thần kinh học của những hoạt
động của những cơ cấu của vi sinh vật bây giờ đang đến trình độ vững
vàng ổn định nhất của những tế bào cá nhân.
Điều này đưa đến những kỷ thuật với khả năng bất ngờ trong sự vận động
đúng đắn của chính nguyên tắc cuộc sống, theo cách ấy cho phép tăng gia
việc tạo nên thực tế hoàn toàn mới của loài người như một tổng thể.
Ngày nay vấn đề những cái chung nhất của khoa học với loài người trong
phạm vi rộng lớn hơn không còn là một sự kiện hứng thú lý thuyết đơn
thuần; vấn đề này phải đảm trách một ý nghĩa cấp bách cho tất cả những
ai quan tâm đến số phận tồn tại của con người. Vì thế chúng tôi cảm
thấy rằng một sự đối thoại giữa thần kinh học và xã hội có thể có những
lợi ích thâm sâu trong ấy, rằng nó có thể giúp đào sâu thêm sự hiểu biết
căn bản của điều muốn nói là, loài người và trách nhiệm của chúng ta
đối với thế giới tự nhiên mà chúng ta chia sẻ với những chủng loại chúng
sinh khác. Chúng tôi vui mừng để lưu ý rằng như phần chung nhất rộng
lớn hơn này, có một sự quan tâm lớn mạnh của những nhà thần kinh học
trong những đối thoại sâu hơn với những sự tu tập thiền định của đạo
Phật.
Mặc
dù sự quan tâm của chính chúng tôi đối với khoa học đã bắt đầu như sự
tò mò của một người trai trẻ hiếu động lớn lên ở Tây Tạng, dần dần sự
quan trọng to lớn của khoa học và kỷ thuật vì sự hiểu biết thế giới hiện
đại trở nên rõ ràng trong trí óc chúng tôi. Chúng tôi không chỉ tìm
tòi để hiểu thấu những ý tưởng khoa học đặc thù, nhưng cũng cố gắng khám
phá những quan hệ mật thiết rộng lớn hơn của những tiến bộ mới trong
kiến thức nhân loại và năng lực kỷ thuật đem đến qua khoa học. Những
phạm vi đặc thù của khoa học mà chúng tôi đã tìm hiểu nhiều năm qua hầu
hết là vật lý hạ nguyên tử, vũ trụ học, sinh vật học, và tâm lý học. Vì
sự hiểu biết giới hạn của mình trong những phạm vi này chúng tôi tri ân
đến những giờ khắc của những thời gian cởi mở bộc trực chia xẻ với
chúng tôi bởi giáo sư Carl von Weizsacker và cố giáo sư David Bohm, những
người mà chúng tôi xem như những vị thầy của mình về cơ học lượng tử,
và trong lĩnh vực sinh vật học, đặc biệt thần kinh học, bởi cố giáo sư
Robert Livingstone và Francisco Varela. Chúng tôi cũng biết ơn nhiều
nhà khoa học nổi tiếng với họ chúng tôi đã có đặc ân tham gia những cuộc
đối thoại qua sự bảo trợ của Viện Tâm Học và Đời Sống, đơn vị đã khởi
xướng những Hội Nghị Tâm Thức và Cuộc Sống bắt đầu vào năm 1987 tại nơi
cư trú của chúng tôi ở Dharamsala, Ấn Độ.
DAVID
BOHM: University of London frofessor of Theoretical Physics theories
that demonstrate an amazing similarity to the great mystìcal traditions
of East and West. (David Pratt / Theosophical University Press)
Những
cuộc đối thoại này đã tiếp tục trải qua hàng năm và trên thực tế cuộc
đối thoại sau cùng về Tâm Thức và Cuộc Sống đã kết thúc tại đây, thủ đô
Hoa Sinh Tân, Hoa kỳ, vào đúng tuần này.
Ai
đấy có thể tự hỏi rằng “Một tu sĩ Phật giáo làm gì mà hứng thú sâu xa
trong khoa học như thế? Có sự liên hệ nào ở đấy giữa Phật giáo, một
truyền thống triết học và tâm linh của Ấn Độ và khoa học hiện đại? Lợi
ích nào có thể có đối với một môn khoa học kỷ cương như thần kinh học
hấp dẫn trong sự đối thoại với truyền thống thiền định hay tĩnh lự của
Phật giáo?”
