết Ngài biết điều đó, nên khi Ngài hỏi câu này con nghĩ rằng Ngài muốn hỏi:  "Từ kiếp sống nào con đã tái sinh lại đây”.  Bởi vì con chẳng biết từ đâu con tái sanh đến đây, nên con trả lời là "con không biết”.

 

Nghe cô gái trả lời như vậy, Đức Phật rất hài lòng.  Ngài nói:

 

“Lành thay, lành thay, con đã trả lời đúng câu hỏi của Như lai”.

 

Đức Phật khen ngợi cô đã trả lời đúng câu hỏi của Ngài, rồi  Đức Phật hỏi câu kế tiếp:

 

“Khi Như lai hỏi:  "Con sẽ đi về đâu".  Tại sao con trả lời là "con không biết”.

 

Cô gái lại trả lời:

 

“ Bạch Ngài.  Ngài biết rằng từ đây con sẽ đi về chỗ dệt vải của cha con.  Con biết Ngài biết điều đó, nên khi Ngài hỏi câu này con nghĩ rằng Ngài muốn hỏi:  "Con sẽ tái sinh về đâu khi con từ bỏ đời sống này", và điều này con không biết nên con trả lời với Ngài là "con không biết”.

 

Đức Phật lại khen ngợi cô bé nói:

 

“Lành thay, lành thay”. 

 

Và Ngài nói rằng cô đã trả lời đúng câu hỏi của Ngài.

 

Đức Phật lại nói tiếp:

 

"Khi Như Lai hỏi: "Con không biết thật sao?" Tại sao con trả lời là "con biết"

 

 Cô gái nói:

 

“Bạch Đức Thế tôn, khi nghe Ngài hỏi câu "Con không biết thật sao?"  Con nghĩ rằng Ngài muốn hỏi con "Có thật là con không biết cái chết chắc chắn sẽ đến với con chăng?"  Con biết rằng con sẽ chết nên con trả lời là "Con biết." 

 

Đức Phật lại nói: “sathu, sathu”, "lành thay, lành thay" để tán dương cô gái.  Rồi Ngài lại hỏi tiếp:

 

"Khi Như lai hỏi "Con biết thật sao?".  Tại sao con lại trả lời là "con không biết”.

 

Cô gái nói:

 

“Bạch Đức Thế Tôn, khi nghe Ngài nói câu "Con biết thật sao?" Con nghĩ rằng: Mặc dầu con biết cái chết chắc chắn sẽ đến với con,  nhưng con không biết lúc nào cái chết sẽ đến.  Con không biết buổi sáng, buổi chiều, tháng này hay tháng tới con sẽ chết.  Vì con không biết lúc nào cái chết sẽ đến nên con trả lời là con không biết”.

 

Đức Phật lại khen ngợi:

 

“Lành thay, lành thay, con đã trả lời đúng câu hỏi của Như Lai”. 

 

Đức Phật lại khen tặng cô gái.

Sau khi nghe cô gái trả lời bốn câu hỏi.  Đức Phật nói với quần chúng:

 

“Các con không biết ý nghĩa câu hỏi của Như Lai, bởi vậy các con chỉ trích cô gái này, nhưng cô gái lại hiểu ý nghĩa câu hỏi của Như Lai.  Cô ấy đã trả lời đúng.  Người nào không có huệ nhãn, không có trí tuệ, là kẻ mù.  Người nào có được huệ nhãn mới là người hiểu biết”. 

 

Tiếp theo Đức Phật lại nói một câu kệ:

 

"Thế gian như kẻ mù, chỉ một số ít có sự thấy rõ, chẳng khác nào những con chim bị lưới sập, chỉ một số ít thoát khỏi”.

 

Ở đây Đức Phật nói thế gian này mù tối có nghĩa là phần lớn chúng sanh trong thế gian không thông minh, phần lớn chúng sanh không có trí tuệ; vì thế thế gian mới tăm tối.  Điều này có nghĩa rằng: ít ai biết được cách hành Thiền Minh Sát và thấy rõ chân tướng của sự vật.  Người biết hành Thiền Minh Sát thấy rõ chân tướng của sự vật rất ít ỏi, người được tái sanh vào cõi trời và những người đạt Niết Bàn rất ít giống như chỉ có một số chim thoát khỏi lưới sập của người thợ săn.  Sau khi chấm dứt xong bài kệ này cô gái đắc quả Tu Đà Hườn.

 

Trong câu chuyện này, trước tiên cô gái có thể trả lời những câu hỏi của Đức Phật một cách đúng đắn, đúng như những gì Ngài muốn hỏi, đúng theo ý định của Ngài; bởi vì cô gái đã hành thiền quán tưởng về sự chết trong vòng ba năm.  Bởi thế khi Đức Phật hỏi:

 

"Con không biết hay là con biết”.  Cô gái có thể trả lời câu hỏi của Đức Phật.  Nếu cô không hành thiền thì cô không thể nào trả lời câu hỏi của Đức Phật một cách đúng đắn được, và ngay cả việc đi tới gặp Đức Phật cô cũng không đi nữa.  Bởi vì cô đã tinh tấn hành thiền trong ba năm, và cô có đức tin nhiệt thành vào Đức Phật, nên khi Ngài đến thành phố mà cô đang cư ngụ, cô quyết định phải gặp Đức Phật ngay.

 

Chúng ta phải thấy được tầm quan trọng của việc hành thiền thường xuyên.  Không phải chỉ hành thiền một, hai ngày rồi bỏ qua, hai ba tháng sau mới tiếp tục.  Hành thiền tùy hứng, không đều đặn thì không tạo được đà tiến bộ.  Chúng ta phải thường xuyên giữ chánh niệm có nghĩa là hàng ngày lúc nào cũng chuyên cần tinh tấn chánh niệm.  Chúng ta có thể chọn bất kỳ đề mục nào trong Thiền Minh Sát để hành thiền, sẵn sàng chờ đợi cơ hội tốt đến.

 

Như vậy, điều quan trọng là chúng ta phải liên tục chánh niệm hàng ngày, chuyên cần chánh niệm chứ không phải lâu lâu mới chánh niệm một lần.  Nếu chúng ta có sự ước mong, tha thiết, có tâm cương quyết hành thiền dầu ở bất cứ nơi nào thì chúng ta sẽ thành công.  Ở những xứ Tây Phương, người ta than phiền rằng họ quá bận rộn không đủ thì giờ để hành thiền.  Thật ra, nếu họ cương quyết phải hành thiền với bất cứ giá nào thì họ sẽ tìm ra thì giờ để hành thiền.  Vậy, điều quan trọng là phải quyết tâm và chuyên cần hành thiền mỗi ngày.  Tiếp theo là phải niệm về sự chết.  Mặc dầu niệm về sự chết là hành thiền định hay thiền vắng lặng, nhưng đây là loại thiền rất tốt cần phải thực hành.  Đây cũng là loại thiền hỗ trợ cho việc hành Thiền Minh Sát

 

Một điều nữa tôi muốn nói đến là khi bạn đọc những câu chuyện như câu chuyện này, bạn thấy rằng vào phần cuối, sau khi Đức Phật nói xong một bài kệ gồm bốn câu, mỗi câu tám chữ hay tám âm, nhiều người nghe đắc quả.  Dường như họ đắc quả một cách dễ dàng sau khi nghe câu kệ chỉ có ba mươi hai chữ hay ba mươi hai âm.  Ba mươi hai chữ khi nghe phải tốn bao nhiêu thời gian?  Chắc khoảng mười hay hai mươi giây.  Chỉ nghe một câu kệ mười hay hai mươi giây mà đắc quả.  Nghe câu chuyện này người ta cảm thấy được khích lệ.  Thực ra, những người sau khi nghe một bài hay một câu kệ mà giác ngộ không phải là không qua Thiền Minh Sát đâu?  Không phải chỉ nghe một câu kệ là đắc quả ngay đâu.  Những chi tiết trong câu chuyện ít khi được nhắc đến.  Những người từng hành thiền sẽ có kinh nghiệm rõ ràng về điều này.  Nhờ đã hành thiền trước đây nên khi thiền sinh nghe một câu nói, một câu nhắc nhở đúng thời đúng lúc, một cách như phản xạ, thiền sinh  này chú tâm vào thân tâm mình và và thấy rõ tam tướng vô thường khổ não ngay vào lúc ấy.  Nghĩa là họ hành Thiền Minh Sát ngay vào lúc ấy chứ không phải chỉ nghe suông thôi mà giác ngộ.  Chú giải nói rằng:  Nếu không quán sát thân, thọ, tâm, pháp thì không thể nào đạt sự tiến bộ, có nghĩa là nếu không hành Thiền Minh Sát thì sẽ không đạt những tuệ giác, không thể đạt đạo quả Niết Bàn.  Bởi vậy, khi đọc những câu chuyện người nghe giác ngộ sau khi nghe một đ

