02/03/2013 17:21 (GMT+7)
Số lượt xem: 80510
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Vì sống nhờ vào thực phẩm nên con người phải dùng đến những phương tiện và đường lối khác nhau, như thiện hay bất thiện, để đối phó với nhu cầu căn bản này.


 Đặt trên nền tảng thực nghiệm, đạo Phật đưa ra sự thật rằng tất cả chúng sinh sống còn nhờ vào thực phẩm. Vì sống nhờ vào thực phẩm nên con người phải dùng đến những phương tiện và đường lối khác nhau, như thiện hay bất thiện, để đối phó với nhu cầu căn bản này.
 
Ngược lại với những kinh tế gia hiện đại định nghĩa sự tiêu thụ là sử dụng hàng hoá và sản phẩm để thoả mãn cảm giác hay để làm hài lòng bản ngã, mà đúng ra là để duy trì sự khoẻ mạnh của cơ thể, sức khoẻ tốt để theo đuổi và đạt được cuộc sống đạo đức. Nói cách khác, sự tiêu dùng không phải để có phẩm chất tốt cho cuộc sống mà là để có phẩm chất tốt cho cuộc sống đạo đức. Khi sự tiêu thụ duy trì sự an lạc và hạnh phúc của đời sống đạo đức, nó được xem là quan trọng cho đời sống con người. Nếu việc ăn uống chỉ để nếm mùi vị ngon, để thoả mãn cảm giác thì sự tiêu dùng trở thành một chướng ngại đối với việc phát triển con người. Một thái độ tiêu dùng như thế sớm muộn gì cũng sẽ đưa đến sự bất mãn.Theo Hoà thượng Payutto, sự tiêu dùng được coi là “một phương tiện cho một cứu cánh, đó là sự phát triển tiềm năng của con người" hoặc là “sự an lạc nơi cá nhân, xã hội và môi trường sinh sống”. Phân biệt kinh tế học Phật giáo với kinh tế học của các kinh tế gia hiện đại, Schumacher đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng:Kinh tế học Phật giáo hẳn rất khác so với kinh tế học của chủ nghĩa duy vật hiện đại, bởi vì người theo Phật nhìn thực chất của nền văn minh không phải trong phép tính nhân của những nhu cầu con người mà là trong sự tịnh hoá tính cách con người.Lý do căn bản cho sự khác biệt đó là “kinh tế học Phật giáo là một môn học có hệ thống về việc làm cách nào để đạt những mục tiêu đã có với những phương tiện tối thiểu.” Trong khi kinh tế học hiện đại nhấn mạnh vào sự tiêu dùng tối đa. Ở nơi khác ông nói rõ về luận điểm này như sau: “một nhà kinh tế học Phật giáo sẽ xem phương pháp này là quá bất hợp lý bởi vì sự tiêu dùng chỉ là một phương tiện đối với hạnh phúc con người, mục tiêu là phải đạt được hạnh phúc tối đa bằng sự tiêu dùng tối thiểu".Mặt khác, Hoà thượng Payutto còn phân biệt giữa sự “tiêu dùng chính đáng” và  “sự tiêu sai pháp”, ngài cho rằng sự tiêu dùng chánh đáng là “làm thoả mãn cái ước muốn hạnh phúc thật sự” trong khi “ tiêu dùng sai pháp là để thoả mãn ước muốn đối với những cảm giác vui sướng hoặc sự thoả mãn bản ngã.” Ngài thấy rõ rằng kinh tế học hiện đại đặt căn bản trên sự giả định về mục tiêu của con người là tìm kiếm hạnh phúc qua sự thoả mãn lòng tham. Điều đó có nghĩa là mục tiêu luôn luôn ở phía chân trời bởi vì lòng tham không bao giờ được thoã mãn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là đạo Phật chống lại sự tiêu dùng, là