Tổ
chức trung thu không chỉ
là cuộc vui cho thiếu
niên nhi đồng, không chỉ là nhảy
múa ca hát rước đèn, mà trên hết,
nên xem
trung
thu như là dịp tập
họp các em đến chùa, lấy nhà chùa làm
nơi gặp gỡ trong ngày hội truyền thống dân tộc dành
cho tuổi nhỏ, làm các em quen với nhà chùa, quen
với tăng ni, gieo duyên
với Phật pháp, cùng nhau
kết bạn trong môi
trường
đạo vị.
Tổ
chức trung thu tại
chùa là
một
việc vừa có ý nghĩa gắn nhà chùa
với sinh hoạt truyền thống dân tộc, vừa có tác động
củng cố vai trò một
tâm sinh hoạt văn hóa của nhà
chùa. Tuy nhiên, trên hết
phải thấy rằng tập họp được thiếu niên nhi đồng
đến chùa là đã tạo
ra cơ duyên hoằng pháp, hóa đạo.
Trung thu
ở nhà chùa dĩ nhiên cũng
có rước đèn, phá cổ,
quà bánh, văn nghệ, nhưng sẽ còn có lễ
Phật, tụng kinh ngày rằm,
thuyết pháp. Tất cả những điều đó sẽ mang đến
cho các
em
nhân duyên với đạo pháp, góp phần
ươm những mầm măng Phật giáo cho tương lai.
Nhà
chùa tổ chức trung thu thì thật là một
việc làm thích hợp, vì ngày rằm
vốn đã là ngày lễ
Phật giáo. Chỉ cần lồng đèn, đội lân, một ít quà
tặng, bánh ngọt trái cây cho một
bữa liên hoan nhỏ là thành trung
thu, cộng
vào với sinh hoạt thông lệ của nhà chùa
ngày rằm.
Điều
trớ trêu là không ít
trường hợp
ngày rằm tháng 8, nhưng con em gia đình
Phật tử lại đến nhà thờ vui
tết trung thu, vì nhà chùa không
tổ chức, mà nhà thờ
lại tổ chức. Điều này dễ thấy
trong các khu vực quận
8, quận Tân Bình, quận Thủ Đức… TPHCM, nơi có
nhiều xóm đạo. Hầu như nhà thờ
nào cũng tổ chức và tập trung
tất cả thiếu niên nhi đồng
ở các khu vực lân cận
đến nhà thờ vui trung
thu. Đây được xem
là cơ hội để tôn giáo phương
Tây vốn xa lạ với
truyền thống dân tộc trở
nên dân
tộc
hơn, truyền thống hơn. Điều đó được trình bày không những
trong mắt các em thiếu
niên nhi
đồng mà còn dưới mắt các bậc
phụ huynh.
Trẻ
em, gia
đình
Phật giáo đến nhà thờ nhất là các em,
thì cha mẹ cũng đến theo. Ngày
lễ trung thu ở nhà
thờ như đã thấy tổ chức được tôn giáo hóa một
cách khéo léo, tế nhị.
Điều này cũng phục vụ mục tiêu cải đạo. Sự ngăn cách với người đi đạo trong lễ hội truyền thống dân tộc như thế này đương
nhiên bị xóa bỏ. Sinh hoạt nhà thờ trở
nên gần gũi với
người Phật
giáo, đồng thời, lại chuyển tải các giá trị
của đạo Ca
tô La Mã.
Đêm
14, rằm tháng Tám, đến các nhà thờ
ở Tân Bình, thì sẽ thấy
các đám rước tôn giáo dưới hình thức rước đèn trung thu, dành
cho đông đảo các em thiêu niên
nhi đồng và các bậc
phụ huynh, gồm cả rất nhiều gia đình theo
đạo Phật. Người ta rước thánh giá, mô hình
nhà thờ, đền thánh Phê rô ở Vatican… tạo hình bằng lồng đèn. Vì là
rước đèn trung thu
nên không cần phép tắc nhiêu khê gì cả.
Đây cũng là dịp biểu
tượng lực lượng thiếu nhi thánh
thể trên đường phố.
Vậy
là trung thu thành
đêm rước lễ tôn giáo,
mà điều đáng lưu ý là đi rước
gồm cả con em và phụ
huynh gia đình Phật tử. Họ tận dụng các phương tiện tôn giáo như thắp
nến, đội kèn tây, đội
trống ếch… Đáng buồn là đám
rước như thế đi ngang những ngôi chùa đóng
cửa im lìm trong đêm
rằm sau khóa lễ.
Thôi
thì ở đây chúng ta không
nói tới chuyện cạnh tranh, vì người
đạo Phật có phần giải
cạnh tranh, bất tranh, hoan hỷ.
Tuy nhiên, cũng cần có một
cái nhìn như thị tri kiến, biết cái gì đang
xảy ra, đúng với bản chất sự thật vốn có của
nó. Nhất là cái nhìn cơ duyên
hoằng pháp. Vì vậy, nếu không nhìn vấn
đề với quan điểm giữ đạo thì cũng phải
với quan điểm hóa đạo. Trong khi đó, phát
quà trung thu cho thiếu nhi là chuyện bố thí hoan
hỷ nhà chùa cũng rất nên làm.
Điều phù hợp với tinh thần đạo Phật, với truyền thống dân tộc thì
chúng ta nên giữ, mà có thể
tạm để qua
một bên những việc như cải đạo.
Mong
rằng trung thu năm
nay sẽ có nhiều ngôi chùa sáng đèn
trong đêm rằm, sân chùa rộn rã tiếng cười đùa ca hát trong trẻo
của trẻ nhỏ, các em thiếu niên nhi đồng
gặp nhau tụng kinh nghe pháp Phật
và vui
ngày
hội.
Mong
rằng đêm hội rằm trung thu
ở chùa sẽ là những kỷ niệm đẹp cho nhiều thế hệ thiếu niên nhi đồng
trên bước đường vào đời. Đêm hội trung thu sẽ
tạo được
sự gắn bó của các
em đối với truyền thống dân tộc và đạo
pháp qua những sinh hoạt vui tươi, sinh động nhất.
MT