truyền sang nước ta gắn liền với âm lịch hiện nay ta vẫn dùng. So
sánh hai thứ lịch này với nhau để xét tìm bàng cớ : Phật giáng sinh vào
ngày nào, tháng nào của lịch Ấn Độ, ngày đó có phải ngày trăng tròn hay
không, đem ghép vào lịch Trung Quốc mà tính toán, xem nhàm vào ngày
nào, tháng nào của thứ lịch này thì mới thấy rõ được.
Nhân dip Đại Lễ Phật
Đản năm Quí Mùi 2003, tôi xin gửi đến quí độc giả bốn phương,
nhất là Phật Tử, hãy cùng tôi tìm hiểu và xác định ngày nào là
ngày Đại Lễ Phật Đản, tại sao tôi lại trở lại vấn đề này, vì có
một số người hỏi tôi, bằng thơ, điện thoại, E-Mail và yêu cầu
tôi giải thích, thực ra tôi không đủ trình độ để xác định
ngày nào là ngày Đại Lễ Phật Đản chính thức và đúng, nhưng tôi
cũng cố gắng sưu tầm biên soạn ra tư liệu này cống hiến quí vị
Phật Tử hiểu rõ. Nếu quí Chư Tôn Đức Tăng, Ni và các vị
thiện trí thức cao minh nào có các dữ kiện khác kính xin chỉ
giáo.
Đây là một sự kiện
lịch sử, là một nghi lễ trọng đại nhất trong đạo, đối với ngày
xuất thế của Đức Thế Tôn, ngày lễ này đã được lưu truyền từ
ngàn xưa, ngay từ khi đạo Phật ở Ấn Dộ mới truyền sang các nuớc
phương Đông, những bộ kinh Phật phiên dịch từ Phạn văn ra Hán
văn, ở đơiø Đông Hán (Trung Quốc), bộ nào nói về lịch sử Phật Tổ, ngày
giáng sinh của Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện là ngày 8 tháng 4
âm lịch, điều này nhiều nhất thấy ở các kinh sách Phật Giáo
Bắc Tông. Nhưng Bắc Tông cũng có bộ nói sinh ngày 15 (trăng
tròn) đó là bộ Tây Vực Ký đời nhà Đường.
Trước kia nước ta
cũng như các nước lớn trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên.....đều làm lễ Phật Đản vào ngày 8 tháng 4 âm
lịch . Tên gọi cũng như việc làm ngày Phật Đản, “ngày tám tháng tư
“ đã lưu truyền hàng bao thế kỷ ở nhiều nước trên thế giới,
đã trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ấn tượng ăn sâu vào
đầu óc mọi người, kể cả người theo hay không theo đạo Phật
cũng đều nhớ như vậy.
“Cách xa dù mấy nhịp cầu.
Đến ngày Phật Đản 5 châu cũng gàn.”
“Dù ai buôn bán đâu đâu
Nhớ ngày Phật Đản rủ nhău mà về”
Nhưng kể từ đầu thập niên năm sáu mươi
thi ngày Phật Đản lai là ngày 15 tháng 4 âm lịch và cứ tiếp nối
từ đó đến nay hàng năm cứ đến ngày trang tròn tháng 4 là ngày
Đản Sanh của Đức Thế Tôn mà hầu hết các nước ở Châu Á và những
người con Phật trên kháp năm châu đều nhộn nhịp tổ chức kỷ niệm
của Đức Phật giáng trần. Vậy ta thử tìm hiểu xem tại sao ?. Nguồn gốc
của đạo Phật là phát sinh từ xứ Ân Độ, Trung Quốc là một nước
lớn đạo Phật du nhập sớm, kinh sách dịch ra chữ Hán rất nhiều,
truyền sang nước ta gắn liền với âm lịch hiện nay ta vẫn dùng.
So sánh hai thứ lịch này với nhau để xét tìm bàng cớ : Phật
giáng sinh vào ngày nào, tháng nào của lịch Ấn Độ, ngày đó có
phải ngày trăng tròn hay không, đem ghép vào lịch Trung Quốc mà
tính toán, xem nhàm vào ngày nào, tháng nào của thứ lịch này
thì mới thấy rõ được.
