Các con thương yêu,
Theo truyền thống Phật giáo, Vu Lan là một lễ hội Báo hiếu trọng đại của người Phật tử vì Đức Thế Tôn luôn dạy người Phật tử đạo hiếu, hạnh hiếu làm đầu. Cho nên mỗi dịp Vu Lan về thì người con Phật lại hướng tâm nhiều hơn đến cha mẹ của mình. Họ cung nhau bày tỏ hiếu hạnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: tụng kinh cầu nguyện, cúng dường trai tăng để hồi hướng cho ông bà cha mẹ quá vãng được siêu độ, cha mẹ hiện tiền được tăng long tuổi thọ hoặc mua quà biếu cha mẹ, khá hơn thì mời cha mẹ đi du lịch, đặt tiệc ở nhà hàng để cha mẹ cùng vui vầy với con cháu v.. v.. Còn có người làm thơ, viết văn nói lên lòng biết ơn, thương kính cha mẹ... Có những người con vì công danh sự nghiệp, vì kế sinh nhai đã phải xa quê nhà, không có thời gian điều kiện sống gần gũi phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, khiến họ xót xa, ân hận suốt phần đời còn lại vì chưa tròn đạo hiếu; Họ thao thức, khao khát được về ngồi bên cha mẹ, cầm những bàn tay nhăn nheo mong được vỗ về như thời còn thơ... nhưng nhiều bậc cha mẹ đã không đủ sức chờ đợi nữa mà đã đi vào cõi vĩnh hằng. Thật đáng thương và đáng tiếc cho những ai quên hành đạo hiếu khi cha mẹ còn tại thế. Tuy nhiên, vẫn như là một sự thật trớ trêu của cõi người khi xuân qua, hè tới, thu về, đông về thì phận làm con vẫn mãi chưa tròn và các bậc cha mẹ đời này vẫn còn rơi lệ, ngậm ngùi thân già khi con cái đã trưởng thành, đã yên bề gia thất.
Cho nên, lễ Vu lan này, mẹ muốn thay mặt cho rất nhiều đấng sinh thành đang sống trong xã hội văn minh công nghiệp hiện đại để tâm tình với các con, những người con được học hành tử tế, có tri thức kịp thời đại và cũng có thể đã có chút công danh gì với đời. Bởi các con là tầng lớp được cha mẹ nuôi dưỡng, đầu tư vất vả nhất và đặt nhiều thương yêu, kỳ vọng, tin tưởng ở các con từ việc giữ gìn truyền thống, nề nếp đẹp của gia đình đến sự xây dựng xã hội đạo đức cho mai sau. Các con là những người có trí tuệ, biết tư duy đúng đắn về cuộc sống, về đạo lý làm người và chịu lắng nghe lời mẹ nói. Thế hệ các con sẽ có người nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước nữa, nếu các con làm người con hiếu thảo thì sẽ là những nhân tố tích cực hơn khiến xã hội được trong sáng và hoàn thiện lên biết mấy.
Các con thương yêu, chắc rằng các con ai cũng đã cảm nhận được tình thương yêu vô bờ bến, sự hy sinh vô vị lợi của cha mẹ dành cho các con? Các con luôn là lẽ sống, là niềm vui và hạnh phúc nhất đời của cha mẹ. Nếu một nhà thơ đã nuốc tiếc, bật lên lời tha thiết:
Ví mà con đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
(Trần trung Đạo)
thì các bậc cha mẹ cũng đã từng đổi cả tuổi thanh xuân, hạnh phúc riêng tư lẫn công sức để dành cho con một cuộc sống sung sướng, một tương lai tốt đẹp nhất trong khả năng của mình. Bất cứ lúc nào, ở đâu, làm gì giúp con toại ý, thỏa nguyện cha mẹ đều không muốn từ chối.
Thế mà khi con trưởng thành, con bắt đầu lao vào vòng xoáy của công danh sự nghiệp thì các con cũng đang vuột khỏi tầm tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, con đang dần xa cha mẹ như một lẽ tất yếu và nhiều người trong các con đã vô tình xem thường đạo hiếu truyền thống từ ngàn xưa. Có thể con cho rằng cha mẹ còn phong kiến, cổ hủ khi đặt lại vấn đề hiếu hạnh với con nhưng con chớ quên là đạo làm con mà chưa tròn thì mọi thành đạt của con trong xã hội cũng chưa thể tự hào, hoàn thiện. Thường thì "nước mắt chảy xuống" và "cha mẹ trăm tuổi còn thương con tám mươi" cho nên cha mẹ có bao giờ thôi lo lắng và không dõi mắt theo từng bước con đi trên đường đời? Còn con, khi trưởng thành lại có tư tưởng xếp cha mẹ qua bên lề sự nghiệp của con và không mấy ai dành thì giờ ngồi lâu cùng cha mẹ chuyệh trò những vui buồn, trong công việc, đời sống. Xã hội đã cho cha mẹ nghỉ hưu nghĩa là ở bên lề quôc gia đại sự rồi, về gia đình cha mẹ chỉ có nguồn vui là thấy con vững vàng trong cuộc sống, con thành đạt sự nghiệp, được nhiều người quý trọng nhưng con lại thường vô tâm đối với cha mẹ khiến cha mẹ cảm thấy cô đơn, xa xót. Bởi thời gian của các con đã đầy kín với công ty, cơ quan, công việc, rồi đi giao lưu, giao tiếp với những đối tác làm ăn... các con đâu còn tâm trí để hỏi xem cha mẹ trong ngày qua vui buồn ra sao, sưc khỏe thế nào hoặc cha mẹ ở quê nhà nay nắng mai mưa thế nào? Thỉnh thoảng mới điện thoại hỏi cha mẹ vài câu đã hết chuyện khiến cha mẹ cảm thấy hụt hẩng không biết mình còn có ý nghĩa gì với con cái cữa không? Các con vẫn quen được thương yêu chì chuộng, được xem là trung tâm của cha mẹ rồi nen khi chạy theo công việc hoặc vui thú cùng bạn bè các con nào có áy náy là cha mẹ đang chờ con về ăn cơm cùng gia đình? Các con còn khẳng định con đã lớn khôn, đã làm ra tiền, cha mẹ không cần phải bận tâm nữa mà hãy tự lo cho bản thân đi. Cứ như thế, khoảng cách giữa cha mẹ với con cái âm thầm dời xa, xa hút. để lại sự trống rỗng, buồn tẻ cho tuổi già.
