12/02/2011 23:05 (GMT+7)
Số lượt xem: 1790
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Buông bỏ
(chuabuuminh.vn) Sau khi BBT đăng bức thư  tâm huyết của Sư Cô Pháp Hỷ  DHAMMANAND, thì liền sau đó có các Cư Sĩ, thiện tri thức phản hồi với những lời lẽ Từ Bi, Hỷ Xả. BBT xin được đăng tải lên để những người con Phật thấy rằng hễ có tu tập thì có buông bỏ khái niệm, có nhìn xa trông rộng mà hộ Đạo hộ Đời.



Theo như các bạn đã góp ý, chúng ta cùng ngồi lại với nhau, không nên phân biệt phe nhóm, và cùng chuyển tất cả những bài Pháp, những áng văn thơ  của bất cứ Quý Chư Tăng Ni miễn nội dung phong phú lợi ích tâm linh- phi chính trị.
Quý hóa thay nếu hàng Thiện Tri Thức, đệ tử đồng một lòng đoàn kết hướng về Từ Bi-Hỷ Xả, BI TRÍ DŨNG .
 
KimAnh Truong <kimanh.nauyc@gmail.com>
-------- ----------

Chúng sinh không số lượng
Thề nguyện đều độ khắp
Phiền não không cùng tận
Thề nguyện đều dứt sạch
Pháp môn không kể xiết
Thề nguyện đều tu học
Phật đạo không gì hơn
Thề nguyện được viên thành
........Không vào hang cọp ,sao cứu được cọp con
Xin đề nghị ,bỏ hình tướng mà nhìn vào bản thể
Chính trị thì nhất thời ,dân tộc là muôn thuở
Chính trị thì nhất thời ,Phật Pháp là muôn thưở.......
                     thô thiển tỏ bày       
                      ý  kiến riêng

 Huu Le Tran <huuletran99@yahoo.de

--------- ----------

Chị KA thân mến,
 
Em mạo muội chia sẻ vài ý kiến, có thể sai mong chị và các bậc thiện trí thức thứ lỗi.
Em thấy PG xưa nay không tranh giành tín đồ, không chạy theo hình tướng. Thế giới duy Tâm tạo, nếu mọi người đều chân thật vun bồi thiện nghiệp thì sẽ chiêu cảm thế giới này tốt đẹp hơn. Kinh Pháp Bào Đàn có để cập "phướng động không phải vì gió động mà do tâm động". Mọi sự việc đều qua 4 giai đoạn thành, trụ, hoại, không, nên không cần phải bận tâm những chuyện hinh tướng, bận tâm làm sao cho có đông tín đồ. Các bậc cổ đức ngày xưa đều lo chuyện hàng phuc vọng tâm, sửa mình là quan trọng, rồi mới độ sanh. Khi độ sanh họ cũng tùy duyên không phải tìm phương cách lôi kéo cho đông tín đồ. Vua Lương Vo Đế độ sanh xây chùa rất nhiều những không được Tổ Bồ Đề Đạt Ma tán thán.

Kinh Kim Cang nhắc nhở về hàng phục vọng tâm:
 
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.
Trong Kinh Duy Ma Cật Phẩm Quốc Độ có đoạn:
....
«Cho nên, Bảo Tích, nếu Bồ tát muốn làm thanh tịnh quốc độ, hãy làm thanh tịnh tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ tịnh. »
 
Bấy giờ, nương theo oai thần của Phật, Xá-lợi-phất chợt nghĩ: «Khi tâm của Bồ tát thanh tịnh thì quốc độ Phật thanh tịnh. Vậy há tâm của đức Thế tôn không thanh tịnh hay sao mà quốc độ Phật này chẳng hề thanh tịnh?»
 
Phật biết ý nghĩ ấy, nói với Xá-lợi-phất:
 
«Ý ngươi nghĩ sao, mặt trời, mặt trăng há không tịnh chăng khi người mù chẳng thấy chúng sáng?»
 
Xá-lợi-phất đáp:
 
«Bạch Thế tôn, đó là tại lỗi của người mù chứ không phải tại mặt trời mặt trăng không sáng. »
 
Phật nói:
 
«Này Xá-lợi-phất, do bởi tội của chúng sanh nên không thấy vẻ trang nghiêm thanh tịnh của quốc độ Phật; đó không phải do lỗi của Như lai. Xá-lợi-phất, cõi đất này của Ta thanh tịnh nhưng ngươi không nhận thấy đó thôi. »
 
Khi ấy, Phạm thiên Loa Kế[56] nói với Xá-lợi-phất:
 
«Chớ nghĩ rằng quốc độ này không thanh tịnh. Vì sao? Vì tôi thấy quốc độ Phật Thích-ca thanh tịnh, chẳng khác gì cung điện của trời Tự tại. [57]»
 