Mặc
dù truyền thống thiền định Phật giáo và khoa học hiện đại tiến triển từ
những gốc rể lịch sử, tri thức và văn hóa khác nhau, chúng tôi tin rằng
từ tâm điểm chúng chia xẻ phần lớn những ý nghĩa quan trọng đặc biệt
trong căn bản quan điểm triết lý và phương pháp học. Ở trình độ triết
lý, cả Phật học và khoa học hiện đại cùng chia xẻ một sự hoài nghi sâu
xa về bất cứ những khái niệm tuyệt đối nào, cho dù khái niệm như một sự
hiện hữu siêu việt, như một nguyên lý hay nguyên tố vĩnh cữu, không thay
đổi như tâm linh, hay như một hạ tầng cơ sở căn bản của thực tại. Cả
Phật học và khoa học cùng liên hệ để giải thích cho sự hiện diện và sự
tiến triển của vũ trụ và đời sống trong những quan hệ hổ tương phức tạp
của định luật tự nhiên về nguyên nhân và kết quả hay luật nhân quả. Từ
viễn tượng phương pháp học cả hai truyền thống nhấn mạnh đến vai trò
kinh nghiệm của những phương pháp thực hành. Thí dụ, trong truyền thống
khảo sát của Phật học giữa ba nhân tố xác chứng tri thức: – kinh nghiệm,
lý trí và thực chứng - nó là chứng cớ của kinh nghiệm diễn ra trước,
với lý trí đến thứ hai và cuối cùng là thực chứng. Điều này có nghĩa
rằng, trong Phật học khảo sát thực tại, tối thiểu trong căn bản, thực
chứng kinh nghiệm nên vượt lên trên uy quyền của lý thuyết kinh luận
chẳng kể là một kinh điển có thể được tôn kính sâu xa như thế nào. Ngay
cả trong trường hợp tri thức được tìm thấy ra qua lý trí hay suy luận,
giá trị của nó phải bắt nguồn một cách căn bản từ một số quán sát những
sự kiện của kinh nghiệm. Do bởi lập trường cùng quan điểm này, chúng
tôi thường khuyến cáo đến những những đồng sự Phật giáo của chúng tôi
rằng những sự hiểu biết sâu sắc thẩm tra kinh nghiệm của vũ trụ học và
thiên văn học hiện đại phải thúc đẩy chúng ta sửa đổi bây giờ, hay trong
một số trường hợp bác bỏ nhiều khía cạnh của truyền thống vũ trụ học
như đã được tìm thấy trong những kinh luận cổ xưa.
Vì
căn bản vận động chính, sự khảo sát của Phật giáo về thực tại, là yêu
cầu thiết yếu để vượt thắng khổ đau và làm hoàn hảo những tình trạng của
con người, định hướng chính yếu của truyền thống khảo sát Phật giáo
đã từng nhằm thông hiểu tâm thức con người và nhiều chức năng khác nhau
của nó. Trách nhiệm ở đây là bằng vào việc đạt đến sự thông suốt sâu xa
hơn tâm linh con người, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp để
chuyển hóa tư tưởng của chúng ta, những cảm xúc, những xu hướng cơ bản
của chúng và vì thế một phương pháp lành mạnh, tráng kiện và toàn diện
đáp ứng cho con người có thể được tìm ra. Điều thể hiện trong luận văn
này là truyền thống Phật giáo đã sáng tạo ra một sự phân loại những
trạng thái tinh thần, cũng như những kỷ năng thiền định tư duy để tinh
luyện những phẩm chất tinh thần đặc thù. Vì thế một sự trao đổi chân
thành xác thực giữa tri thức và kinh nghiệm tích tập của Phật học và
khoa học hiện đại trên một phạm vi rộng rải là lợi ích có liên quan đến
tâm thức con người, từ nhận thức và cảm xúc để thấu hiểu khả năng về sự
chuyển hóa vốn có trong não bộ con người có thể được quan tâm một cách
sâu xa và cũng như lợi ích tiềm tàng của nó. Trong kinh nghiệm của
chính mình, chúng tôi cảm thấy được bồi bổ sâu sắc do những buổi tham dự
đối thoại với những nhà thần kinh học và tâm lý học trên những câu hỏi
về tự nhiên và vai trò của những xúc tình tích cực và tiêu cực, chú ý,
tưởng tượng, cũng như tính tạo hình của não bộ. Bằng chứng thuyết phục
từ thần kinh học và y học về vai trò cốt yếu của sự tiếp xúc vật lý đơn
giản cho ngay cả sự khuyếch trương của một bộ não nhi đồng trong những
tuần lễ đầu tiên mang đến một cách mạnh mẻ sự liên hệ bản chất giữa từ
bi yêu thương và hạnh phúc con người.