-------------------------------------

TUỔI GIÀ, CHẾT,
 CON GÁI NGƯỜI THỢ DỆT,
Hòa thượng Silānanda giảng
Hòa thượng Kim Triệu hiệu đính
Sư Khánh Hỷ soạn dịch



TUỔI GIÀ
Người ta ít muốn nghe hay đề cập đến vấn đề tuổi già.  Ngay đến hai chữ tuổi già cũng là hai chữ bất hạnh trong ngôn ngữ.  Chẳng ai thích chuyện tuổi già, chẳng ai muốn thấy hay nghe hai chữ già nua.  Nhưng tuổi già đang đến, dầu ta không muốn thấy hay nghe đến nó.  Không ai tránh khỏi tuổi già, bởi vì tuổi già là một thực tại hiển nhiên trong cuộc sống của chúng ta.  Từ khi ta có mặt trong cuộc sống này, tuổi già đã đi song hành với ta.  Theo Vi Diệu Pháp, tiến trình già nua là một tiểu sát na đi liền sau thức tái sanh (thức đầu tiên trong cuộc sống).  Và một khi tiến trình tuổi già khởi sinh thì không có cách gì để chận đứng hay hay bắt tiến trình này quay trở lại.  Chẳng khác nào chiếc đồng hồ chạy bằng pile, một khi đã bỏ pile vào nó sẽ chạy mãi  cho đến khi hết điện.  Cũng vậy, từ tiểu sát na thứ hai của tâm đầu tiên trong cuộc sống tiến trình già nua tiếp tục diễn biến không ngừng nghỉ nơi nào.  Cho đến khi ở tuổi sáu hay bảy mươi, ta mới nghĩ rằng mình đã già hay đang già.  Nhưng thật ra trong từng phút giây, trong mỗi sát na, ngay khi còn trẻ, ta đã trở nên già hơn.  Lúc còn nhỏ ta nói ta “đang lớn lên”.  Đôi khi ta còn có ý tưởng là mình “đang trưởng thành”, mình đang trở thành một thanh niên hay một thiếu nữ v.v... Thật ra, sự lớn lên hay sự trưởng thành đó chính là sự già.  Như vậy, sự già đến với ta từng giây phút, từng sát na.  Không phải chỉ khi ta ở tuổi sáu mươi hay bảy mươi tuổi già mới đến.  Sự già đã đến cùng với sự sanh của chúng ta.  Bởi thế, không làm sao tránh được sự già.

Tại sao người ta sợ tuổi già?

Tại sao người ta không thích già?

Tôi nghĩ rằng tuổi già kéo theo bệnh hoạn.  Khi ta già, các bộ phận của cơ thể trở nên yếu đuối, mắt mờ dần, không còn sáng như trước đây, muốn nhìn thấy gì ta phải dùng kính.  Tai không còn nghe rõ nên ta phải dùng máy nghe.  Tóc trở màu muối tiêu, ta không muốn ai thấy mình già nên phải nhuộm tóc.  Có nhiều người do nhuộm tóc mà sinh ra bệnh, như ung thư chẳng hạn.  Như vậy, có rất nhiều điều không toại ý khi tuổi già đến.  Khi tuổi già đến, tuổi thanh xuân ra đi, ta không còn trẻ và khỏe mạnh như thời trai tráng.  Khi ta trở nên già trí nhớ ta giảm sụt, ta quên nhiều thứ.  Đó là chuyện thường tình xảy đến với mọi người ở tuổi già.  Có thể đây là một hình thức nhẹ của bệnh mất trí nhớ.  Biết bao nhiêu bất tiện, bao nhiêu sự khổ cùng đến với tuổi già.  Càng nghiên cứu tìm hiểu sâu xa về  sự già người ta càng chán ngán.  Không những thế, người trẻ lại không thích sống chung với những người già.  Điều này khiến người già cảm thấy cô đơn buồn tủi.  Họ có thể than phiền: “Ông già này hay bà già này đã cản trở hay xâm phạm vào công chuyện của ta”.  Họ than phiền đủ mọi chuyện.

Thế đấy, khi bạn già bạn sẽ dần dần bị lánh xa và bị đẩy ra ngoài lề của xả hội.  Bạn sẽ dần dần cảm thấy cô đơn, buồn tủi, bất hạnh.  Đó cũng là những hậu quả đáng thương của tuổi già.

Lúc già còn có hiện tượng “Nhi đồng hóa” nữa.  Nhiều người lúc già họ trở thành như trẻ con.  Đó cũng là một loại đau khổ nữa.  Biết bao nhiêu chuyện, bao trở ngại, bao đau khổ xảy đến với người già.  Tuổi già sức yếu, đi đứng không vững, cơ thể không còn chìu theo ý muốn mình, té lên té xuống, bầm mặt, bể đầu, gảy xương v.v...

Bởi những điều bất hạnh của tuổi già kể trên nên người ta không muốn già.  Mặc dù không muốn già, nhưng tuổi già vẫn đến, và con người ngày càng già hơn.  Ngày nay có nhiều người nói hay viết rằng họ có phương pháp giúp bạn ngăn cản tuổi già, bạn có thể trở nên trẻ trung trở lại .  Nếu tin tưởng họ, bạn sẽ trở nên nghèo túng vì bạn phải mua các sản phẩm của họ.

Tôi muốn hỏi họ rằng:  

Bạn có thể trẻ hơn trước đây không?
 
Ngay cả khi bạn viết câu này.  Và khi bạn viết đến phần cuối câu, lúc ấy bạn già hay trẻ hơn?  Chẳng hạn bạn viết như vầy:  “Chúng tôi hay các bạn có thể quay ngược lại tiến trình của sự già”.  Khi viết đến chữ cuối của câu, bạn đã già đi mấy giây rồi.  Bạn không thể nào trẻ trở lại.  Nhưng khi nghe nói hay đọc được rằng có phương thuốc hay cách thức làm cho bạn trẻ trở lại  thì bạn sẽ hăm hở mua sản phẩm chống già của họ.  Nhưng tuổi già là một tiến trình tự nhiên.  Không thể nào trở lại tuổi trẻ được.  Không thể tránh được tuổi già.  Tuổi già đến cùng với đời sống của ta, khi bạn có đời sống thì bạn phải có sự già.  Chúng ta không thể trốn chạy tuổi già.  Chúng ta phải sống với tuổi già.

Thái độ của Phật Giáo đối với tuổi già như thế nào?

Đức Phật dạy chư tăng, ni cũng như thiện nam tín nữ hằng ngày phải chuyên cần suy niệm đến năm điều: già, bệnh, chết, xa lìa người thân yêu, và nghiệp lực.

Về tuổi già ta phải suy niệm như sau:  “Chuyện đương nhiên là Ta phải già, Ta không thể nào tránh khỏi sự già”.  Câu này có nghĩa là ta không thể nào thoát khỏi sự già.  Hằng ngày phải suy niệm liên tục điều này.  đó   là lời khuyên của Đức Phật.