Xá-lợi-phất bảo:
 
«Tôi thấy cõi này nào là gò nỗng, hầm hố, chông gai, toàn đất và đá; cái gì cũng nhơ bẩn. »
 
Phạm thiên bảo:
 
«Là vì tâm của Nhân giả có thấp có cao, chưa y theo tuệ của Phật, nên thấy cõi đất này bất tịnh. Xá-lợi-phất, vì Bồ tát bình đẳng với hết thảy chúng sanh, thâm tâm thanh tịnh, nương theo trí tuệ của Phật, nên có thể nhìn thấy cõi Phật này thanh tịnh. »
Bấy giờ, Phật ấn ngón chân của Ngài xuống đất. Ba nghìn đại thiên thế giới bỗng hóa rực rỡ với muôn vàn châu báu quí hiếm, trang nghiêm như cõi tịnh độ của Phật Bảo Trang Nghiêm,[58] được trang hoàng bằng vô lượng công đức mà hội chúng ca ngợi là chưa từng thấy. Hơn nữa, mọi người đều thấy mình được ngồi trên một tòa sen lộng lẫy.
 
Phật nói với Xá-lợi-phất:
 
«Hãy quán sát vẻ thuần tịnh trang nghiêm của quốc độ này. »
 
Xá-lợi-phất thưa:
 
«Bạch Thế tôn, con chưa từng thấy và nghe về đất Phật thanh tịnh trang nghiêm như vầy. »
 
Phật nói:
 
«Cõi Phật này của Ta thường thanh tịnh như vậy. Nhưng hiển hiện các thứ xấu xa uế tạp là để dẫn dắt những người căn trí thấp kém. Cũng giống như thức ăn của chư thiên có muôn màu hiển hiện tùy theo công đức của người ăn. Cho nên, Xá-lợi-phất, người có tâm thanh tịnh sẽ thấy đất này thanh tịnh. »
 
Khi Phật hiển hiện toàn vẻ trang nghiêm thanh tịnh của quốc độ này, năm trăm người con của các trưởng giả cùng đi với Bảo Tích chứng vô sanh pháp nhẫn,[59] và tám mươi bốn ngàn người phát tâm cầu vô thượng chánh đẳng chánh giác.
 
Phật thâu lại thần túc, tức thì thế giới trở về hiện trạng cũ. Ba mươi hai ngàn chư thiên và người từng mong cầu quả vị Thanh-văn, thấy rõ tính vô thường của các pháp hữu vi, dứt lìa những cáu bẩn trần lao, được sự minh tịnh của con mắt pháp. Tám ngàn tì kheo không còn chấp thủ[60] các pháp, dứt sạch các lậu, được giải thoát. [61]
 Hong Ha <ha.hong94@yahoo.com
 
--------------------

Cám ơn chi Kim Anh và xin đóng góp thêm cho vui vì đây là chuyện vui, chuyện hoan hỉ.
Có Tục nhãn thì chỉ nhìn thấy chuyện trần tục bình thường. Chẳng thấy Phật, chẳng thấy Hiền, Thánh, chẳng thấy Luân Hồi, Nhân Quả…
Có Huệ nhãn thì nhìn xuyên suốt bản thể của sự vật và thấy chúng bất tăng, bất giảm, bất tịnh, bất cấu v..v..
Có Pháp nhãn thì thấy không chuyện gì, không vật gì không phải Pháp.
Có Thiên nhãn thì nhìn thấy trước, sau của một số sự vật. Thấy Cung Trời và Địa Ngục.
Có Phật nhãn thì nhìn thấy chúng sanh bản lai diện mục vốn là Phật.
Đức Phật có tất cả những loại Con Mắt trên. Chúng ta thì chỉ có tục nhãn cho nên không nhìn thấy chung quanh ta có Thánh Hiền ẩn phục thị hiện tại chốn trần lao với chúng sinh để hóa độ chúng sinh mà Duy Ma Cật là thí dụ điển hình.

Đào Văn Bình

--------------------

Cảm ơn KA.
Việc Sư cô Pháp Hỹ nêu lên rất đúng và kịp thời nữa !
Rất phục Sư Cô.
Nhưng chuyện nầy cần được tổ chức qui củ mới hy vọng kiếm được phương tiện dồi dào nhằm hổ trợ lâu dài.
Có lẽ phải cùng nhau thảo luận ?
Sẽ bàn với các ĐH khác rồi liên hệ với những người có lòng và tài như KA va Kim Morris;Yungkrall...
Trân quí.
 
Nguyen Thai Son <nguyen.thaison@neuf.fr>



Âm lịch

Ảnh đẹp