Phật
giáo từ lâu đã tranh luận về khả năng đặc biệt rộng lớn về sự chuyển
hóa tồn tại một cách tự nhiên trong bộ não con người. Cuối cùng, truyền
thống đã phát triển một hệ thống rộng lớn những kỷ năng tư duy tĩnh lự,
hay những phương pháp thiền định, hướng đặc trưng đến hai mục tiêu
chính:
1- Tăng trưởng một tâm yêu thương, và
2-
Phát triển sự hiểu biết sâu sắc vào trong tự nhiên của thực tại, điều
ám chỉ như sự liên hiệp thống nhất của từ bi và tuệ trí.
Từ tâm điểm của những phương pháp thiền định này dựa trên hai kỷ năng căn bản,
1- Sự rèn luyện tinh tế chú tâm hay định lực và sự áp dụng vững vàng kiên định trên một khía cạnh, và khía cạnh kia là
2- Điều chỉnh và chuyển hóa những cảm xúc.
Trong
cả hai trường hợp này, chúng tôi cảm thấy, có thể có khả năng to lớn
rộng rải cho sự cộng tác nghiên cứu giữa truyền thống thiền định tư duy
của đạo Phật và thần kinh học. Thí dụ, thần kinh học hiện đại đã phát
triển một sự hiểu biết phong phú về cơ chế của bộ não liên kết với cả
chú ý và cảm xúc. Truyền thống thiền định tư duy của đạo Phật, một mặt
cống hiến một lịch sử lâu đời của nó về sự quan tâm trong sự thực tập
rèn luyện tinh thần, cống hiến về mặt khác là những kỷ năng thực hành
thực dụng cho một định lực tinh tế, cùng sự điều chỉnh và chuyển hóa cảm
xúc. Sự gặp gở của thần kinh học hiện đại và kỷ năng thiền định tư duy
của Phật học, vì thế, có thể đưa đến khả năng của sự học hỏi về tác
động hành hoạt có chủ tâm của tinh thần trên hệ thống thần kinh của não
bộ được nhận diện như thiết yếu cho những tiến trình tinh thần đặc thù.
Tối thiểu trong sự gặp gở của nhiều ngành học thuật có thể hổ trợ để đặt
lên những câu hỏi quan trọng trong nhiều lãnh vực thiết yếu. Thí dụ, có
phải những cá nhân có một khả năng thích ứng để điều chỉnh những cảm
xúc và sự chú tâm của họ hay, như truyền thống Phật học luận bàn, khả
năng của họ để điều chỉnh những tiến trình này chịu trách nhiệm lớn lao
để thay đổi những ý kiến nảy sinh ở cấp độ tương tự của thái độ tuân thủ
và hệ thống của bộ não liên hệ với những chức năng này hay không? Trên
một lãnh vực mà truyền thống thiền định tư duy của đạo Phật có thể có
một sự cống hiến quan trọng để làm là những kỷ năng thiết thực nó phát
triển cho việc rèn luyện trong từ bi yêu thương. Với sự quan tâm đến sự
rèn luyện tinh thần cả trong chú tâm và điều phục cảm xúc nó cũng trở
nên quan trọng để đặt những câu hỏi hoặc là có bất cứ kỷ năng đặc thù
nào có thời gian cảm ứng trong định hạn có hiệu lực của chúng, vì thế
những phương pháp mới có thể được thiết lập để thích ứng những yêu cầu
về tuổi tác, sức khỏe, và những nhân tố biến thiên khác.