Và Đức Phật còn giải thích lý do tại sao ta phải suy niệm về sự già.  Bởi vì nếu không suy niệm về sự già bạn sẽ trở nên tự mãn về  sự trẻ trung của mình.  Vì tự mãn về  tuổi trẻ của mình, bạn sẽ có những hành động sai trái hay bất thiện dẫn bạn tái sinh vào khổ cảnh.  Để tránh khỏi các tai hại của tính tự cao ngã mạn về  tuổi trẻ và sức khỏe của mình, bạn phải suy niệm về  sự già.  Điều này có nghĩa là bạn phải đơn thuần quán sát sự già, nó thế nào hãy nhìn nó như thì đó, đừng thêm gì vào, đừng chạy quanh nó.  Một điều không thể tránh là chúng ta phải già và ta phải chấp nhận điều này.  Nói cách khác, suy niệm về sự già thực ra là chấp nhận sự già.  Một khi đã chấp nhận sự già thì sự già không còn quấy rầy ta nữa.  
Chúng ta biết rõ ràng rằng khi còn có thân ngũ uẩn thì ta còn phải già, điều này không thể nào tránh khỏi.  Và một khi có thân ngũ uẩn thì phải có sự chết đi liền.  Thật vậy, một điều thật tệ hại của sự già là: già sẽ dẫn đến chết.  Không phải đơn thuần chỉ có sự già thôi.  Cái già sẽ dần dần dẫn đến cái chết.  Và cuối cùng ta sẽ gặp cái chết.  Khi ta gặp cái chết thì ngũ uẩn không còn vận hành nữa, ta không còn sống nữa, thế rồi ta chết.  Thân thể và tâm trở nên yếu đến nổi phải chết.  Đó là lúc chúng ta gặp cái chết.  Như vậy, già không phải chỉ đơn thuần là già, già dẫn ta tiến dần đến cái chết trong từng giờ, từng phút, từng giây.  Đức Phật đã dạy:  “Giống như người chăn bò dẫn trâu bò về  chuồng, sự già dẫn đến cái chết”.  Bởi vì có sự già này, nên cái chết ngày nào đó sẽ đến, không thể nào thoát khỏi sự chết.

Cái già thật tệ hại, nhưng ta hãy dùng sự già này làm bàn đạp để thực hiện những điều lợi ích và tốt đẹp cho chúng ta, ngay cả để thoát khỏi sự già, nhưng không phải thoát khỏi sự già ngay trong kiếp sống này.  Trong kiếp sống này, chúng ta không thể làm được việc gì khác để thoát khỏi sự già.  Nhưng ta có thể làm được một việc đó là thực hành Thiền Minh Sát để thoát khỏi sự già trong trong tương lai.  Bằng cách này ta có thể dùng tuổi già làm bàn đạp, làm đà nhấn hay làm điểm khởi đầu cho việc hành thiền của chúng ta hầu thoát khỏi vòng tái sinh.

Đức Bồ Tát của chúng ta sống trong dục lạc ngũ trần trong mười ba năm.  Trong suốt mười ba năm đó, Bồ Tát chẳng hề chú tâm đến sự tái sinh hay già chết.  Nhưng một ngày nọ, khi dạo chơi trong vườn thượng uyển, Ngài  gặp một người già.  Ngài  trầm tư về người già này và thấy rằng có sự già, và không ai tránh khỏi sự già.  Một này nào đó  Ngài cũng sẽ già, vua cha cũng sẽ già v.v... Thấy rõ già là một thực tại  không thể tránh được,  Ngài  quyết định phải làm một cái gì đó  để thoát khỏi tiến trình của già nua.  Đó  là phải thoát khỏi đời sống thế tục, thực hành thiền để loại trừ tất cả mọi phiền não trong tâm.

Bằng cách này, chúng ta có thể sử dụng tuổi già như một sự khích lệ để làm một cái gì đó  có lợi cho chúng ta.  Đồng thời cũng dùng tuổi già để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta sẽ đi đến chỗ già nua một ngày gần đây.  Bạn hãy nỗ lực làm việc thiện ngay bây giờ, hãy tích cực hành thiền ngay bây giờ trước khi tuổi già đến quấy nhiễu, trước khi bạn trở nên quá yếu.  Bạn hãy khích lệ mình, hãy khuyên nhủ mình thực hành thiền để thoát khỏi tuổi già.  Khi nói thoát khỏi sự già nua cũng có nghĩa là thoát khỏi chính đời sống, thoát khỏi vòng tái sinh.

Bao lâu còn tái sinh thì còn có sự già.  Nếu ta không muốn có sự già nua thì ta phải không muốn có sự tái sinh.  Nếu ta nói: “Tôi muốn tái sinh làm một vị trời hay tái sanh vào cảnh người, nhưng không muốn già”, điều đó  không thể nào có được.  Đó  là ta đã mong muốn cái không bao giờ đạt được.  Nếu bạn không muốn có tuổi già thì bạn phải không muốn có ngũ uẩn, không muốn có thân tâm.  Đó là điều bạn cần phải hiểu.  Nhiều người nghĩ rằng giải thoát là được sinh vào một nơi nào đó, và bạn sẽ sống vĩnh viễn ở đó  mà không bao giờ chết.  Điều đó  không thể nào có được.  Một khi có tái sinh, một khi có khởi đầu, thì phải có phần giữa và phần cuối.  Nếu bạn không muốn có phần cuối, bạn phải không muốn có phầnn giữa và phần đầu.  Đó là phương cách để thoát ra khỏi sư tái sinh, già và chết.

Tiếp cận tuổi già một cách đúng đắn là chấp nhận nó là một thực tại, chấp nhận nó là là một sự kiện không thể tránh trong đời sống.  Và khi dùng sự già như một đà nhấn thì ta phải hành thiền để loại trừ tất cả những phiền não làm khởi sinh đời sống tương lai.
Theo Đức Phật, nếu bạn muốn thắng tuổi già, thì bạn phải chấp nhận nó rồi phải hành thiền.  Mặc dầu bạn đang già đi trong khi hành thiền nhưng bạn đang tiến gần đến chỗ chấm dứt sự già, đến chỗ tất cả phiền não đều dứt sạch, do đó không còn tái sinh nữa.  Khi không còn tái sinh thì không còn già chết.  Phương cách duy nhất để thoát khỏi sự già là hành thiền, không có phương pháp nào khác.  Thực hành các đường lối khác chỉ là si mê hay ảo tưởng mà thôi.

Ngày nay người ta thường đi giải phẩu để đương đầu với sự già.  Sau khi giải phẩu bạn có thể nhìn thấy trẻ ra, nhưng bạn không thực sự trẻ ra mà chỉ nhìn thấy trẻ ra thôi.  Ngay cả trong khi đang nằm trên giường giải phẩu bạn cũng đã già đi vài giây rồi.  Và sau khi giải  phẩu xong bạn lại  già hơn nữa.  Nhưng bạn trông có vẻ trẻ hơn hay không trẻ hơn tùy theo kết quả của cuộc giải  phẩu.  Nhiều người sau khi giải phẩu xong còn thấy tê hại hơn lúc trước.  Dầu cho cuộc giải phẩu có làm cho bạn thấy trẻ ra đi nữa, nhưng bạn chỉ thấy trẻ ra thôi chì thật sự bạn đã già đi rồi.  Ngày qua ngày bạn trở nên già hơn.  Trong khi đang nằm trên giường giải phẩu, bạn cũng đang già dần.  Cố gắng thắng sự già bằng cách này chẳng có hiệu quả gì cả mà chỉ chuốc lấy thảm bại vì bạn không thắng được sự già dầu cho bạn có được thấy trẻ ra thôi.

Cách hay nhất để đương đầu với tuổi già là hãy chấp nhận tuổi già và đừng quá ưu tư lo lắng về  sự già nua.

Vậy thì, ta phải có thái độ như thế nào đối với tuổi già.  Phải luôn luôn suy niệm rằng:  “Tuổi già là một thực tại, một điều có thật, tôi chấp nhận tuổi già và điều tôi cần làm là tìm cách thoát ra khỏi vòng luân hồi tái sinh để không còn phải chịu cảnh già chết nữa.”  