cái đáp ứng được sự thoã mãn và đòi hỏi. Đạo Phật cho rằng chỉ có sự tiêu dùng thích đáng mới làm tăng trưởng hạnh phúc thật sự của người tiêu dùng. Điều mà đạo Phật không tán thành là sự tiêu dùng phát sinh từ lòng tham lam, vì nó dẫn đến những hậu quả tai hại và kéo theo sự mất mát hạnh phúc thật sự. Thú vị hơn nữa khi Schumacher nhận xét rằng trong khi kinh tế học hiện đại “cố gắng tối đa hoá sự tiêu dùng bằng mô hình tốt nhất của sự tiêu dùng,” kinh tế học Phật giáo không nhấn mạnh trên những khía cạnh vật chất đơn thuần của đời sống và sự sở hữu của cải, mà là đặt nặng sự phát triển nội tâm của cá nhân, xem đó là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển xã hội, do đó không có cơ hội để gia tăng tội phạm và sự bạo hành, rối loạn xã hội sanh ra từ sự suy thoái kinh tế.Đến đây thật là thú vị khi nói đến sự tiêu dùng trong chế độ quân chủ. Theo truuyền thống, cuộc sống lý tưởng của một tỳ-kheo hay một tỳ-kheo-ni là cuộc sống của một người có những sở hữu tối thiểu được hỗ trợ do sự cúng dường của cư sĩ hơn là do bất cứ nghề nghiệp nào có được. Lối sống của họ rất đơn sơ nhưng mẫu mực đạo hạnh. Tài sản cá nhân của một tu sĩ gồm mười nhu yếu, đó là ba y, một bình bát, một dây đai, một dao cạo, một cây kim, một đảy lọc nước, một tích trượng và một tăm xỉa răng. Người tu được huấn luyện để hài lòng với những sở hữu ít ỏi đó để không bị những giới hạn và những bám víu của đời sống cư sĩ, chuẩn bị cho cơ hội lớn lao để tu tập đạo đức và tiến bộ tâm linh. Sự đơn sơ trong tu viện của một tu sĩ được xem như đôi cánh của con chim cần thiết cho việc bay xa:Vị tỳ-kheo bằng lòng với thức ăn vừa đủ để bảo vệ thân thể, và khất thực vừa đủ thức ăn cho nhu cầu của bao tử. Nơi nào vị tỳ-kheo có thể đi đến đều mang theo những thứ này bên mình, giống như một con chim bay xa, nơi nào nó có thể bay trên đôi cánh của nó thì nó chỉ bay với gánh nặng trên đôi cánh.Vì phụ thuộc vào người cư sĩ cung cấp cho vật chất, đời sống của tỳ-kheo luôn luôn đơn sơ như sự mô tả của thuật ngữ này. Sống với những nhu cầu ít ỏi và bằng lòng với sự không sở hữu hay những sở hữu tối thiểu sẽ giúp cho vị tỳ-kheo tránh khỏi những sự chăm nom và lo lắng. Với tinh thần của người sống độc thân và xả ly, các tỳ-kheo có thể dồn hết thời giờ và năng lực cho sự phát triển đạo đức và tâm linh vì sự lợi ích cho xã hội.Tỳ-kheo bằng lòng với bất cứ thứ cần dùng nào miễn đó là y áo, thức ăn khất thực được, chỗ ở và thuốc men mà họ có được. Hơn thế nữa, vị ấy luôn luôn nỗ lực để diệt trừ những tính chất xấu ác, đạt sự tiến bộ kiên trì và mạnh mẽ trong việc thiện và không bao giờ rời bỏ những bổn phận của mình.Đời sống của một tỳ-kheo cũng được xem như lời bình phẩm về những giới hạn của đời sống xa hoa có thể chịu ảnh hưởng bởi sự buồn nãn và sa sút, phải băn khoăn lo lắng về việc mất mát của cải, và sự tranh cãi hay tranh chấp phát sinh từ tài sản.
Trích Kinh tế từ cái nhìn Phật giáo -  Theo ĐPNN
  TT.Thích Nhật Từ

Âm lịch

Ảnh đẹp