Tuy
vậy, một điểm cần thận trọng được kêu gọi quan tâm. Chắc chắn không
thể tránh được khi hai truyền thống khảo sát hoàn toàn khác nhau như
Phật học và thần kinh học được gặp gở với nhau trong một cuộc đối thoại
đa diện, điều này sẽ liên hệ đến những vấn đề mà thông thường đi kèm
theo để trao đổi xuyên qua ranh giới của văn hóa và thể nghiệm. Thí
dụ, khi chúng ta nói về “khoa học thiền định”, chúng ta cần một cảm giác
bén nhạy chính xác ý nghĩa nào đấy trong lời tuyên bố như thế. Trên
lãnh vực của những nhà khoa học, chúng tôi cảm thấy, thật quan trọng để
cảm giác bén nhạy đến những ý nghĩa khác nhau của một thuật ngữ quan
trọng như thiền định trong phạm vi truyền thống. Thí dụ, trong phạm vi
truyền thống thuật ngữ cho thiền định là “bhavana” trong Sanskrit hay
Tạng ngữ là “gom”. Thuật ngữ Sanskrit “bhavana” nghĩa là khái niệm tu
tập, như là tu tập rèn luyện một thói quen đặc thù hay một phương pháp
sống, trong khi Tạng ngữ “gom” có nghĩa là thói quen tu tập. Vì thế,
phát biểu một cách ngắn gọn là, thiền định trong phạm vi truyền thống
Phật học đề cập đến một sự hoạt động tinh thần có suy nghĩ thận trọng
liên hệ sự tu dưỡng quen thuộc và thông hiểu, với nó là một đối tượng
được lựa chọn, một sự kiện, một chủ đề, một thói quen, một quan điểm,
hay một phương thức sống. Nói một cách rộng rải hơn, có hai chủ đề của
thực tập thiền định:
1- Tập trung trên sự tĩnh lặng của tâm.
2- Tập trung trên những tiến trình nhận thức của hiểu biết.
Cả
hai được đề cập đến như: a- Thiền tập định tâm và b- Thiền tập biện
giải hay phân tích. Trong cả hai trường hợp, thiền tập có thể mang
nhiều hình thức khác nhau. Thí dụ, nó có thể mang hình thức như lấy một
thứ gì đấy làm đối tượng nhận thức của một người, như thiền định trên
sự vô thường, tạm bợ, hay nhất thời của một đời người. Hay nó có thể
mang hình thức của việc trau dồi một trạng thái tinh thần đặc thù, chẳng
hạn như từ bi yêu thương bằng sự phát triển một sự thành tâm, vị tha,
thương cảm để làm nhẹ bớt khổ đau của những người khác. Hay, nó có thể
mang hình thức của quán tưởng, khám phá khả năng của con người để phát
sinh tâm thức quán chiếu, điều này có thể được sử dụng trong nhiều
phương pháp khác nhau để trau dồi sự cát tường của tâm thức. Vì thế
thật thiết yếu để nhận thấy hình thức nào của thiền tập mà một người có
thể khảo sát khi liên hệ trong sự cộng tác nghiên cứu và do vậy sự phức
tạp của những sự thực hành thiền tập được học hỏi là phù hợp với sự
thích thú phức tạp tế nhị của nghiên cứu khoa học.
Một
lĩnh vực khác nơi mà một viễn cảnh quan yếu được đòi hỏi trong phần của
những khoa học gia là khả năng phân biệt giữa những khía cạnh KINH
NGHIỆM của tư tưởng Phật học và quán chiếu tư duy trên một phương diện,
và phương diện kia là TRIẾT LÝ và tính chất siêu hình liên hệ với những
phương pháp thực tập thiền định. Nói cách khác, đúng như chúng ta phải
phân biệt trong sự tiếp cận của khoa học giữa giả thuyết, những kinh
nghiệm quán sát dựa trên những thử nghiệm, và sự giải thích kết quả
trong cùng một cách nó thật thiết yếu để phân biệt giả thuyết, những
điểm đặc trưng có thể thẩm tra lại dựa theo kinh nghiệm của những trạng
thái tinh thần, và những diễn giải triết lý kết quả trong Phật học.
Cách này cả hai phía trong cuộc đối thoại có thể tìm ra một cơ sở phổ
biến của những thực tế có thể quán sát theo kinh nghiệm về tâm thức con
người, trong khi không rơi vào sự chủ quan làm giảm bớt cơ cấu giá trị
nghiên cứu, tập luyện hay tu dưỡng của phía kia. Mặc dù những tiền giả
thuyết triết lý và những diễn giải nhận thức kết quả có thể khác nhau
giữa hai truyền thống khảo nghiệm này, bao lâu khi những kinh nghiệm
thực tế được quan tâm, những thực tế phải được duy trì như những thực
tế, không kể là chúng ta chọn cách nào để diễn tả chúng. Bất cứ những
sự thật nào về tự nhiên chung cuộc của nhận thức – cho dù cuối cùng nó
có thể giảm bớt hay không giảm bớt những tiến trình vật lý – chúng tôi
tin tưởng ở đấy chúng ta có thể chia xẻ được những kinh nghiệm hiểu biết
thực tế về nhiều khía cạnh khác nhau của những nhận thức, tư tưởng và
cảm xúc của chúng ta.