Vì không thể chống lại tuổi già hay thoát khỏi sự già bằng những đường lối khác với việc hành thiền nên thái độ thích đáng của chúng ta là chấp nhận tuổi già và không lo lắng băn khoăn hay sợ hãi tuổi già.  Lo lắng sợ hãi sự già nua còn tệ hại hơn cả sự già nua nữa.  Nếu bạn chấp nhận tuổi già: “Được, tuổi già đến, ta chấp nhận nó, ta không thể trốn thoát nó”  thì là bạn an vui và có thể đương đầu với tuổi già.

Cũng như sự mất ngủ.  Lo lắng về sự mất ngủ còn tệ hại hơn chính sự mất ngủ.  Đừng lo sợ về  sự mất ngủ.  Có bao nhiêu người mất ngủ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm nọ mà họ có sao đâu.  Cái làm cho bạn đau khổ là sợ mất ngủ hay nghỉ đến những hậu quả tai hại của sự mất ngủ.  Cũng vậy, đối với sự già ta cũng có thái độ tương tự.  Hãy để tuổi già đó, bởi vì nó đã có mặt sẵn đó  rồi.  Chúng ta không thể làm gì được với nó.  Hãy chấp nhận nó rồi tìm cách sống với nó và diệt nó bằng đường lối thực hành của Đức Phật.  Đó  là phương cách duy nhất và hiệu quả nhất để đương đầu với tuổi già.

Các bác sĩ thẩm mỹ chắc không thích tôi, nhưng họ có không nghe tôi thì cũng chẳng có gì quan trọng.  Không cần giải phẩu, chỉ cần hành thiền, hành thiền rẻ hơn nhiều.

Đức Phật chỉ cho ta thấy:  Dứt trừ phiền não là con đường duy nhất để loại trừ, không những sự già nua, mà còn cả sự tái sinh, sự chết, lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, và các đau khổ khác.  Và muốn loại trừ phiền não thì phải thấy rõ thực tướng của sự vật.  Chỉ khi nào thấy rõ thực tướng của sự vật thì phiền não mới được loại trừ.  Chúng ta luôn luôn bị dính mắc vào chuyện này hay chuyện kia.  Bởi vậy, cần thấy rõ thực tướng của sự vật để không còn dính mắc vào chúng nữa.  Chúng ta muốn thoát khỏi tham đắm, dính mắc thì phải nỗ lực hành thiền, và nếu nỗ lực, cố gắng chúng ta sẽ thành công.

Điều quan trọng là thấy rõ thực tướng của sự vật, đó  là thấy rõ đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của sự vật.  Muốn thấy rõ đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của sự vật chúng ta phải hành Thiền Minh Sát.  Chỉ có Thiền Minh Sát mới giúp ta thấy rõ chân tướng của sự vật.  Trước tiên chúng ta thực hành chánh niệm.  Khi tâm chánh niệm khắn khít vào đề mục ta sẽ có định tâm.  Đó là tâm trong sáng, an tịnh tĩnh lặng.  Khi tâm an tịnh tĩnh lặng và trong sáng ta sẽ bắt đầu thấy rõ chân tướng của sự vật.  Vậy hãy trở về với những thực tập căn bản của chánh niệm.  Nếu chúng ta thực hành chánh niệm, nếu chúng ta tích cực thực hành một cách nghiêm túc, một ngày nào đó chúng ta sẽ vượt thắng, không những sự già nua mà cả sự tái sinh, bệnh tật và chết chóc.  Có nghĩa là chúng ta đã thoát ra khỏi vòng luân hồi tái sinh.
 
NHỮNG BÀI HỌC
TỪ SỰ CHẾT

Hôm nay, tất cả các bạn họp trong giảng đường này để hồi hướng công đức đến những thân nhân quá vãng, nhưng trước hết chúng ta phải biết sự chết là gì.

Theo nghĩa thông thướng chết là chấm dứt cuộc sống.  Và vì cuộc sống, bản thân nó, là giả tạm, nên sự chết cũng vậy.  Những ai đã qua đời thì cũng đang sống đời sống mới của họ.  Sự sống đi liền ngay sau sự chết.  Người sống đời sống mới này cuối cùng sẽ gặp cái chết trở lại.  Sau khi chết có tái sanh, rồi lại chết, lại tái sanh... cứ như thế tiếp diễn mãi.  Đó là điều mà chúng ta gọi là vòng tái sinh (Samsarā) sinh, sinh, tử, tử... vô cùng vô tận.

Sự chết không phải là một điều lạ lùng bởi vì ai cũng phải chết.  Nhiều người có thể nghĩ rằng chết là sự chấm dứt rốt ráo của cuộc sống.  Là những người Phật tử, chúng ta không tin như vậy.  Đối với chúng ta chết chỉ là một hiện trượng tạm thời.

Khi chúng ta quá thương yêu một người nào đó trong gia đình, thì chúng ta khó có thể chấp nhận việc mất người đó, nhưng hãy nghĩ lại xem người đó đâu có mất đi vĩnh viễn đối với bạn.  Đức Phật dạy rằng:  Vì chúng ta sống chung với nhau nhiều lần trong nhiều kiếp sống này, chúng ta sẽ sống chung với nhau trong các kiếp khác.  Trong các chuyện Jātaka, ta thấy Đức Phật và các môn đồ của Ngài như Sariputta, Moggalana, Ananda, Rāhula...  đã gặp gỡ nhau nhiều kiếp sống khác nhau.  Cái chết của người thế tục thực ra chẳng chấm dứt được gì cả, bởi vậy chúng ta sẽ gặp lại người chết trong kiếp sống tương lai.

Ở Mandalay Miến Điện có xảy ra câu chuyện:  Một người đàn bà có chồng vừa mới mất.  Bà thương tiếc ông chồng vô cùng nên than khóc không dứt.  Chư Tăng được mời đến làm lễ tại nghĩa trang để hồi hướng phước báu đến người đã chết, nhưng vì bà la khóc quá đổi nên Chư Tăng không tụng kinh làm lễ được.  Trong số Chư Tăng đến làm lễ có một vị sư lớn tuổi, cao hạ, và nổi tiếng trong việc dạy đạo, thấy tình trạng như thế bèn nói với bà:

- Bà khóc như thể bà không còn gặp lại ông nữa.

Nghe thế bà chợt ngộ ra và nín khóc.  Sau đó, Chư Tăng bắt đầu làm lễ.

Đức Phật dạy rằng trên thế gian này, khó tìm ra người chưa từng là ông bà cha mẹ anh em vợ chồng con cháu của chúng ta.

Điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là phải đối phó hay phản ứng thế nào trước sự chia ly, sự mất mát lớn lao như vậy.  Khi trong gia đình có một người ra đi, trước sự mất mát này tất cả chúng ta đều đau khổ.  Chúng ta nên khóc lóc thương tiếc hay nên tự chủ kiểm soát mình, hiểu rõ sự kiện thực tế và suy niệm về sự chết?  

