Kienthuc.net.vn
- Đi đám tang ông cụ hàng xóm, tôi trở về như một cái xác không hồn,
thấy lòng ghê sợ sự bạc bẽo của con người. Đứa con gái bỏ mặc cha mình
chết đói cũng nước mắt ngắn dài, gào khóc thảm thiết như bất kỳ người
con hiếu thảo nào khác.
Đám tang to, trướng đỏ, trướng vàng la liệt, kèn trống ầm ĩ, cháu chắt
họ hàng quanh năm suốt tháng không thấy ló mặt nay cũng đến đầy nhà. Ai
biết được, trong quan tài, cụ ông gầy gò chỉ còn da bọc xương. Hơn chục
ngày, cụ không có gì vào bụng. Cứ nghĩ đến việc ở thời buổi này mà ông
cụ tội nghiệp chết đói trong cô đơn buồn tủi, tôi lại thấy uất nghẹn,
không thể nào thở nổi.
Đúng là chẳng ai biết rồi cuộc đời mình sẽ như thế nào. Mẹ tôi kể, thời
trẻ, ông cụ này cao ráo, hát hay, hào hoa lắm. Vợ cụ thời đó nổi tiếng
là “nàng Kiều” xinh đẹp. Hôm đám cưới, người làng trên, xóm dưới nô nức
đi xem mặt. Hai người ở với nhau ấm êm, tình cảm đến tận già, mặc dù bà
cụ chỉ sinh được một mụn con gái. Cụ ông thời xưa cưng chiều con gái
nhất mực, hơn tất cả các ông bố cùng khu.
|
Lúc xưa, cụ cưng chiều cô con gái duy nhất hết mực |
“Bà ấy mà còn sống là ông ấy sướng lắm. Bà ấy khéo vun vén, nấu ăn ngon,
lại chăm chiều ông từng li từng tí” - Mấy người hàng xóm thường bảo
nhau, thở dài mỗi khi bắt gặp ông lủi thủi ra chợ cóc gần nhà ăn sáng.
Về già, lú lẫn, cụ thay tính đổi nết, lầm lì, ít nói, lại ăn nhiều. Ông
cụ tội nghiệp bỗng dưng thèm ăn, nhiều lúc ăn như thể không biết no.
Nhiều lần ngồi ăn sáng ở chợ, tôi thấy cụ ngồi ở quầy bánh giò mà cứ
thèm thuồng nhìn sang hàng phở. Sau này, ngồi nghe mấy chị hàng ăn buôn
chuyện, tôi mới biết con gái cụ quy định mỗi bữa sáng bố già không được
ăn quá 6.000 đồng. Mỗi ngày cụ ăn bao nhiêu, các chị hàng ăn ghi lại,
cuối tháng cô con gái thanh toán.
Chẳng hiểu cụ sợ con gái thế nào mà mấy lần len lén bước vào hàng phở,
vừa ăn vừa dặn dò chị bán hàng “đừng cho nó biết, tiền này tôi nợ lúc
nào có trả riêng.” Mọi người nghe chuyện ai cũng xót, dù gì cụ cũng đưa
hết lương hưu cho con, mà cô con gái nghe đâu cũng buôn lời bán lãi
chứ chẳng phải nghèo
|
Ai biết tuổi già cụ lại phải chết đói, chết khổ, cô đơn - chị Tâm xót xa |
đói gì mà không lo được cho bố tô phở, bát bún.
Nhà tôi sát ngay vách nên nhiều hôm, lúc con cụ vắng nhà, mẹ tôi thương
cụ, nấu một bữa thật ngon mời cụ sang ăn. Lúc đầu cụ ngần ngại lắm, chối
mãi nhưng mẹ tôi năn nỉ nhiệt tình nên rồi cụ cũng sang. Nhìn ông cụ
cắm cúi nhai ngon lành, không hiểu sao tôi cứ buồn lặng đi, nhớ tới bà
lão đi ăn chực trong truyện ngắn Một bữa no của Nam Cao từng đọc hồi đi học. Nhưng bà lão kia còn chết no, chứ cụ ông hàng xóm lại thành ma đói.
Lúc cụ còn khỏe, đi lại được, cả ngày
con đi vắng, cụ còn xuống bếp lục nồi, ăn cơm nguội, thức ăn thừa từ đêm
hôm trước. Đến lúc cụ bị ngã rồi nằm liệt giường, buổi sáng con
gái quấy quá đút cho thìa cháo rồi đi biệt cả ngày, để mặc cụ buổi trưa
nằm trơ đợi bữa tối. Chiều tối, lúc cô con gái về, mới có bà đồng nát cô
ta thuê đến thay bỉm, dọn phân, giặt giũ cho ông cụ.
Đói khát, bẩn thỉu, buồn bã nên chỉ hơn một tháng sau cú ngã, ông cụ
mất. Những ngày cuối đời, thi thoảng hàng xóm qua đút cho cụ miếng sữa,
thìa cháo. Ai cũng xót xa vì người cụ gầy đét, chân tay như que củi, hầu
như cả ngày không ăn được gì. Mọi người góp ý, khuyên cô con gái mời
bác sĩ truyền cho cụ, được ngày nào hay ngày ấy, mà lỡ cụ có chết cũng
còn có chút dinh dưỡng trong người nhưng cô ấy gạt đi, bảo chuyện nhà
tôi tôi lo.
Ngày sau đó, cụ đi. Mẹ tôi cứ buồn bã mãi về cái chết của cụ. Bà nói
xã hội này giờ loạn hết cả rồi, giờ cứ sống hết lòng với con chứ về già
chắc chẳng tin cậy được vào ai. Con dâu, con đẻ, một đàn con rồi cũng
chẳng chăm được mẹ, không quẳng cha ra ngoài đường thì cũng để cho chết
hôi, chết đói.
Phạm Thị Tâm, Từ Liêm, Hà Nội