Với
những sự quan tâm thận trọng này, chúng tôi tin tưởng, một sự cộng tác
gần gũi giữa hai truyền thống khảo nghiệm này có thể cống hiến thật sự
đến việc mở rộng sự hiểu biết của con người về thế giới phức tạp của
kinh nghiệm chủ quan nội tại mà chúng ta gọi là tâm. Lợi ích của những
sự cộng tác đang bắt đầu được chứng minh, giải thích và làm thấy rỏ.
Theo những báo cáo sơ bộ, những tác động ảnh hưởng của tập luyện tinh
thần, như thực hành tỉnh thức đơn giản trên một căn bản thông thường hay
trau dồi tâm nguyện từ bi yêu thương như được thuyết minh trong Phật
học, đem đến sự thay đổi đáng kể trong não bộ con người có tương quan
đến những trạng thái tinh thần tích cực có thể được đo lường. Những
khám phá gần đây trong thần kinh học đã chứng minh sự tạo hình bẩm sinh
của não bộ, cả hai hình thức về những mối quan hệ của việc phân chia tế
bào thần kinh và sản sinh tế bào thần kinh, như một kết quả của sự hướng
đến những kích thích ngoại tại, như sự luyện tập vật lý tự giác và sự
làm phong phú thêm cho môi trường. Truyền thống thiền định tư duy Phật
học có thể giúp để mở rộng lãnh vực thẩm tra này của khoa học bằng việc
đề xuất những phương pháp luyện tập tinh thần mà nó cũng liên quan thích
hợp đến việc tạo hình của não bộ. Nếu nó hóa ra, như truyền thống Phật
học hàm ý, sự thực tập tinh thần có thể ảnh hưởng đáng kể trong việc
phân chia tế bào thần kinh và những thay đổi thần kinh trong bộ não,
điều này có thể có sự quan hệ mật thiết sâu xa. Âm vang của những
nghiên cứu như thế không đơn giản chỉ để mở rộng kiến thức chúng ta về
tâm thức con người; nhưng, có thể một cách quan trọng hơn, chúng có thể
có tầm quan trọng to lớn hơn cho sự hiểu biết của chúng ta về giáo dục
và sức khỏe tinh thần. Tương tự thế, bất kỳ lúc nào, như những xác nhận
của truyền thống Phật học, sự tự nguyện tu dưỡng trau dồi từ bi yêu
thương có thể dẫn đến sự thay đổi căn bản trên quan điểm của cá nhân,
hướng đến sự thấu cảm rộng lớn hơn đối với những người khác, điều này có
thể có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng sâu xa rộng rải cho xã hội.
Cuối
cùng, chúng tôi tin tưởng rằng sự cộng tác giữa thần kinh học và truyền
thống thiền tập của Phật học có thể tỏa ra ánh sáng mới mẻ trên vấn đề
quan trọng sinh động cho bộ mặt chung của đạo đức học và thần kinh học.
Bất chấp nhận thức nào mà người ta có thể có về quan hệ giữa đạo đức học
và khoa học, trong thực hành thật sự, khoa học đã tiến triển chính yếu
như một sự khám phá, một sự tập luyện, một môn học của kinh nghiệm với
một thái độ trung lập về đạo đức và quý trọng tự do. Nó đã được nhận
thức một cách thiết yếu như một phương thức để thẩm tra mà trong ấy cho
chúng ta những kiến thức chi tiết của thế giới kinh nghiệm và những định
luật căn bản của tự nhiên. Chỉ từ quan điểm khoa học, việc tạo nên vũ
khí nguyên tử thật sự là một thành quả đáng kinh ngạc. Tuy thế, vì sự
sáng tạo này có khả năng bắt loài người phải chịu quá nhiều khổ đau với
những cái chết và sự tàn phá không thể tưởng tượng, chúng ta phải lưu ý
nó như tiêu cực, hay hủy diệt, hay không xây dựng. Sự đánh giá đạo đức
điều đó phải được quyết định trên những gì tiêu cực và những gì tích
cực. Cho đến gần đây, điều tiếp cận này tách biệt đạo đức và khoa học,
với sự thấu hiểu rằng khả năng con người để suy nghĩ phù hợp đạo lý tiến
triển song song cùng với kiến thức con người, dường như đã thành công.