Tôi không thể khuyên bạn và những người trong gia đình không nên thương tiếc, sầu muộn.  Khuyên như vậy thì hơi khắc khe và có vẻ thiếu tình cảm quá, chẳng phải lẽ chút nào, bởi vì than khóc, tiếc nuối trước sự ra đi của một người thân yêu là chuyện tự nhiên.  Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn nên làm chủ và kiểm soát sự đau thương phiền muộn của mình, đừng để sự tiếc thương chế ngư nặng nề khiến nhiều sự tai hại đáng tiếc có thể xảy đến cho bạn.  Điều quan trọng là cần nhận ra rằng đây là cơ hội, đây là lúc thích hợp để bạn suy niệm về sự chết và để chấp nhận chúng với sự hiểu biết.
Có một chuyện tiền thân (Jātaka) nói về sáu người đã có thái độ thích đáng cùng phản ứng tốt đẹp trước cái chết của người thân.  Thời bấy giờ, Bồ tát là một nông dân sống với vợ cùng con trai và con gái.  Người con trai có vợ và người con dâu cùng sống với gia đình chồng.  Trong nhà còn có thêm một người giúp việc.
Ngày nọ người nông phu cùng con trai nhúm lửa để đốt rác trên rẩy.  Chẳng may chỗ nhóm lửa gần một ổ mối, và một con rắn độc đang nằm trong đó.  Giận dữ vì khói cay, con rắn phóng ra cắn chết người con trai.  Người nông phu bình tỉnh đặt xác con trai dưới cội cây, lấy áo đắp xác con rồi tiếp tục làm việc như thường.  Thấy người cùng làng đang trên đường về làng, người nông phu nhờ ông ta nhắn với vợ mình:  "Hôm nay chỉ đem một phần cơm thôi.  Tất cả mọi người trong gia đình đều phải tắm rửa sạch sẽ, xức dầu thơm, đeo tràng hoa và đi đến đây".
Người vợ hỏi người cùng làng rằng ai là người nhắn tin này, người lớn tuổi hay người nhỏ tuổi?  Người cùng làng cho biết người nhắn tin là người lớn tuổi.  Vợ người nông phu hiểu rằng con trai mình đã chết.  Tất cả mọi người trong gia đình bình tỉnh làm theo lời nhắn nhủ và chẳng hề tỏ vẻ buồn thương chút nào.
Khi cơm đem đến, người nông phu yên lặng ngồi ăn trong khi đó những người khác trong gia đình đi gom củi để làm giàn hỏa.  Họ làm việc trong yên lặng bình thản.  Rất thán phục trước thái độ của những người này, và muốn giúp họ nên Trời Đế Thích hiện thành một người đàn ông đến gặp họ, đầu tiên Trời Đế Thích hỏi người nông phu:
    - Các bạn đang chuẩn bị để đốt cái gì đó?
    - Để thiêu một người chết.
    - Không thể là một người chết.  Một con nai chết thì đúng hơn, bởi vì tôi thấy các bạn chẳng tỏ vẻ thương tiếc gì cả.
    - Không, đúng là một người chết !
    - Như vậy người chết phải là kẻ thù của bạn?
    - Không, nó là con trai của trôi.
    - Như vậy chắc nó không phải là đứa con trai mà bạn yêu thương nhiều?
    - Không, tôi rất thương yêu nó.
    - Thế tại sao tôi chẳng thấy ông buồn bã chút nào cả?
    - Cũng như con rắn lột vỏ bỏ đi, chẳng hề nhìn chiếc vỏ cũ để lại, con tôi bỏ xác thân này để đi đến một cảnh giới khác, chỉ có thế thôi.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.
Trời Đế Thích quay sang vợ người nông phu và hỏi cùng câu hỏi.  Bà ta trả lời:
    - Khi nó đến chẳng ai mời nó, và khi nó ra đi, nó cũng chẳng cần hỏi ý kiến chúng tôi có bằng lòng không.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa, cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.
Trời Đế Thích hỏi người em gái:

    - Anh trai là người rất thương yêu của cô.  Tại sao anh trai chết mà cô chẳng tỏ chút tiếc thương nào cả?

Cô em gái trả lời:

    - Nếu khóc thương anh trai, tôi sẽ gầy còm.  Thân nhân và bạn bè tôi sẽ lo lắng buồn khổ vì tôi.  Như vậy tôi làm họ càng đau khổ hơn nữa.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.

Trời Đế Thích bèn hỏi vợ của người chết, và cô ta trả lời:

    - Đau buồn tiếc thương cho người chết chẳng khác nào trẻ con khóc cho mặt trăng khi đầy khi khuyết; điều này chẳng ích lợi gì cả; vì vậy tôi chẳng khóc thương.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.

Trời Đế Thích bèn hỏi người giúp việc:

    - Phải chăng người chết là một người chủ không tốt nên khi ông ta chết cô chẳng khóc thương tiếc nuối.
    
    - Không, cậu ta đối xử với tôi rất tử tế. Tôi thương cậu ta chẳng khác nào thương con trai của mình.

    - Thế sao cô chẳng tỏ vẻ tiếc thương chút nào?

    - Bình đã vỡ thì chẳng thế nào đựng nước được.  Không thể nào làm cho người chết sống lại, dầu có phép thần thông đi nữa.  Khi một người chết đi, xác thân họ chẳng còn biết gì, chẳng cảm giác được sức nóng của ngọn lửa cũng chẳng hay biết sự khóc than của thân nhân.  Họ đã đi theo lối đi của họ.

Đó là bài học chúng ta đã học được qua những câu trả lời của năm người về thái độ của họ trước cái chết của người thân.  Những câu trả lời trên rất ý nghĩa và ích lợi cho chúng ta. Khi buồn đau trước sự ra đi của người thân, hãy cố gắng nhớ đến những câu trả lời, và thái độ của những người trong câu chuyện này.

Trời Đế Thích lấy làm hoan hỉ trước trước những câu trả lời của năm người này bèn nói với họ:

Từ nay trở đi, các bạn không phải làm lụng quá khó nhọc để kiếm ăn hằng ngày nữa.  Ta sẽ giúp các bạn đầy đủ của cải để sống hạnh phúc tu hành cho đến hết cuộc đời của các bạn.

Tại sao người nông phu, vị bồ tát tiền thân Phật Thích Ca, rất bình thản trước cái chết của con mình?

Theo chú giải thì bồ tát luôn luôn dạy cho những người trong gia đình mình về sự chết, về bản chất của sự chết, về bản chất vô thường, hoại diệt của các sự vật trên thế gian.  Chúng ta phải thực hành phương pháp suy niệm về sự chết này.  "Suy Niệm Về Sự Chết", một trong "Bốn Điều Bảo Vệ Cho Việc Hành Thiền" là dụng cụ, là phương tiện hữu hiệu để chế ngự uất ức than khóc trước sự ra đi của người thân.  "Suy niệm về sự chết" là một pháp suy niệm hỗ trợ đắc lực cho Thiền Minh Sát.  Suy niệm về sự chết giúp chúng ta dễ dàng chấp nhận sự chết:  chấp nhận sự chết của người khác cũng như sự chết của chính mình.

Chuyện tiền thân trên được Đức Phật kể ra để nhắc nhở và dạy dỗ cho một người đàn ông vừa mới mất con.  Ông ta âu sầu than khóc mãi đến nỗi chẳng còn làm được việc gì hằng ngày.  Từ bài học này chúng ta hãy cố gắng kiểm soát sự lo âu phiền muộn, uất ức than khóc để giảm thiểu chúng.  Tôi không bảo bạn đừng ưu sầu, nhưng tôi muốn khuyên các bạn hãy cố gắng giới hạn đừng để ưu sầu vượt quá lãnh vực của nó.

Một số người không thể dễ dàng bình thản trước sự ra đi của người thân, đặc biệt là trường hợp người thân mất đi trong một tai nạn thảm khốc, mất đi trong lúc còn trẻ tuổi.  Bạn phiền trách ai bây giờ?  Chẳng có ai để bạn phiền trách ngoại trừ cái nghiệp của mình.  Chết là định luật chung của mọi người. Đây là một định luật khắc nghiệt, không dành riêng ân huệ cho một người nào.  Bạn không thể trả giá hay mặc cả với nghiệp, xin nghiệp cho bạn một đặc ân.  Những gì đã làm trong quá khứ, chúng ta sẽ gặt hái kết quả trong hiện tại.  Một cách làm giảm thiểu ưu buồn hữu hiệu là hãy suy tưởng như sau: "Người thân ta chết là do nghiệp của họ.  Bây giờ ta khóc lóc thương tiếc.  Sự khóc lóc thương tiếc này có đem lại lợi ích chút nào cho họ không?  Chúng ta ai cũng biết rằng uất ức than khóc chẳng đem lại lợi ích chi cho người chết cũng như người còn sống.  

Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ?  Có hai điều cần phải xét đến:  Trước tiên, đối với người quá vãng.  Thứ đến, đối với chúng ta.