Rồi đến lúc con nên vợ nên chồng, có con cái, có thêm một tiểu gia đình. Cha mẹ nào chẳng vui mừng, sung sướng khi thấy con hạnh phúc. Nhưng cũng là lúc nấy sinh mâu thuẫn khác là con bận lo cho cái tiểu gia dình con lại vô tâm hơn với cha mẹ. Lúc này, con lại muốn cha mẹ là những quản gia trông coi nhà cửa, tài sản cho các con hoặc làm bà vú trông cháu cho con yên tâm ra bên ngoài chạy việc. Dĩ nhiên cha mẹ đâu nỡ từ chối yêu cầu của con vì tình yêu con vẫn còn đầy trong lòng cơ mà. Nhưng các con ơi, thế là cha mẹ chưa được thanh nhàn lại đã lắm việc vối bầy cháu. Chưa rời tay cháu ngoại lại chuẩn bi bế cháu nội quanh năm, suốt tháng, các con có cám cảnh ấy khi đặt cháu vào vòng tay yêu thương của ông bà không?Cái thuở thích ăn ngon mặc đẹp thì đã phải thắt lưng, buộc bụng nuôi con, nay dù có nắm nhiều tiền của cũng đâu còn vui thú gì mà tận hưởng. Lai nữa, có những bà mẹ thiết tha muốn dành phần đời còn lai để vui cửa chùa, vun đắp chút tư lương cho ngày về nước Phật. Mộtt số các con đã không bằng lòng vì sợ thiếu người trông trẻ lại còn trách ông bà ham vui bên ngoài mà không tận tâm, trọn ý với con cháu. Đáng lẽ các con nên hỏi mình cần làm gì cho cha mẹ được vui, được khỏe, không nên dể cha mẹ nặng lòng với tiểu gia đình của mình thì các con vẫn muốn nương tựa, đòi hỏi cha mẹ phải sống vì con cháu cho trọn kiếp mà thôi. Nếu mẹ vui, cha tự nguyện, thoải mái khi được giữ nhà, trông cháu thì các con cũng chớ quên bổn phận làm con là phải phụng dưỡng cha mẹ để sau này khi cha mẹ không còn ở đồi nữa, các con sẽ không nặng lòng ân hận như bao người đã than khóc. Hoặc gặp cha mẹ có ý muốn vui tuổi già ở chốn Già lam thanh tịnh thì hãy nên cảm thông cùng cha mẹ để họ đượcan lạc tuổi già. Chớ nói lời nặng nhẹ, bênh vực vợ con trước mặt cha mẹ khiến họ tủi thân mà rôi nước mắt nghe con.
Đôi điều với các con như thế chưa bộc bạch đủ nỗi niềm của cha mẹ đâu nhưng cũng mong các con hiểu được để yêu thương cha mẹ mình hơn. Cha mẹ luôn cảm thấy mình hạnh phúc, đầy đủ phước duyên khi nhìn thấy con thành công, may mắn trên đường đời và có hiếu hạnh. Nếu chẳng may thấy con lao đao, lận đận với công ăn việc làm hoặc trắc trở lương duyên gia đình thì con đau một mà cha mẹ lại đau mười đó con à. Nhưng hoàn cảnh dù có thế nào thì các con cũng cần nhớ rằng cha mẹ luôn song hành với các con cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay;dù tình đời có đen bạc ra sao thì tình gia đình hiuyeets thống vẫn phải trân trọng giữ gìn. Con có gia đình rồi nên nhắc vợ bảo chồng biết yêu thương, kính trọng, đối xử công bằng với đôi bên cha mẹ cho tròn đạo hiếu. Nếu cả đôi vợ chồng đều là con hiếu thảo, phước đức tiểu gia đình các con sẽ nhân lên gấp bội, các con có hay chăng? Chớ vô tâm, vô tình với cha mẹ vì mãi phóng tâm ngoài xã hội và chỉ lo vun vén cho tiểu gia đình mà thiếu bổn phận với mẹ cha. Mong thế hệ các con không đi vào lối xe cũ của những người con chỉ biết khóc than, thương tiếc khi cha mẹ đã qua đời. Hãy luôn nói lời ái ngữ, đối đãi trân trọng cới cha mẹ dù các con đạt được địa vị, vai vế nào trong xã hội. Bởi gia đình huyết thống vẫn là mái nhà an ổn nhất và cha mẹ luôn là tàng cây che bóng mát cho con trong cuộc đời. Hơn nữa, những người con hiếu thảo trong hiện tại cũng chính là công dân có đạo đức, sống hữu ích cho đất nước nhất. Mẹ đặt trọn vẹn thương yêu và kỳ vọng nơi các con đó'.