Hiện
nay, chúng tôi tin tưởng rằng loài người đang ở một bước ngoặc quan
trọng. Những tiến bộ cơ bản đã xảy ra trong thần kinh học và đặc biệt
trong di truyền học vào cuối thế kỷ hai mươi đã hướng chúng ta đến một
kỷ nguyên mới của lịch sử loài người. Kiến thức của chúng ta về não bộ
và thân thể con người ở cấp độ tế bào và di truyền học, với kết quả của
những tiềm năng quan trọng của kỷ thuật đã cống hiến cho di truyền học,
đã tiến đến một trình độ mà đạo đức thử thách với những tiến bộ khoa học
này là rất lớn lao. Nó cũng quá hiển nhiên rằng sự tư duy đạo đức đơn
giản đã không thể bắt kịp nhịp bước với tiến trình nhanh chóng như thế
trong sự thu hoạch về kiến thức và năng lực của chúng ta. Tuy thế,
những ngành của những khám phá mới này và những áp dụng của chúng đến
nay đạt được chứng tỏ chúng liên hệ đến ngay chính nhận thức tự nhiên
của con người và sự bảo tồn duy trì loài người. Vì thế chúng ta không
còn phải chấp nhận quan điểm rằng trách nhiệm của chúng ta như một xã
hội chỉ đơn giản là những kiến thức khoa học và những năng lực nổi bật
của kỷ thuật vượt trội hơn nữa và rằng sự lựa chọn những gì để hành động
với kiến thức và năng lực này nên được giao phó trong những bàn tay của
cá nhân.
Chúng
ta phải tìm ra phương thức có liên quan tới chiều hướng của sự phát
triển khoa học đặc biệt trong khoa học đời sống. Bằng sự viện dẫn những
nguyên tắc đạo đức căn bản, chúng tôi không bênh vực một sự hiệp nhất
đạo đức tôn giáo và sự thẩm tra của khoa học. Tốt hơn, chúng tôi nói về
những gì chúng tôi gọi là “đạo lý muôn thuở” nó bao trọn những nguyên
tắc đạo đức chính yếu, như là từ bi yêu thương, bao dung, một ý nghĩa ân
cần, quan tâm đến kẻ khác, cùng trách nhiệm trong việc sử dụng kiến
thức và năng lực – những nguyên tắc vượt lên trên những ngăn cách giữa
những người tín ngưỡng cùng những người không tín ngưỡng, và những tín
đồ của tôn giáo này với tôn giáo khác. Một cách cá nhân chúng tôi muốn
tưởng tượng những hành động của tất cả loài người, kể cả khoa học, như
những ngón tay trên một bàn tay. Vì thế cho đến khi nào một ngón tay
của những ngón tay vẫn được nối với bàn tay của sự thông cảm và vị tha
căn bản của con người, chúng sẽ tiếp tục phục vụ cho sự cát tường của
loài người. Chúng ta đang thực sự sống trên một thế giới. Kinh tế
hiện đại, truyền thông điện tử, du lịch quốc tế cũng như những vấn đề
của môi trường, tất cả nhắc nhở chúng ta căn bản hằng ngày sự liên đới
thế giới ngày nay đã trở nên sâu xa như thế nào. Những cộng đồng khoa
học đóng một vai trò sinh động quan trọng đầy sức sống trong thế giới
liên đới tương thuộc này. Vì bất cứ lý do lịch sử nào, hiện nay những
khoa học gia thụ hưởng một sự tôn trọng và tín nhiệm lớn lao trong xã
hội, nhiều hơn hẳn những môn học tu luyện, kỷ luật, triết lý, và tôn
giáo của chính chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi đến những khoa học gia là
hãy mang vào trong việc làm chuyên môn của họ tiếng gọi của những nguyên
tắc đạo đức căn bản mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ như những con
người.
Science at the Crossroads
By Tenzin Gyatso, the Dalai Lama
This
article is based on a talk given by the Dalai Lama at the annual
meeting of the Society for Neuroscience on November 12, 2005 in
Washington DC.
http://dalailama.com/page.163.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
15-11-2008