Đối với người quá vãng:  Cách duy nhất có thể giúp đỡ người quá vãng là hồi hướng phước báu đến họ.  Và trước khi hồi hướng phước báu chúng ta phải làm phước, bởi vì chúng ta chỉ có thể hồi hướng hay chia những gì chúng ta có.  Tạo phước báu để hồi hướng đến người đã khuất là bổn phận chúng ta phải làm, một nghĩa vụ chúng ta phải hoàn mãn.  Người đã khuất luôn luôn trông chờ phước báu hồi hướng của thân nhân và gia đình.  Khi chúng ta hồi hướng phước báu đến người quá vãng, người quá vãng sẽ hoan hỉ với phước báu của chúng ta, do đó họ nhận được phước báu.  Và khác với trường hợp ở thế gian, phước báu này sẽ trả quả tức khắc đến họ.  Trong thế giới của họ, họ hưởng phước báu ngay tức khắc dưới hình thức thực phẩm, áo quần, chỗ ở v.v... Như vậy bổn phận của chúng ta là hãy làm phước và hồi hướng phước báu đến người đã khuất.

Đối với chúng ta:  Hãy biến hoàn cảnh xấu thành cơ hội tốt.  Hãy suy tưởng đến sự chết.  Người ấy chết và ta cũng sẽ chết một ngày nào đó, có thể hôm nay, ngày mai, năm năm, mười năm hay ba mươi năm nữa.  Có ai biết được lúc nào chúng ta sẽ ra đi.  Đời người ngắn ngủi làm sao!  Bây giờ chúng ta còn có thời giờ thì hãy tạo những phước báu mà chúng ta có thể làm, bởi vì một ngày nào đó chúng ta sẽ già nua hay bệnh hoạn không còn làm được nữa.  Chúng ta phải thực hành Giới, Định, Huệ.  Chúng ta phải tạo nhiều phước báu để lúc rời bỏ thân thể này, ra đi một cách nhẹ nhàng (dĩ nhiên không phải ra đi như một vị A la hán).  Như vậy đối với chúng ta, chúng ta có thể rút ra được những bài học tốt đẹp khi có sự đau thương xảy ra.  Chúng ta có thể học cách tạo nên những phước báu tốt đẹp cho kiếp sống sau này.

Tóm  lại, có hai việc chúng ta cần phải làn trong hiện tại là:  làm phước và hồi hướng phước báu đến người quá vãng.

Chúng ta hãy rút ra những bài học tốt đẹp từ hoàn cảnh hiện tại.  Chúng ta hãy nỗ lực tinh tấn không nên lười biếng trì hoãn.

Như vậy, tang lễ trong Phật Giáo được tổ chức nhằm đem lại lợi ích cho người đã khuất và cũng là dịp để cho người còn sống suy niệm về sự chết, suy niệm về sự vô thường.
CON GÁI NGƯỜI THỢ DỆT

Hôm nay, tôi sẽ nói với các bạn về cô con gái  của người thợ dệt.  Chuyện này xảy ra vào thời kỳ Đức Phật còn hiện tiền. Từ câu chuyện này chúng ta có thể học được một số bài học.  Chúng ta học được rằng: cần phải hành thiền tích cực, tinh tấn, chuyên cần, đồng thời cũng học được bài học chánh niệm về sự chết.

Một ngày nọ, Đức Phật đến thành phố Savāthi.  Dân chúng đón chào và mời Ngài dùng cơm trưa.  Sau khi dùng cơm xong Ngài thuyết pháp.  Đức Phật đã dạy cho họ “quán tưởng về sự chết” hay “niệm về sự chết”.  Niệm về sự chết là một trong bốn mươi đề mục của Thiền Định hay Thiền Vắng Lặng chứ không phải là Thiền Minh Sát.  Tuy nhiên, niệm về sự chết giúp ích cho việc hành Thiền Minh Sát.  Khi Đức Phật khích lệ người dân ở đó hành thiền niệm về sự chết, Đức Phật dạy:

“ Các con phải quán tưởng về sự chết.  Đời sống thật bấp bênh.  Cái chết là điều chắc chắn. Chúng ta chắc chắn sẽ chết, chết sẽ chấm dứt sự sống của chúng ta. Đó là cách mà chúng ta hành thiền niệm về sự chết”.  

Chú giải dạy rằng:
 
“Người hành thiền niệm về sự chết sẽ gặt hái được nhiều lợi ích”.

Người không quán tưởng về sự chết thì sẽ sợ hãi khi sắp chết giống như một người gặp rắn mà trên tay không có một cái cây nào thì sẽ rất run sợ.  Nhưng người hành thiền niệm về sự chết không run sợ khi sắp chết.  Người đó chẳng khác nào một người trên tay có cây gậy, khi gặp rắn họ không lo sợ mà họ có thể dùng cây để vít con rắn lên.  Bởi vậy, Đức Phật  dạy chúng ta chánh niệm về sự chết.  Có một điều lạ lùng, càng niệm về sự chết thì càng không sợ chết.  Nhiều người nghĩ rằng, càng niệm về sự chết thì sợ chết hơn.  Nhưng sau khi thực hành họ thấy rằng niệm về sự chết thì lại không sợ chết, chẳng phải hoàn toàn không sợ sự chết, nhưng ít nhất sự sợ chết cũng giảm đi phần nào.  Niệm về sự chết nhiều lần, chúng ta trở thành quen thuộc với sự chết và có thể đối diện với sự chết mà không lo sợ.  Như vậy, phương pháp của Đức Phật là đối diện với sự chết hơn là chạy thoát khỏi cái chết.  Đức Phật dạy chúng ta đối diện với nghịch cảnh, đương đầu với nghịch cảnh chứ không trốn chạy.  Đây là phưongcách đối  xử với nghịch cảnh hoàn toàn khác biệt với phương cách đối trị của người đời.

Người đời không muốn nghe về sự chết, họ cũng không muốn nghĩ về sự chết.  Mặc dầu họ không muốn nghe hay nghĩ đến cái chết, nhưng cái chết là điều chắc chắn.  Và một ngày nào đó cái chết sẽ đến, chúng ta không thể nào trốn chạy được.  Như vậy cách tốt nhất là phải chuẩn bị cho cái chết hơn là trốn chạy, giờ phút cuối cùng rồi sẽ đến.  

Đức Phật đã dạy cho rất đông thính chúng tại Savāthi hành thiền quán niệm về sự chết.  Nhưng sau khi nghe những lời dạy của Đức Phật chẳng ai chịu thực hành.  Không ai xem lời dạy của Đức Phật về sự chết là quan trọng, và không ai nghiêm túc thực hành.  Họ đi theo đường lối của họ và quên hẳn những lời dạy của Đức Phật.  Chỉ có một cô gái mười sáu tuổi, con người thợ dệt, nghe theo lời Đức Phật, thực hành quán tưởng về sự chết hàng ngày, và cô đã thực hành được ba năm.  Ba năm sau, Đức Phật trở về lại thành phố Savāthi để dạy dỗ tiếp cho cô gái.

Một ngày nọ, khi Đức Phật  dùng trí tuệ quán xét tất cả chúng sanh trên thế gian, tìm xem chúng sanh nào duyên lành chín muồi có thể giác ngộ.  Cô bé này đi vào tầm nhìn của Ngài.   Đức Phật biết cô gái có đủ khả năng để giác ngộ, và vào buổi giảng hôm nay Đức Phật sẽ tán dương cô gái khi cô ta trả lời đúng bốn câu hỏi của Ngài.  Khi Ngài đến thành phố Savāthi, dân chúng mời Ngài dùng cơm trưa.  Sau khi dùng cơm xong Đức Phật ngồi chờ cô gái.  Mặc dầu có hàng ngàn, hàng vạn người đang đợi chờ Đức Phật giảng pháp, nhưng Ngài vẫn không nói một lời nào, khi không có mặt cô gái ở đó.  Đức Phật  nghĩ rằng:  

“Như Lai vì lợi ích của cô gái mà đến đây, nhưng cô gái chưa đến”.  

Ngài vẫn yên lặng đợi cô gái.  Khi Đức Phật không nói thì không một ai dám nói một lời nào.  Tất cả đều yên lặng.

Cô gái nghe tin Đức Phật đến rất vui mừng.  Cô có lòng nhiệt thành với Đức Phật.  Cô rất kính thương Ngài và xem Ngài như cha ruột của mình.  Cô hân hoan đi đến gặp Ngài để nghe lời dạy của Ngài.  Với đức tin, cô gái hân hoan chuẩn bị đến gặp Phật và có cảm tưởng như sắp gặp lại người cha kính yêu của mình.  