Ở đây chú ý một
diều : Gọi là ngày trăng tròn, nhưng chính là thời điểm trăng
tròn thì giờ quãng đầu của ngày đó, phải tưởng tượng như mình
đang đứng ở góc độ múi thứ sáu của địa cầu làm mốc mà nhìn
trăng tròn, mới đúng giờ “sao mai mọc” hay giờ
Dần, khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni đản sinh ra cõi nhân gian
trong ngày đó. Nếu chỉ chung chung, dựa vào những câu đơn thuần
trong các bộ kinh sách nói từ xưa, thì không có gì xác đúng
cho lám, không thể khám phá vấn đề mà giải quyết dứt khoát
được.
Trong bộ Phật tổ
thống ký đã tập hơp sáu bộ kinh sử đều nói Phật giáng sinh năm
Giáp Dần : a)Chu thư dị ký. b)-Pháp bản nội truyện, c)- Nguỵ
thư – d)- Nam nhạc, -đ)- Phụ hành, e)-Pháp lâm. Tất cả đều thống
nhất nói rằng : Đức Phật Thích Ca giáng sinh nhằm đời nhà Chu Cơ, vua
Chiêu vương năm thứ 26 (có chỗ nói năm thứ 24) là năm Giáp Dần
(tính theo lối 60 mươi năm hoa giáp của Trung Quốc).
Bộ thống ký này
tính toán rất tỷ mỷ, diễn tả từ khi Phật còn là vị Bồ tát ngự
trên cõi trời, Đản sinh xuống cõi người, đến khi xuất gia (năm
Mậu Dần, 25 tuổi đời), thành đạo ( năm Quí Mùi, 30 tuổi đời) ,
nhập diệt (năm Mậu thân, 79 tuổi đời). Tính đến năm Đinh mão –
dương lịch 67 – niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10, đời vua thứ II
Minh đế đời Đông Hán, kinh Phật băùt đầu truyền dịch sang chữ
Trung Quốc, rồi tính tiếp đến năm 2003 thì được 3021 năm.
Như vậy Đức Phật
giáng sinh trước vị Giê-su giáng sinh 1027 năm (Năm kỷ nguyên
theo tây lịch là năm Tân Dậu, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 6, một
số nước theo thiên Chúa giáo ở Châu Âu cũng chưa tìm được đúng
năm sinh của vị Giê-Su, khi ấy họ hop nhau lại bàn cách đem số
nguyệt chu nhân với số tuần chu để lấy kết quả được (19x28=532) liền
quyết định lấy ngày năm đầu của số này làm năm kỷ nguyên của
Thiên Chúa gọi tát là Công nguyên.
Ngay cả cái ngày
25 tháng 12 cũng là ngày sinh của vị thần Công-xtăng-ti-nốp
sùng bái, sau khi chinh phuc được nước này rồi lấy ngày đó làm
ngày Noen của vị Giê-su, theo lối Âu Tây thường kể tuổi tròn,
người ta qui định vị Giê-su tuổi Canh Thân, năm tuổi này là năm
thứ hai trước kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, niên hiệu nguyên thọ,
đời vua Ái Đế nhà Hán Trung Quốc. Khổng Tử sinh trước
vị Giê-su 551 năm, khớp với thuyết của sư Tổ Hoàng Tán : Đức Phật
giáng sinh trước ngài Khổng Tử 477 năm. Cộng được :
(477-1+551)= 1027 năm.
Người Anh lúc đó
cai trị Ấn Độ có đào được tấm bia của Vua A-Dục khắc về niên
đại Phật Đản, theo trên tấm bia này thì Phật giáng sinh lại là
năm Bính Thân, tính đến năm 2003 là 2567 năm. Căn cứ trên các tư liệu
nêu trên và các dữ kiện khác do đó trong đại lễ kỷ niệm Phật
Giáo thế giới tại Tích Lan năm 1956 mới quyết định lấy ngày
trăng tròn 15 tháng tư Âm Lịch làm ngày kỷ niệm Đức Phật giáng
sinh cho cả thế giới.