Nhưng lúc sắp sửa đi, cha ruột cô, người thợ dệt, nói với cô ta:  

“Cha đang dệt dở dang tấm vải, và ngày hôm nay cha phải dệt cho xong để giao cho khách.  Con hãy mau mau đánh suốt chỉ cho cha”.

Nghe người cha nói thế, cô gái nghĩ rằng:
 
“Ta muốn gặp Đức Phật để nghe những lời dạy dỗ của Ngài, nhưng cha ta bảo ta phải đánh chỉ.  Bây giờ ta phải làm thế nào đây?.  Ta nên đến nghe Đức Phật thuyết pháp hay nên đánh chỉ”.

Cô lại nghĩ tiếp:

“Nếu ta không đánh chỉ cho cha ta, cha ta sẽ không làm xong tấm vải để giao cho đúng hẹn.  Vậy trước tiên ta hãy đánh chỉ, sau khi đánh chỉ xong ta sẽ đến nghe Đức Phật thuyết pháp”.  

Suy nghĩ như thế nên cô đi đánh chỉ, rồi đặt chỉ vào rổ đem đến tiệm dệt cho cha cô.  Trên đường đi đến tiệm dệt, cô đi ngang qua chỗ Đức Phật thuyết pháp.  Cô dừng chân ở bên ngoài đám đông và nhìn Đức Phật.  Đức Phật thấy cô bé từ đàng xa, Ngài nhìn cô ta với cặp mắt thật từ ái.  Cô có cảm tưởng như Đức Phật muốn nói với cô là Ngài muốn cô lại gần hơn.  Thế là cô gái bỏ rổ chỉ xuống và đi đến gần Ngài.  Lúc cô đến gần, Đức Phật hỏi cô gái bốn câu hỏi:

Đức Phật hỏi:
“Con từ đâu đến?”

Cô gái trả lời:
“Bạch Ngài. Con không biết”.

Đức Phật hỏi câu thứ hai:
“Con sẽ đi về đâu?.”

Cô gái trả lời:
“Bạch Ngài. Con không biết”.

Đức Phật hỏi câu thứ ba:
“Con không biết thật sao?.”

Cô gái trả lời:
“Bạch Ngài. Con biết”.

Câu cuối cùng là:
“Con biết thật sao?”.

Cô gái trả lời:
“Bạch Ngài. Con không biết”.

Nghe cô gái trả lời như vậy, quần chúng rất bất bình.  Họ nghĩ:

“Cô bé này muốn nói gì thì nói. Cô nói như đùa chơi.  Không tôn trọng Đức Phật”.

Trước thái độ trả lời như nhát gừng của cô bé, quần chúng không hài lòng và tỏ vẻ phản đối.  Đức Phật bảo quần chúng im lặng, và Ngài hỏi tiếp cô bé:

“ Khi Như lai hỏi:  "con từ đâu đến". Tại sao con trả lời là "con không biết”.

Cô gái nói:

“Bạch đức Thế Tôn, Ngài biết hết mọi chuyện, cho nên Ngài biết con từ đâu đến.  Con đến từ nhà con, cha con là người thợ dệt.  Con biết Ngài biết điều đó, nên khi Ngài hỏi câu này con nghĩ rằng Ngài muốn hỏi:  "Từ kiếp sống nào con đã tái sinh lại đây”.  Bởi vì con chẳng biết từ đâu con tái sanh đến đây, nên con trả lời là "con không biết”.
 
Nghe cô gái trả lời như vậy, Đức Phật rất hài lòng.  Ngài nói:

“Lành thay, lành thay, con đã trả lời đúng câu hỏi của Như lai”.
 
Đức Phật khen ngợi cô đã trả lời đúng câu hỏi của Ngài, rồi  Đức Phật hỏi câu kế tiếp:

“Khi Như lai hỏi:  "Con sẽ đi về đâu".  Tại sao con trả lời là "con không biết”.

Cô gái lại trả lời:

“ Bạch Ngài.  Ngài biết rằng từ đây con sẽ đi về chỗ dệt vải của cha con.  Con biết Ngài biết điều đó, nên khi Ngài hỏi câu này con nghĩ rằng Ngài muốn hỏi:  "Con sẽ tái sinh về đâu khi con từ bỏ đời sống này", và điều này con không biết nên con trả lời với Ngài là "con không biết”.

Đức Phật lại khen ngợi cô bé nói:

“Lành thay, lành thay”.  

Và Ngài nói rằng cô đã trả lời đúng câu hỏi của Ngài.

Đức Phật lại nói tiếp:

"Khi Như Lai hỏi: "Con không biết thật sao?" Tại sao con trả lời là "con biết"

 Cô gái nói:

“Bạch Đức Thế tôn, khi nghe Ngài hỏi câu "Con không biết thật sao?"  Con nghĩ rằng Ngài muốn hỏi con "Có thật là con không biết cái chết chắc chắn sẽ đến với con chăng?"  Con biết rằng con sẽ chết nên con trả lời là "Con biết."  

Đức Phật lại nói: “sathu, sathu”, "lành thay, lành thay" để tán dương cô gái.  Rồi Ngài lại hỏi tiếp:

"Khi Như lai hỏi "Con biết thật sao?".  Tại sao con lại trả lời là "con không biết”.

Cô gái nói:

“Bạch Đức Thế Tôn, khi nghe Ngài nói câu "Con biết thật sao?" Con nghĩ rằng: Mặc dầu con biết cái chết chắc chắn sẽ đến với con,  nhưng con không biết lúc nào cái chết sẽ đến.  Con không biết buổi sáng, buổi chiều, tháng này hay tháng tới con sẽ chết.  Vì con không biết lúc nào cái chết sẽ đến nên con trả lời là con không biết”.
 
Đức Phật lại khen ngợi:

“Lành thay, lành thay, con đã trả lời đúng câu hỏi của Như Lai”.  

Đức Phật lại khen tặng cô gái.
Sau khi nghe cô gái trả lời bốn câu hỏi.  Đức Phật nói với quần chúng:

“Các con không biết ý nghĩa câu hỏi của Như Lai, bởi vậy các con chỉ trích cô gái này, nhưng cô gái lại hiểu ý nghĩa câu hỏi của Như Lai.  Cô ấy đã trả lời đúng.  Người nào không có huệ nhãn, không có trí tuệ, là kẻ mù.  Người nào có được huệ nhãn mới là người hiểu biết”.  

Tiếp theo Đức Phật lại nói một câu kệ:

"Thế gian như kẻ mù, chỉ một số ít có sự thấy rõ, chẳng khác nào những con chim bị lưới sập, chỉ một số ít thoát khỏi”.
 
Ở đây Đức Phật nói thế gian này mù tối có nghĩa là phần lớn chúng sanh trong thế gian không thông minh, phần lớn chúng sanh không có trí tuệ; vì thế thế gian mới tăm tối.  Điều này có nghĩa rằng: ít ai biết được cách hành Thiền Minh Sát và thấy rõ chân tướng của sự vật.  Người biết hành Thiền Minh Sát thấy rõ chân tướng của sự vật rất ít ỏi, người được tái sanh vào cõi trời và những người đạt Niết Bàn rất ít giống như chỉ có một số chim thoát khỏi lưới sập của người thợ săn.  Sau khi chấm dứt xong bài kệ này cô gái đắc quả Tu Đà Hườn.

Trong câu chuyện này, trước tiên cô gái có thể trả lời những câu hỏi của Đức Phật một cách đúng đắn, đúng như những gì Ngài muốn hỏi, đúng theo ý định của Ngài; bởi vì cô gái đã hành thiền quán tưởng về sự chết trong vòng ba năm.  Bởi thế khi Đức Phật hỏi:

"Con không biết hay là con biết”.  Cô gái có thể trả lời câu hỏi của Đức Phật.  Nếu cô không hành thiền thì cô không thể nào trả lời câu hỏi của Đức Phật một cách đúng đắn được, và ngay cả việc đi tới gặp Đức Phật cô cũng không đi nữa.  Bởi vì cô đã tinh tấn hành thiền trong ba năm, và cô có đức tin nhiệt thành vào Đức Phật, nên khi Ngài đến thành phố mà cô đang cư ngụ, cô quyết định phải gặp Đức Phật ngay.