Tuy nhiên, ở những
nước có Phật giáo nhưng không có Âm Lịch thì người ta theo
dương lịch mà nói : “Phật giáng sinh ngày trăng tròn
“ trong tháng năm dương lịch hằng năm cứ luôn luôn xê dịch :
trong 100 năm chỉ có 4 năm là ngày 15 tháng 5 trăng tròn mà
thôi. mặc dầu vậy, nhưng ngày trang tròn của tháng tư Âm Lịch
lúc nào cũng rơi vào tháng 5 dương lịch. Nước ta và những nước
theo Âm Lịch thì xưa nay vẫn tính năm, Phật sinh năm nào thì kể
ngay năm ấy là một.
Muốn xác định được
ngày đại lễ Phật Đản trước hết phải tìm những điều ghi trong
các kinh sách nói về lịch sử Phật tổ cả Bắc Tông lẫn Nam Tông
(về ngày Phật Đản kinh sách Nam Tông nói rất đơn giản chi
qui gọn một câu “ngày trăng tròn” mà thôi). đem đọ với giữa 2 thứ lịch Ấn Độ và Trung Quốc mà tra cứu thì mới đạt được yêu cầu mong muốn.
Ấn Độ từ xưa vẫn có
4 thứ lịch : lịch Sóc vọng, lịch Mặt trời, lịch Địa cầu, lịch
Ngôi sao. Trung Quốc cũng có 4 thứ lịch : lịch nhà Hạ, (chính kiến dần)
lịch nhà Thượng hay nhà Ấn (chinh kiến sửu), lịch nhà Chu,
(chính kiến tý), lịch nhà Tần (chính kiến hợi). Bốn thứ lịch
này đều là Âm lịch. Lịch nhà Hạ vẫn hiện hành từ xưa đến nay,
có thể gọi là âm dương lịch, vì nội dung đối chiếu cả các ngày
tháng về dương lịch.
Nay chỉ cần dùng 2
thứ lịch : Sóc vọng của Ấn Độ và Hạ lịch (ta thường gọi là nông
lịch) của Trung Quốc mà xác định ngày lễ Phật Đản, vì 2 lịch
này đều tính theo độ số chu toàn của sao Thái Âm xoay quanh
trái đất mà làm lịch. Mỗi nguyệt chu là 19 năm, cũng mỗi năm 12 tháng,
có tháng đủ, có tháng thiều và tháng nhuận bù trừ vào nhău, mặc
dù ngày tháng sáp đạt có chênh lệch mỗi năm đều khác nhău.
Mỗi tháng của lịch
Ấn Độ đều muộn hớn lịch Trung Quốc một tháng rưỡi. Ngày trăng
tròn của lịch Ấn Độ thì đạt vào ngàycuối cùng của mỗi tháng,
chứ không phải giữa tháng như lịch Trung Quốc. Các ngày
30 trong mỗi tháng của lịch Ấn Độ đều trùng hợp với ngày 15 trong mỗi
tháng của lịch Trung Quôc, như thế ngày trăng tròn của lịch Ấn
Độ tức là ngày trăng tròn của lịch Trung Quốc vậy.
Chỉ có một điều
khác nhău giữa 2 lịch nhưng không ảnh hưởng sai trái với ngày
trăng tròn. Nghĩa là lịch Trung Quốc một năm chia thành 4 mùa :
Xuân, Hạ, Thu, Đông, lấy 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão.....đạt tên
cho 12 tháng. Lịch Ấn Độ thì chia một năm làm 3 mùa : Xuân, Hạ,
Đông (mỗi mùa 4 tháng) không có mùa Thu, lấy tên 12 ngôi sao
đặt cho 12 tháng.
Trên đây tôi sưu
tầm biên soạn để chứng minh tại sao ngáy Phật Đản lại có sự
thay đổi từ ngày 8 tháng 4 ra ngày 15 tháng 4 âm lịch, và xác
định ngày Phật Đản là ngày trăng tròn. Đây cũng là ngày rất
trọng đại đối với người Phật Tử chúng ta cần nghiên cứu tìm hiểu để am
tường về bối cảnh lịch sử của Đức Bổn Sư .Tôi hy vọng
đã góp một phần sự hiểu biết nông cạn của mình vào việc hoằng
dương chánh pháp. Nếu qui chư Tôn Đức Tăng, Ni hoăïc các vị
thiện trí thức, có những dữ kiện nào chính xác hơn xin chỉ giáo
và có những gì thiếu sót kính xin quí ngài niệm tình thứ lỗi.