Chúng ta phải thấy được tầm quan trọng của việc hành thiền thường xuyên.  Không phải chỉ hành thiền một, hai ngày rồi bỏ qua, hai ba tháng sau mới tiếp tục.  Hành thiền tùy hứng, không đều đặn thì không tạo được đà tiến bộ.  Chúng ta phải thường xuyên giữ chánh niệm có nghĩa là hàng ngày lúc nào cũng chuyên cần tinh tấn chánh niệm.  Chúng ta có thể chọn bất kỳ đề mục nào trong Thiền Minh Sát để hành thiền, sẵn sàng chờ đợi cơ hội tốt đến.

Như vậy, điều quan trọng là chúng ta phải liên tục chánh niệm hàng ngày, chuyên cần chánh niệm chứ không phải lâu lâu mới chánh niệm một lần.  Nếu chúng ta có sự ước mong, tha thiết, có tâm cương quyết hành thiền dầu ở bất cứ nơi nào thì chúng ta sẽ thành công.  Ở những xứ Tây Phương, người ta than phiền rằng họ quá bận rộn không đủ thì giờ để hành thiền.  Thật ra, nếu họ cương quyết phải hành thiền với bất cứ giá nào thì họ sẽ tìm ra thì giờ để hành thiền.  Vậy, điều quan trọng là phải quyết tâm và chuyên cần hành thiền mỗi ngày.  Tiếp theo là phải niệm về sự chết.  Mặc dầu niệm về sự chết là hành thiền định hay thiền vắng lặng, nhưng đây là loại thiền rất tốt cần phải thực hành.  Đây cũng là loại thiền hỗ trợ cho việc hành Thiền Minh Sát

Một điều nữa tôi muốn nói đến là khi bạn đọc những câu chuyện như câu chuyện này, bạn thấy rằng vào phần cuối, sau khi Đức Phật nói xong một bài kệ gồm bốn câu, mỗi câu tám chữ hay tám âm, nhiều người nghe đắc quả.  Dường như họ đắc quả một cách dễ dàng sau khi nghe câu kệ chỉ có ba mươi hai chữ hay ba mươi hai âm.  Ba mươi hai chữ khi nghe phải tốn bao nhiêu thời gian?  Chắc khoảng mười hay hai mươi giây.  Chỉ nghe một câu kệ mười hay hai mươi giây mà đắc quả.  Nghe câu chuyện này người ta cảm thấy được khích lệ.  Thực ra, những người sau khi nghe một bài hay một câu kệ mà giác ngộ không phải là không qua Thiền Minh Sát đâu?  Không phải chỉ nghe một câu kệ là đắc quả ngay đâu.  Những chi tiết trong câu chuyện ít khi được nhắc đến.  Những người từng hành thiền sẽ có kinh nghiệm rõ ràng về điều này.  Nhờ đã hành thiền trước đây nên khi thiền sinh nghe một câu nói, một câu nhắc nhở đúng thời đúng lúc, một cách như phản xạ, thiền sinh  này chú tâm vào thân tâm mình và và thấy rõ tam tướng vô thường khổ não ngay vào lúc ấy.  Nghĩa là họ hành Thiền Minh Sát ngay vào lúc ấy chứ không phải chỉ nghe suông thôi mà giác ngộ.  Chú giải nói rằng:  Nếu không quán sát thân, thọ, tâm, pháp thì không thể nào đạt sự tiến bộ, có nghĩa là nếu không hành Thiền Minh Sát thì sẽ không đạt những tuệ giác, không thể đạt đạo quả Niết Bàn.  Bởi vậy, khi đọc những câu chuyện người nghe giác ngộ sau khi nghe một đoạn kệ thì chúng ta hiểu rằng người nghe đã xuyên thấu các tầng mức của Tuệ Minh Sát.  Không phải chỉ một cái búng tay, một cái gỏ vào đầu là giác ngộ.  Người nghe ít nhất cũng phải hành thiền ngay trong lúc đó hay vài giây vài phút trong khi nghe lời dạy của Đức Phật.  Thêm vào đó. mặc dầu trong các câu chuyện chỉ ghi lại những câu kệ.  Nhưng tôi nghĩ khi thuyết pháp, dạy đạo Đức Phật phải thuyết dài hơn thế.  Tùy theo trình độ của người nghe, Đức Phật thuyết những bài Pháp dài ngắn khác nhau.  Bởi vậy, trong kinh điển ghi lại rằng:  Đức Phật chỉ dạy trong chốc lát mà cả toàn bộ Kinh Tạng đã được Ngài giảng giải đầy đủ.  Từ đó ta có thể suy ra là Đức Phật có thể nói nhiều hơn một câu kệ này, Ngài có thể giải thích, Ngài có thể dạy thiền trong khi thuyết pháp.  Những người chỉ nghe một lần Đức Phật thuyết pháp mà đã giác ngộ là những người đã có tích lũy kinh nghiệm ở trong quá khứ, hay nói cách khác họ đã có Ba la mật, đã thực hành đầy đủ những pháp hay những điều kiện cần thiết để có đủ thuận duyên cho việc giác ngộ.  Họ chẳng khác nào những đóa hoa sen đang đợi chờ tia nắng đầu tiên của mặt trời để rộ nở, phô sắc, khoe hương.  Như vậy, những người nghe xong một câu kệ mà giác ngô này là những nguời đã hành thiền trong nhiều kiếp quá khứ, và Ba la mật hay những pháp cần phải thực hành của họ đã thuần thục chín mùi để giác ngộ.  Và khi gặp họ, Đức Phật chỉ giảng giải cho họ một bài pháp ngắn là họ giác ngộ ngay.

Khi cô gái đã trở thành một vị Tu Đà Hườn, cô ôm rổ đựng suốt chỉ đến gặp cha cô đang làm việc trong xưởng dệt.  Khi cô đến đó, người cha đang ngủ gần khung cửi.  Cô gái không biết cha mình đang ngủ bên khung dệt nên đặt cái rổ xuống cạnh máy dệt và tạo ra tiếng động.  Tiếng động làm người cha giật mình tĩnh dậy, tay đụng vào khung cửi khiến thoi dệt vải bung mạnh đâm vào ngực cô gái.  Cô gái chết ngay tại chỗ.  Sau khi chết cô gái sanh vào cõi trời Tusitā.  Cha cô gái nhìn thấy con mình đã chết, lấy làm đau buồn vô cùng và tự nhủ:  "Ngoài Đức Phật ra không ai có thể giúp cho nỗi đau khổ của ta tan đi được”  Nghĩ như thế, người cha đến gặp Đức Phật và thuật lại mọi chuyện đã xảy ra.  Đức Phật an ủi ông ta và cuối cùng nói với ông:  "Ngay từ khi bắt đầu luân lưu trong vòng luân hồi sinh tử, ông đã đau khổ như thế này rồi.  Nước mắt ông đã chảy ra nhiều hơn nước của bốn đại dương”.

Nghe lời nói chân thật, đúng đắn của Đức Phật, người cha cảm thấy an tâm nên xin xuất gia theo Phật.  Sau khi trở thành nhà sư, người thợ dệt, cha của cô gái tinh tấn hành thiền và chẳng bao lâu sau đắc quả A la hán.

Đức Phật biết rằng cô gái sẽ chết ở khung cửi, và đó là nghiệp của cô ta, không ai có thể can thiệp.  Mạng sống của con người thật bấp bênh, không chắc chắn.  Vì là một con người nên cô gái không thể nào tránh khỏi sự chết, chỉ là sớm hay muộn thôi.  Nhưng nhờ Đức Phật đến thành phố đó giảng dạy nên cô đắc quả Tu Đà Hườn, vĩnh viễn không còn tái sanh vào bốn đường ác.

 




Âm lịch

Ảnh đẹp